VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 1 trang 81, 82 Cánh diều

Bài tập 1 trang 81, 82 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 81 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại một số hiểu biết của em sau khi học bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

Trả lời:

Vẻ đẹp nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. 

Câu 2 trang 81 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong phần (1) của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, yếu tố nghệ thuật nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Trả lời:

Trong phần (1) của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, yếu tố được chú ý đến là âm thanh tiếng gà.

Câu 3 trang 82 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Theo tác giả, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Trả lời:

Theo tác giả, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. 

Câu 4 trang 82 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong phần (2), tác giả nêu tác dụng của các yếu tố nghệ thuật nào ở bài thơ Tiếng gà trưa?

Trả lời:

Trong phần (2), tác giả nêu tác dụng của đảo khắp mình lên trước đốm hoa trắng làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy và tác dụng của phép so sánh Lông gà như màu nắng làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

Câu 5 trang 82 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trong phần (3), tác giả cho thấy nhịp của đoạn thơ được trích dẫn có gì đặc biệt?

Trả lời:

Nhịp của đoạn thơ chậm rãi, đầy chất suy tưởng.

Câu 6 trang 82 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Ở phần (4), vì sao khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất?

Trả lời:

Tác giả coi khổ thơ trên là hay nhất, cảm động nhất vì nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ trên con đường hành quân.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác