Bài tập biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật (cực hay, chi tiết)
Bài viết Bài tập biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập biến trở - điện trở dùng trong kĩ thuật.
Bài 1 : Biến trở là:
A. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.
B. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ và chiều dòng điện trong mạch.
C. điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
D. điện trở không thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Lời giải:
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
Đáp án: C
Bài 2 : Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?
A. Giảm dần đi
B. Tăng dần lên
C. Không thay đổi
D. Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên
Lời giải:
Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì điện trở của mạch sẽ tăng lên, mà hiệu điện thế không đổi
=> Số chỉ ampe kế IA sẽ giảm dần đi
Đáp án: A
Bài 3 : Biến trở không có kí hiệu sơ đồ nào dưới đây?
Lời giải:
Hình B không phải là kí hiệu của biến trở
Đáp án: B
Bài 4 : Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở?
A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số
B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện
C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện
D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch.
Lời giải:
A, C, B - đúng
D - sai vì: Biến trở là dụng cụ không thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch
Đáp án: D
Bài 5 : Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?
A. Có giá trị 0
B. Có giá trị nhỏ
C. Có giá trị lớn
D. Có giá trị lớn nhất
Lời giải:
Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị lớn nhất, như vậy cường độ dòng điện qua mạch sẽ nhỏ nhất.
Khi chỉnh biến trở, điện trở của mạch sẽ giảm dần nên cường độ dòng điện trong mạch sẽ tăng dần
=> tránh được hư hỏng thiết bị trong mạch.
Đáp án: D
Bài 6 : Trên một biến trở có ghi 30Ω - 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?
A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A
B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A
C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A
D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A
Lời giải:
Các thông số ghi trên biến trở có nghĩa là: Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A
Đáp án: C
Bài 7 : Cho mạch điện như hình vẽ:
Đóng khóa K rồi dịch chuyển con chạy trên biến trở. Đề đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch chuyển con chạy của biến trở đến vị trí nào?
A. Điểm M
B. Điểm N
C. Trung điểm của MN
D. Đèn luôn sáng bình thường
Lời giải:
Ta có, để đèn sáng mạnh nhất thì phải dịch chuyển con chạy của biến trở tới vị trí M
Vì khi đó điện trở của biến trở bằng 0, biến trở được coi như một dây dẫn bình thường => cường độ dòng điện trong mạch cực đại => đèn sáng mạnh nhất
Đáp án: A
Bài 8 : Điện trở dùng trong kĩ thuật thường có trị số:
A. Rất lớn
B. Rất nhỏ
C. Cỡ vài chục ôm
D. Có thể lên tới 100 ôm
Lời giải:
Điện trở dùng trong kĩ thuật thường có trị số rất lớn, có thể lên tới vài trăm mêgaom
Đáp án: A
Bài 9 : Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của rađio, tivi, ... người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể lên tới vài trăm megaom. Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện (thường bằng sứ). Phương án nào sau đây giải thích được vì sao lớp than hay lớp kim loại đó lại có điện trở lớn.
A. Vì khối này như một điện trở có bề dày lớn
B. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S rất nhỏ
C. Vì khối này như một điện trở có tiết diện S lớn
D. Vì khối này như một điện trở có chiều dài rất lớn
Lời giải:
Ta có:
Than hay lớp kim loại là chất dẫn điện, nếu lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện thì chỉ có lớp mỏng này dẫn điện, lõi sứ bên trong không dẫn điện.
Vì vậy khối này giống như một điện trở có tiết diện S rất nhỏ. Bề dày của lớp than hay kim loại này càng mỏng thì tiết diện S càng nhỏ.
Mà điện trở: tỉ lệ nghịch với S nên điện trở R rất lớn.
Đáp án: B
Bài 10 : Điện trở dùng trong kĩ thuật được chế tạo bằng:
A. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện
B. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện
C. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện
D. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện
Lời giải:
Điện trở dùng trong kĩ thuật được chế tạo bằng lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện
Đáp án: C
Bài 11 : Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20Ω . Dây điện trở của biến trở là hợp kim nicrom có điện trở suất 1,1.10-6Ω.m và tiết diện 0,5mm2 và được quấn đều xung quang một lõi sứ tròn đường kính 1,5cm. Số vòng dây của biến trở này là:
A. 260 vòng
B. 193 vòng
C. 326 vòng
D. 186 vòng
Lời giải:
Bài 12 : Cầm làm một biến trở có điện trở lớn nhất là 50Ω bằng dây dẫn Niken có điện trở suất 0,4.10-6Ω.m và có tiết diện 0,5mm2. Chiều dài của dây dẫn có giá trị là:
A. 62,5m
B. 37,5m
C. 40m
D. 10m
Lời giải:
Bài 13 : Trên một biến trở con chạy có ghi 60Ω − 2A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cuộn dây của biến trở là:
A. 30V
B. 60V
C. 80V
D. 120V
Lời giải:
+ Các số chỉ trên biến trở cho biết biến trở có điện trở tối đa là 60Ω và cường độ dòng điện tối đa có thể chạy qua biến trở là Imax = 2A
+ Hiệu điện thế lớn nhất có thể được đặt ở hai đầu cuộn dây là:
Umax =ImaxR=2.60=120V
Đáp án: D
Bài 14 : Cuộn dây dẫn một biến trở con chạy được làm bằng hợp kim niken có điện trở suất 0,4.10−6Ω.m, có tiết diện đều là 0,6mm2 và gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 4cm. Điện trở lớn nhất của biến trở này là:
A. 62,8Ω
B. 41,9Ω
C. 26Ω
D. 52,2Ω
Lời giải:
Bài 15 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình sau:
Trong đó, hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M
B. Đèn sáng yếu hơn khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N
D. Cả ba phương án trên đều không đúng
Lời giải:
Khi di chuyển con chạy về đầu M, điện trở của biến trở giảm => cường độ dòng điện trong mạch tăng
=> đèn sáng mạnh hơn
Đáp án: A
Bài 16 : Trong mạch điện có sơ đồ như sau:
Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi là 12V, điện trở mạch ngoài (R = 12 ). Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để vôn kế chỉ 3V?
A. 12Ω
B. 24Ω
C. 36Ω
D. 34Ω
Lời giải:
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập công suất điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập điện năng - công dòng điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập định luật Jun-Lenxơ (cực hay, chi tiết)
- Bài tập sử dụng an toàn điện và tiết kiệm điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập nam châm vĩnh cửu (cực hay, chi tiết)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều