Bài tập điện năng - công dòng điện (cực hay, chi tiết)
Bài viết Bài tập điện năng - công dòng điện với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập điện năng - công dòng điện.
Bài 1 : Điện năng là:
A. Năng lượng điện trở
B. Năng lượng điện thế
C. Năng lượng dòng điện
D. Năng lượng hiệu điện thế
Lời giải:
Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng
Đáp án: C
Bài 2 : Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?
A. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng
C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng
D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
Lời giải:
- Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
- Nồi cơm điện: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
=> Các phương án:
A, B, D - sai
C - đúng
Đáp án: C
Bài 3 : Hoạt động của mỗi dụng cụ được cho như bảng sau:
Phần năng lượng biến đổi từ điện năng của dụng cụ nào là sai?
A. Bóng đèn dây tóc
B. Đèn LED
C. Nồi cơm điện, bàn là
D. Quạt điện, máy bơm nước
Lời giải:
A, B, C - đúng
D - sai vì: Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành năng lượng có ích là cơ năng và năng lượng vô ích là nhiệt năng.
Đáp án: D
Bài 4 : Hiệu suất sử dụng điện là:
A. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng vô ích.
B. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
C. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
D. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng có ích.
Lời giải:
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Công thức:
Đáp án: B
Bài 5 : Mối liên hệ giữa công và công suất được thể hiện qua biểu thức:
Lời giải:
Mối liên hệ giữa công suất và công:
Đáp án: D
Bài 6 : Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?
A. Jun (J)
B. Niutơn (N)
C. Kiloat giờ (kWh)
D. Số đếm của công tơ điện
Lời giải:
Đơn vị không phải là đơn vị của điện năng là Niutơn (N)
Đáp án: B
Bài 7 : Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng
C. Điện năng mà gia đình sử dụng.
D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng.
Lời giải:
Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1kilôoat giờ (kW.h)
Đáp án: C
Bài 8 : Mắc một bóng đèn có ghi 220V-100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh
A. 12 kWh
B. 400 kWh
C. 1440 kWh
D. 43200 kWh
Lời giải:
+ Từ các giá trị ghi trên bóng đèn, ta có:
+ Lượng điện năng mà bóng đèn tiêu thụ là:
A =P.t =100.4.30 =12000Wh =12kWh
Đáp án: A
Bài 9 : Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng trong thời gian đó là:
A. 3 kWh
B. 2,5 kWh
C. 5 kWh
D. 1,5 kWh
Lời giải:
Ta có: Số chỉ của công tơ điện tăng thêm 1,5 số nên lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là 1,5kWh
Đáp án: D
Bài 10 : Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế định mức là 220V trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Điện trở của bàn là có giá trị là:
A. 60,5Ω
B. 1Ω
C. 27,5Ω
D. 16,8Ω
Lời giải:
Bài 11 : Điện năng đo được bằng dụng cụ nào dưới đây?
A. Ampe kế
B. Công tơ điện
C. Vôn kế
D. Đồng hồ đo điện đa năng
Lời giải:
Điện năng đo được bằng công tơ điện
Đáp án: B
Bài 12 : Một đoạn mạch có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện qua nó có cường độ I và công suất điện của nó là P. Điện năng mà đoạn mạch này tiêu thụ trong thời gian t được tính theo công thức nào dưới đây?
Lời giải:
Bài 13 : Trong 30 ngày, chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình của gia đình này mỗi ngày là 6 giờ. Công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là:
A. 0,75kW
B. 0,5kW
C. 1kW
D. 15kW
Lời giải:
Ta có:
+ 90 số = 90kWh
+ Công suất tiêu thụ điện của gia đình:
Đáp án: B
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)
- Bài tập sử dụng an toàn điện và tiết kiệm điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập nam châm vĩnh cửu (cực hay, chi tiết)
- Bài tập tác dụng từ của dòng điện - từ trường (cực hay, chi tiết)
- Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều