Lý thuyết Vật lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái hay, chi tiết
Bài viết Lý thuyết Vật lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật lí 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
- Xác định chiều dòng điện trong ống dây.
- Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ.
- Suy ra định hướng của kim nam châm thử.
- Áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ khi biết chiều dòng điện.
- Xác định các cực của ống dây từ đó suy ra lực tương tác giữa chúng.
Áp dụng quy tắc bàn tay trái để:
- Xác định chiều lực từ khi biết chiều dòng điện và chiều của đường sức từ. Từ đó suy ra chiều quay của khung dây.
- Xác định chiều lực từ tác dụng lên khung dây khi biết chiều quay của nó.
- Xác định chiều dòng điện trong khung khi biết chiều của lực từ và chiều của đường sức từ.
Từ đó suy ra chiều dòng điện trong khung dây dẫn.
Bài 1: Một dây dẫn AB có thể trượt tự do ở trên hai thanh ray dẫn điện MC và ND được đặt ở trong từ trường mà đường sức từ vuông góc cùng với mặt phẳng MCDN, có chiều đi từ phía sau mặt tờ giấy về phía mắt ta. Hỏi thanh AB sẽ chuyển động theo hướng nào? Giải thích?
Bài 2: Nếu dùng bàn tay phải thay cho bàn tay trái và giữ nguyên các quy ước về dòng điện và chiều của đường sức từ thì chiều của lực điện từ sẽ được xác định như thế nào?
Bài 3: Xác định chiều của lực điện từ bằng qui tắc nào? Trình bày quy tắc đó.
Bài 4: Một đoạn dây dẫn thẳng AB được đặt ở gần đầu của thanh nam châm thẳng. Hãy biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dây dẫn, biết rằng dòng điện chạy qua dây có chiều từ B đến A.
Bài 5: Cho giả thiết cho đoạn dây dẫn MN có khối lượng (m), mang dòng điện (I) có chiều như hình vẽ dưới đây, được đặt vào trong từ trường đều có vectơ (B). Bạn hãy biểu diễn lại các lực tác dụng lên đoạn dây dẫn MN (ở đây bỏ qua khối lượng dây treo).
Bài 6: Sự khác biệt giữa qui tắc nắm tay phải và qui tắc bàn tay trái. Nêu ba ứng dụng của qui tắc bàn tay trái trong thực tế.
Bài 7: Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20cm, của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là bào nhiêu?
Bài 8: Hãy biểu diễn lực điện tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua, được đặt trong từ trường của một nam châm điện. Dòng điện chạy qua dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía sau ra phía trước trang giấy.
Bài 9: Một dây dẫn có chiều dài 10 m được đặt trong từ trường đều có B = 5.10-2T. Cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua dây dẫn.
a) Xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với .
b) Nếu lực từ tác dụng có độ lớn bằng N. Hãy xác định góc giữa và chiều dòng điện.
Bài 10: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ . Dòng điện chạy qua dây có cường độ I = 0,75A. Xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây. Biết cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn 0,8T.
Bài 11: Phát biểu quy tắc nắm tay phải? Quy tắc này dùng để làm gì?
Bài 12: Ống dây B sẽ chuyển động như thế nào trên hình khi ta đóng công tắc K của ống dây A? Tại sao? Biết rằng ống dây A được giữ yên.
a) Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh nam châm ?
b) Khi đổi chiều dòng điện chạy qua những vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra?
c) Hãy làm thí nghiệm để kiểm tra xem các câu trả lời trên của em có đúng hay không?
Bài 13: Hãy biểu diễn lực điện tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua, được đặt trong từ trường của một nam châm điện. Dòng điện chạy qua dây dẫn có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy, chiều đi từ phía sau ra phía trước trang giấy.
Bài 14: Để xác định được chiều đường sức từ khi đã biết chiều dòng điện, ta áp dụng quy tắc nào? Hãy nêu nội dung của quy tắc ấy?
Bài 15: Có thể áp dụng quy tắc nắm tay phải cho trường hợp một vòng dây có dòng điện chạy qua không? Vòng dây (C) bị hút về phía nam châm như hình vẽ. Hãy xác định chiều dòng điện trong vòng dây (coi đường vẽ nét đứt là nửa vòng dây phía sau).
Bài 16: Xác định cực của nguồn AB trong trường hợp như hình bên dưới?
Bài 17: Nếu dùng bàn tay phải thay cho bàn tay trái và giữ nguyên các quy ước về chiều dòng điện và chiều đường sức từ thì chiều của đường sức từ sẽ được xác định như thế nào?
Bài 18: Một đoạn dây dẫn thẳng AB được đặt ở gần đầu M của một cuộn dây dòng điện chạy qua như hình bên dưới. Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn AB theo chiều từ A đến B thì lực điện từ tác dụng lên AB có đặc điểm như thế nào?
Bài 19: Mặt cắt thẳng đứng của một đèn hình có trong máy thu hình được vẽ lại như trong hình vẽ. Tia AA’ sẽ tượng trưng cho chùm electron đến đập vào màn huỳnh quang M, các ống dây L1, L2 sẽ dùng để lái chùm tia electron theo phương nằm ngang. Hỏi đường sức từ trong các ống dây dẫn L1, L2 sẽ hướng như thế nào?
A. Từ trên xuống dưới trong mặt phẳng tờ giấy.
B. Thẳng góc với mặt phẳng tờ giấy và từ trước ra sau.
C. Từ dưới lên trên trong mặt phẳng tờ giấy.
D. Thẳng góc với mặt phẳng tờ giấy và từ sau ra trước.
Bài 20: Cho hình vẽ, hãy xác định chiều của dòng điện chạy trong ống dây?
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí 8 và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 31 (có đáp án): Hiện tượng cảm ứng điện từ
- Lý thuyết Vật lí 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 32 (có đáp án): Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Lý thuyết Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 33 (có đáp án): Dòng điện xoay chiều
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều