Bài tập từ phổ - đường sức từ (cực hay, chi tiết)
Bài viết Bài tập từ phổ - đường sức từ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập từ phổ - đường sức từ.
Bài 1 : Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện
B. các đường sức từ
C. cường độ điện trường
D. cảm ứng từ
Lời giải:
Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ
Đáp án: B
Bài 2 : Chọn phát biểu đúng?
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh
Lời giải:
A - đúng
B - sai vì: từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ
C - sai vì nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh
D - sai vì nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu
Đáp án: A
Bài 3 : Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho:
A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm
B. Có độ mau thưa tùy ý
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm
Lời giải:
Ta có:Các đường sức từ có chiều nhất định.
- Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của nam châm.
- Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.
Đáp án: D
Bài 4 : Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là:
A. A là cực Bắc, B là cực Nam
B. A là cực Nam, B là cực Bắc
C. A và B là cực Bắc
D. A và B là cực Nam
Lời giải:
Ta có:Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm
Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ B và đi vào A
=>B là cực Bắc, A là cực Nam
Đáp án: B
Bài 5 : Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau.
Tên các từ cực của nam châm là:
A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam
B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc
C. 1 và 2 là cực Bắc
D. 1 và 2 là cực Nam
Lời giải:
Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm
Từ hình ta thấy, đường sức từ đi ra từ 2 và đi vào 1
=> 2 là cực Bắc, 1 là cực Nam
Đáp án cần chọn là: B
Bài 6 : Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó
C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó
D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó
Lời giải:
Chiều của đường sức từ cho ta biết về hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
Đáp án: B
Bài 7 : Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường?
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cường độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Lời giải:
Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
Đáp án: B
Bài 8 : Chọn chiều đúng của đường sức từ qua nam châm sau:
Lời giải:
Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm
=>Chiều đường sức của nam châm thẳng đó là:
Đáp án: A
Bài 9 : Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?
A. Điểm 1
B. Điểm 2
C. Điểm 3
D. Điểm 4
Lời giải:
Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm 1 là mạnh nhất vì: Ở hai đầu cực có các đường sức từ mau hơn mà nơi nào có đường sức từ mau (dày) thì có từ trường mạnh, nơi nào có đường sức từ thưa thì từ trường tại đó yếu
Đáp án: A
Bài 10 : Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Ở đầu cực của nam châm, các đường sức từ dày cho biết từ trường mạnh, càng xa nam châm, các đường sức từ càng thưa cho biết từ trường yếu
B. Đường sức từ của nam châm là hình vẽ những đường mạt sắt phân bố xung quanh thanh nam châm
C. Người ta quy ước bên trong thanh nam châm: Chiều của đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc, bên ngoài thanh nam châm: Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào ở cực Nam
D. Cả A, B và C đều đúng
Lời giải:
Cả 3 phát biểu A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Bài 11 : Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm là:
A. Ở 2
B. Ở 1
C. Nam châm thử định hướng sai
D. Không xác định được
Lời giải:
Ta có:
+ Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm
+ Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm đã cho, ta xác định được:
=>1 là cực Bắc
Đáp án: B
Bài 12 : Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình móng ngựa sau.
Hãy cho biết, các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm
Lời giải:
Ta có: Các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm
Từ hình ta thấy các đường sức từ đi ra từ A và đi vào B
=> Cực Bắc là A và cực Nam là B
Mặt khác:
+ Ở hai cực có từ trường mạnh nhất =>không đều
+ Phần giữa hai nhánh nam châm có các đường sức từ cách đều nhau
=> Từ trường đều ở giữa hai nhánh của nam châm
Đáp án: C
Bài 13 : Quan sát từ phổ của hai thanh nam châm trong hình vẽ sau:
Hay cho biết nam châm nào có từ trường mạnh hơn? Biết rằng lượng mạt sắt dùng cho hai thí nghiệm là như nhau.
A. Nam châm a
B. Nam châm b
C. Cả a và b mạnh như nhau
D. Không thể so sánh được
Lời giải:
Ta có: Độ mau, thưa của đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu
Từ hình ảnh từ phổ của hai nam châm trên, ta thấy ở nam châm a, số đường mạt sắt mau (dày) hơn số đường mạt sắt ở nam châm b
=> Từ trường của nam châm a mạnh hơn từ trường của nam châm b
Đáp án: A
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua (cực hay, chi tiết)
- Bài tập sự nhiễm điện của sắt, thép - nam châm điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập ứng dụng của nam châm điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập lực điện từ (cực hay, chi tiết)
- Bài tập động cơ điện một chiều (cực hay, chi tiết)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều