Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 35 (có đáp án): Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Với Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Câu 1: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Máy thu thanh dùng pin.
B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.
C. Tủ lạnh.
D. Ấm đun nước.
Máy thu thanh dùng pin không sử dụng dòng điện xoay chiều vì pin là nguồn điện một chiều
→ Đáp án A
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.
C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi
→ Đáp án D
Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho acquy.
B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
Không thể trực tiếp nạp điện cho acquy bằng dòng điện xoay chiều được mà phải dùng chỉnh lưu
→ Đáp án A
Câu 4: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện
B. Máy sấy tóc
C. Tủ lạnh
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Đèn điện có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều
→ Đáp án A
Câu 5: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này
→ Đáp án D
Câu 6: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng từ
Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
→ Đáp án D
Câu 7: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?
A. Bình acquy có hiệu điện thế 16V.
B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
C. Hiệu điện thế một chiều 9V.
D. Hiệu điện thế một chiều 6V.
Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
→ Đáp án B
Câu 8: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
A. Cơ
B. Nhiệt
C. Điện
D. Từ
Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng từ
→ Đáp án D
Câu 9: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay một góc 900.
C. Kim nam châm quay ngược lại.
D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Kim nam châm bị đẩy ra khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện
→ Đáp án D
Câu 10: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.
B. Đinh sắt quay một góc 900.
C. Đinh sắt quay ngược lại.
D. Đinh sắt bị đẩy ra.
Đinh sắt vẫn bị hút như trước khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện
→ Đáp án A
Bài tập bổ sung
Bài 1: Đặt một kim nam châm trước một nam châm điện. Nếu dòng điện qua cuộn dây là dòng điện xoay chiều thì có hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Bài 2:Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam - Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn? Giải thích hiện tượng.
Bài 3: Dòng điện xoay chiều dùng để nấu cơm chủ yếu có tác dụng gì?
Bài 4: Một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Lần lượt mắc vào một mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Tại sao?
Bài 5: Các tác dụng chủ yếu của dòng điện xoay chiều? Ứng dụng thực tế của các tác dụng đó.
Bài 6: Tại sao người ta khuyến cáo không nên để nam châm gần bóng đèn dây tóc đang hoạt động với dòng điện xoay chiều?
Bài 7: Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường như hình:
Hãy cho biết trong trường hợp nào sau đây trong khung dây xuất hiện dòng điện xoay chiều? Giải thích?
a, Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang.
b, Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng.
Bài 8: Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện có chiều không đổi.
C. Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.
D. Không xác định được.
Bài 9: Giả sử ban đầu thanh nam châm đang bị hút, nếu đổi chiều dòng điện thanh nam châm sẽ bị đẩy. Vậy việc đổi chiều dòng điện có ảnh hưởng gì đến việc đổi chiều của lực từ tác dụng lên nam châm?
Bài 10: Có thể dùng vônkế (V) và ampekế (A) để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều không? Nếu dùng thì có hiện tượng gì xảy ra? Dụng cụ nào để đo được hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều?
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí 8 và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật Lí 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 36 (có đáp án): Truyền tải điện năng đi xa
- Lý thuyết Vật Lí 9 Bài 37: Máy biến thế (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 37 (có đáp án): Máy biến thế
- Tổng hợp Lý thuyết Vật Lí 9 Chương 2: Điện từ học (hay, chi tiết)
- Tổng hợp Trắc nghiệm Vật Lí 9 Chương 2 (có đáp án): Điện từ học
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều