VBT Ngữ Văn 7 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ - Cánh diều
Với giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.
Câu 1 trang 41 VBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ là...
Đoạn văn có thể nêu...................................
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) trong SGK đã nêu lên cảm xúc của người viết về.......................
Trả lời:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ là nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ đó. Đoạn văn có thể nêu những cảm xúc về nội dung một khổ thơ, đoạn thơ, hoặc yếu tố nghệ thuật đặc dắc mà em yêu thích.
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) trong SGK đã nêu lên cảm xúc của người viết về một không gian mênh mông và vô tận của đại dương. Và cũng ngỡ như mình nghe được tiếng sóng biển rì rào, cũng ngỡ như mình đang chìm vào những khát khao của tuổi thơ.
- Đọc kĩ đề...........................................
Từ đó,...........................................
- Khi viết đoạn văn, cần nêu rõ:
+ Yếu tố nào...?
+ Đó là...?
+ Vì sao...?
Trả lời:
- Đọc kĩ đề để hiệu nội dung và nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Từ đó, dẫn ra một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng, gợi cảm xúc cho em.
- Khi viết đoạn văn, cần nêu rõ:
+ Yếu tố nào của bài thơ đã tạo cho em cảm xúc?
+ Đó là cảm xúc như thế nào?
+ Vì sao em có cảm xúc đó?
Câu 1 trang 41 VBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm ý và lập dàn ý
a) Tìm ý: Em hãy trả lời các câu hỏi tìm ý sau:
- Bài thơ viết về điều gì? Em thấy ấn tượng nhất với yếu tố nào trong bài thơ?
...........................................
- Yếu tố ấy đặc sắc như thế nào (về nội dung hoặc nghệ thuật)?
...........................................
- Yếu tố ấy đã mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao?
...........................................
b) Lập dàn ý
- Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tác giả), nêu cảm nghĩ chung về bài thơ, Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
...........................................
- Thân đoạn: Trình bày cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc (của khổ thơ, đoạn thơ được trích dẫn) khiến em yêu thích.
+ Cảm xúc gợi ra cho em khi đọc khổ thơ, đoạn thơ là gì (em cảm thấy tâm trạng mình như thế nào)?
...........................................
+ Vì sao em có những cảm xúc như vậy (cảm xúc ấy được gợi ra bởi những yếu tố nào: hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu, biện pháp tu từ,...)?
...........................................
+ Qua khổ thơ, đoạn thơ đó, em nhận thấy tác giả muốn nói lên điều gì (những chia sẻ, gửi gắm, mong ước, nhắn nhủ,...)?
...........................................
+ Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc đó (Cảm xúc đó có tác dụng gì với bản thân em nói riêng và người đọc nói chung: bồi đắp tình yêu thương, niềm tin yêu, sự đồng cảm, tạo sự hấp dẫn cho đoạn thơ,...?)
...........................................
Trả lời:
a) Tìm ý: Em hãy trả lời các câu hỏi tìm ý sau:
- Bài thơ viết về điều gì? Em thấy ấn tượng nhất với yếu tố nào trong bài thơ?
Bài thơ Mẹ và quả viết về tình cảm của người con dành cho người mẹ. Trong bài, em thích câucòn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
- Yếu tố ấy đặc sắc như thế nào (về nội dung hoặc nghệ thuật)?
Giúp em hình dung ra rõ nét về hình ảnh và nội dung mà tac giả muốn truyền tải.
- Yếu tố ấy đã mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao?
Em hiểu được sự hi sinh vất vả của người mẹ cũng như tấm lòng thơm thảo hiếu nghĩa của người con, qua đó em thương cha mẹ mình hơn, trân quý những tình cảm, hành động dù là nhỏ nhất mà cha mẹ dành cho mình.
b) Lập dàn ý
- Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tác giả), nêu cảm nghĩ chung về bài thơ, Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
Tên bài thơ: Mẹ và quả - Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm.
Hai câu thơ mang lại cho em nhiều cảm xúc: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
- Thân đoạn: Trình bày cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc (của khổ thơ, đoạn thơ được trích dẫn) khiến em yêu thích.
+ Cảm xúc gợi ra cho em khi đọc khổ thơ, đoạn thơ là gì (em cảm thấy tâm trạng mình như thế nào)?
Em cảm thấy xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ.
+ Vì sao em có những cảm xúc như vậy (cảm xúc ấy được gợi ra bởi những yếu tố nào: hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu, biện pháp tu từ,...)?
Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí.
+ Qua khổ thơ, đoạn thơ đó, em nhận thấy tác giả muốn nói lên điều gì (những chia sẻ, gửi gắm, mong ước, nhắn nhủ,...)?
Qua đó, em thấy được tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc về sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền.
+ Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc đó (Cảm xúc đó có tác dụng gì với bản thân em nói riêng và người đọc nói chung: bồi đắp tình yêu thương, niềm tin yêu, sự đồng cảm, tạo sự hấp dẫn cho đoạn thơ,...?)
Em càng thêm biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ.
a) Viết câu mở đoạn
b) Viết phần thân đoạn
c) Viết phần kết đoạn
Trả lời:
a) Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hoàng Trung Thông góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
b) Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền.
c) Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!
Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều