Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 (có đáp án): Lực ma sát
Với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 : Lực ma sát có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 : Lực ma sát
Bài 1: Có mấy loại lực ma sát?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Có 3 loại lực ma sát: Ma sát nghỉ, ma sát lăn và ma sát trượt
⇒ Đáp án C
Bài 2: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.
C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn không phải là lực ma sát
⇒ Đáp án C
Bài 3: Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:
A. tăng ma sát trượt
B. tăng ma sát lăn
C. tăng ma sát nghỉ
D. tăng quán tính
Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để tăng ma sát trượt giữa má phanh và bánh xe làm xe dừng lại
⇒ Đáp án A
Bài 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. ma sát trượt B. ma sát nghỉ
C. ma sát lăn D. lực quán tính
Lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực ma sát lăn
⇒ Đáp án C
Bài 5: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Viên bi lăn trên cát.
B. Bánh xe đạp chạy trên đường.
C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động.
D. Khi viết phấn trên bảng.
Khi viết phấn trên bảng xuất hiện lực ma sát trượt
⇒ Đáp án D
Bài 6: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.
B. Ma sát khi đánh diêm.
C. Ma sát tay cầm quả bóng.
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
Ma sát giữa bánh xe với mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn
⇒ Đáp án D
Bài 7: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà.
B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống.
C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi.
D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.
Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc xuất hiện lực ma sát nghỉ
⇒ Đáp án D
Bài 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác.
Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
⇒ Đáp án C
Bài 9: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất là tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
⇒ Đáp án B.
Bài 10: Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
A. Lăn vật
B. Kéo vật
C. Cả 2 cách như nhau
D. Không so sánh được
Cách kéo vật lực ma sát lớn hơn
⇒ Đáp án B
Bài tập bổ sung
Bài 1: Tại sao khi muốn dừng xe người ta lại bóp phanh.
Bài 2: Hoa đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
Bài 3: Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.
C. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng).
D. xe đạp đang xuống dốc.
Bài 4: Trường hợp nào không phải là ma sát trượt?
A. Ma sát giữa đế dép và mặt sàn
B. Khi phanh xe đạp, ma sát giữa 2 phanh và vành xe
C. Ma sát giữa quả bóng lăn trên mặt sàn
D. Ma sát giữa trục quạt bàn và ổ trục
Bài 5: Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?
A. Lực giữ cho chân không bị trượt trên mặt đường khi ta đi lại trên đường.
B. Lực giữ đinh không rời khỏi tường khi đinh được đóng vào tường.
C. Lực giữ các hạt phần không rơi khỏi mặt bảng khi ta dùng phấn để viết bảng.
D. Lực giữ quả cân được treo móc vào đầu một lò xo không bị rơi.
Bài 6: Trong các cách làm dưới dây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
D. Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe.
Bài 7: Trường hợp nào sau đây lực ma sát có hại?
A. Rắc cát trên đường ray khi tàu lên dốc.
B. Khi kéo co, lực ma sát giữa chân của vận động viên với mặt đất, giữa tay của vận động viên với sợi dây kéo.
C. Khi máy vận hành, ma sát giữa các ổ trục các bánh răng làm máy móc sẽ bị mòn đi.
D. Rắc nhựa thông vào bề mặt dây cua roa, vào cung dây của đàn violin, đàn nhị (đàn cò).
Bài 8: Chọn phát biểu đúng?
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
Bài 9: Trường hợp nào sau đây lực ma sát không phải là lực ma sát lăn?
A. Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay.
B. Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi di chuyển vật nặng trên đường.
C. Ma sát giữa khăn lau với mặt sàn khi lau nhà.
D. Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi đi trên đường.
Bài 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 7: Áp suất (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 7: Áp suất
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 8 (có đáp án): Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau
- Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 9: Áp suất khí quyển (hay, chi tiết)
- Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 9 (có đáp án): Áp suất khí quyển
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều