VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 1 trang 86 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2 Cánh diều

Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 67-69) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 1 trang 86 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Bài học này tiếp tục rèn luyện............................................................................................................

Bài 3 (sách Ngữ văn 7, tập một). Do sự việc luôn gắn với con người, cũng như đặc điểm của con người thường thể hiện qua sự việc nên...............................................................................................................

yêu cầu biểu cảm về một sự việc. Về ngữ liệu,..............................................................................................................

Tuy vậy, ở cả hai bài, các em cũng có thể viết về những con người hay sự việc có thực trong đời sống.

Trả lời:

Bài học này tiếp tục rèn luyện cách viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc mà các em được làm quen từ Bài 3 (sách Ngữ văn 7, tập một). Do sự việc luôn gắn với con người, cũng như đặc điểm của con người thường thể hiện qua sự việc nên phần Viết ở bài 3 hướng trọng tâm vào yêu cầu biểu cảm về một con người, còn bài này tập trung yêu cầu biểu cảm về một sự việc. Về ngữ liệu, yêu cầu thực hành ở Bài 3 gắn với truyện khoa học viễn tưởng, còn bài này gắn với tùy bút và tản văn.

Tuy vậy, ở cả hai bài, các em cũng có thể viết về những con người hay sự việc có thực trong đời sống.

Câu 2 trang 86 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Để viết bài văn biểu cảm về một sự việc, các em cần chú ý những gì?

Trả lời:

- Xác định được sự việc cần viết bài văn biểu cảm.

- Giới thiệu tóm tắt về sự việc ấy.

- Nêu lên tình cảm, cảm xúc và thái độ của em trước sự việc ấy: vui, buồn, căm giận, xót thương, trân trọng, kính phục, ngợi ca, phê phán,...

- Lập dàn ý cho bài viết.

- Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác