Lý thuyết Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều hay, chi tiết



Bài viết Lý thuyết Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều.

Bài giảng: Bài 33: Dòng điện xoay chiều - Cô Lê Minh Phương (Giáo viên VietJack)

- Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.

- Nếu liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín (số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng, giảm) thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

    ⇒ Dòng điện luân phiên đổi chiều được gọi là dòng điện xoay chiều.

    Trong cuộn dây dẫn kín, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho nam châm quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

    Cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng

    Căn cứ vào: Chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây phải có chiều sao cho đường sức từ do nó sinh ra ngược với chiều của đường sức từ sinh ra nó.

- Như vậy, muốn xác định chiều dòng điện cảm ứng thì:

    + Xác định chiều đường sức từ sinh ra nó (quy tắc bàn tay phải)

    + Xác định chiều đường sức từ do nó sinh ra (ngược với chiều của đường sức từ sinh ra nó).

    + Xác định chiều dòng điện cảm ứng (quy tắc bàn tay phải).

- Dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi gọi là dòng điện xoay chiều.

    Lưu ý:

    + Số vòng quay trong 1 giây của cuộn dây gọi là tần số của dòng điện xoay chiều, đo bằng đơn vị Héc (kí hiệu là Hz).

    + Trên các dụng cụ sử dụng điện thường ghi AC 220V, kí hiệu AC có nghĩa là dòng điện xoay chiều.

Bài 1: Dòng điện xoay chiều là:

A. Dòng điện luân phiên đổi chiều.

B. Dòng điện không đổi.

C. Dòng điện có chiều từ trái qua phải.

D. Dòng điện có một chiều cố định.

Bài 2: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi:

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.

B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

Bài 3: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.

B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.

C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.

D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.

Bài 4: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.

B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.

C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.

D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Bài 5: Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.

B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

Bài 6: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình.

B. Dòng điện chạy trong động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi.

C. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẫn kín.

D. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin.

Bài 7: Nguồn điện nào sau đây có thể tạo ra dòng điện xoay chiều?

A. Pin Vôn ta.

B. Ắc quy.

C. Máy phát điện của nhà máy thủy điện Hòa Bình.

D. Máy phát điện của bộ góp là hai vành bán khuyên và hai chổi quét.

Bài 8: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây thay đổi như thế nào?

A. Luôn luôn không đổi.

B. Luôn luôn giảm.

C. Luôn luôn tăng.

D. Luân phiên tăng, giảm.

Bài 9: Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì mỗi vòng quay dòng điện cảm ứng trong cuộn dây đổi chiều.

A. 2 lần. 

B. 3 lần.

C. 4 lần.

D. 5 lần.

Bài 10: Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều hay, chi tiết

Chọn phát biểu đúng. Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang:

A. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.

B. Trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.

C. Trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung luôn thay đổi.

D. Không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều không.

Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí 8 và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học