Nêu những điểm cần chú ý về các đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí

Câu 3 trang 120 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu những điểm cần chú ý về các đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

Ví dụ: - Văn bản thông tin (Gợi ý, xem mục Chuẩn bị, Bài 10, trang 76):

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+...................................................................................................................

+...................................................................................................................

+...................................................................................................................

+ Qua văn bản, em hiểu thêm.............................................................................................................

- Văn bản nghị luận:

+...................................................................................................................

+...................................................................................................................

- Văn bản thơ:

+...................................................................................................................

+...................................................................................................................

- Văn bản truyện ngụ ngôn:

+...................................................................................................................

+...................................................................................................................

- Văn bản kí (tùy bút, tản văn):

+...................................................................................................................

 

Trả lời:

- Văn bản thông tin (Gợi ý, xem mục Chuẩn bị, Bài 10, trang 76):

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?

+ Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?

+ Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về đối tượng được giới thiệu?

- Văn bản nghị luận:

+ Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì?

+ Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?

- Văn bản thơ:

+ Chú ý đến vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh,...

+ Đọc trước văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả.

+ Người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

- Văn bản truyện ngụ ngôn:

+ Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

+ Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?

+ Truyện nêu lên bài học gì? Bài học ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?

- Văn bản kí (tùy bút, tản văn):

+ Đề tài của bài (ghi chép về ai, về sự việc gì?)

+ Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút, tản văn.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác