Bài tập Vật Lí 7 Bài 21 (có đáp án): Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
Với Bài tập Vật Lí 7 Bài 21 : Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Bài tập Vật Lí 7 Bài 21 : Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
Bài 1 : Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Lời giải:
Kí hiệu của nguồn điện:
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2 : Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của nguồn điện:
Lời giải:
Kí hiệu của nguồn điện:
A, D - Công tắc
B - Bóng đèn
C - Các nguồn mắc nối tiếp nhau
Đáp án cần chọn là: C
Bài 3 : Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Lời giải:
Kí hiệu của bóng đèn:
Đáp án cần chọn là: C
Bài 4 : Chọn câu trả lời đúng Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của bóng đèn:
Lời giải:
Kí hiệu của bóng đèn:
Đáp án cần chọn là: B
Bài 5 : Sơ đồ mạch điện là:
A. Ảnh chụp mạch điện thật
B. Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
C. Hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D. Hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
Lời giải:
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
Đáp án cần chọn là: B
Bài 6 : Chọn câu đúng nói về sơ đồ mạch điện:
A. Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật
B. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
C. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
Lời giải:
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
Đáp án cần chọn là: B
Bài 7 : Chọn phát biểu đúng nhất.
Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa:
A. Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết
B. Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện
C. Là các quy ước, không mang ý nghĩa gì
D. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế
Lời giải:
Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa: Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế
Đáp án cần chọn là: D
Bài 8 : Một mạng điện thắp sáng gồm:
A. Nguồn điện, bóng đèn và công tắc
B. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn
C. Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn
D. nguồn điện, bóng đèn và phích cắm
Lời giải:
Mạng điện thắp sáng gồm: Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn
Đáp án cần chọn là: B
Bài 9 : Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch điện
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Lời giải:
Quy ước về chiều dòng điện
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Đáp án cần chọn là: D
Bài 10 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống Chiều dòng điện là chiều từ ………. Qua ………. và …….. tới……… của nguồn điện.
A. Cực dương, dây dẫn, cực âm, thiết bị điện
B. Cực dương, dây dẫn, thiết bị điện, cực âm
C. Cực âm, dây dẫn, thiết bị điện, cực dương
D. Cực âm, thiết bị điện. dây dẫn, cực dương
Lời giải:
Quy ước về chiều dòng điện
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Đáp án cần chọn là: B
Bài 11 : Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Lời giải:
Ta có: Quy ước về chiều dòng điện
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
⇒ Hình A biểu diễn đúng chiều quy ước của chiều dòng điện
Đáp án cần chọn là: A
Bài 12 : Một mạch điện được mắc như sau:
Sơ đồ mạch điện nào sau đây tương đương với mạch điện trên:
A. 1 và 2
B. 3 và 4
C. 1 và 3
D. 2 và 4
Lời giải:
Sơ đồ mạch điện tương đương với mạch điện của đầu bài là:
Đáp án cần chọn là: C
Bài 13 : Khi khóa K mở, bóng đèn nào mắc trong mạch điện sau đây sẽ tắt:
A. Đ1, Đ2
B. Đ2, Đ3, Đ4
C. Đ3, Đ4
D. Đ1, Đ3, Đ4
Lời giải:
Khi khóa K mở ⇒ dòng điện không chạy qua đèn Đ3, Đ4 ⇒ đèn Đ3, Đ4 không sáng
Đáp án cần chọn là: C
Bài 14 : Cho mạch điện sau:
Đèn Đ1 và đèn Đ2 , điện trở khóa K bằng 0.
Chọn câu trả lời sai.
A. Khi K đóng: Đèn tắt, đèn sáng
B. Khi K ngắt: Đèn , đèn đều sáng
C. Khi K đóng: Đèn sáng, đèn tắt
D. Cả A và B đều đúng
Lời giải:
Khi K đóng: Đèn tắt, đèn sáng
Khi K ngắt: Đèn , đèn đều sáng
Suy ra C - sai
Đáp án cần chọn là: C
Bài 15 : Cho bốn mạch điện sau:
Nhận định nào sau đây đúng:
A. Các mạch a, b và c tương đương nhau
B. Các mạch b, c và d tương đương nhau
C. a và b tương đương nhau, c và d không tương đương nhau
D. a và b tương đương nhau, c và d tương đương nhau
Lời giải:
Vẽ lại sơ đồ mạch điện, ta có:
+ a và b tương đương nhau
+ c và d tương đương nhau
Đáp án cần chọn là: D
Bài 16 : Dòng điện một chiều là gì?
A. Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
B. Dòng điện có các electron tự do ngược với chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
C. Dòng điện cung cấp bởi nguồn điện 1 chiều gọi là dòng điện 1 chiều
D. Dòng điện có các electron tự do cùng chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
Lời giải:
Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
Đáp án cần chọn là: A
Bài 17 : Chọn câu trả lời đúng:
Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của hạt mang điện tích gọi là:
A. Dòng điện
B. Dòng điện không đổi
C. Dòng điện một chiều
D. Dòng điện xoay chiều
Lời giải:
Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của hạt mang điện tích gọi là dòng điện một chiều.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 18 : Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:
A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
Lời giải:
A, B, C - đúng
D – sai vì: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 19 : Cho biết chiều dòng điện trong hình sau:
A. Từ đầu (-) sang đầu (+)
B. Từ đầu (+) sang đầu (-)
C. Chiều nào cũng đúng
D. Không xác định được
Lời giải:
Dòng điện có chiều từ (+) sang (-)
Đáp án B đúng
Đáp án cần chọn là: B
Bài 20 : Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các ... trong dây dẫn kim loại.
A. Hạt nhân nguyên tử
B. Electron tự do
C. Electron mang điện tích âm
D. Proton mang điện tích dương
Lời giải:
Ta có: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
⇒ Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do trong dây dẫn kim loại.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 21 : Chọn câu đúng:
A. Dòng điện trong mạch có chiều cùng chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
B. Dòng điện trong mạch có chiều ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
C. Dòng điện trong mạch có chiều cùng ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion dương trong dây dẫn kim loại.
D. Dòng điện trong mạch có chiều ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các ion âm trong dây dẫn kim loại.
Lời giải:
Dòng điện trong mạch có chiều ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 22 : Cho mạch điện như hình vẽ:
Khi K2 - đóng, K1 - mở thì đèn nào sáng?
A. Đèn 1
B. Đèn 2 và đèn 3
C. Đèn 3
D. Đèn 1, đèn 2 và đèn 3
Lời giải:
Khi K2 đóng, đèn 2 và 3 bị nối tắt
Vẽ lại mạch điện, ta được:
⇒ Chỉ có đèn 1 sáng
Đáp án cần chọn là: A
Bài 23 : Cho mạch điện như hình vẽ:
Khi K1 - đóng, K2 - mở thì đèn nào sáng?
A. Đèn 1
B. Đèn 2 và đèn 3
C. Đèn 3
D. Đèn 1, đèn 2 và đèn 3
Lời giải:
Khi K1 đóng, đèn 1 và 2 bị nối tắt
Vẽ lại mạch điện, ta được:
⇒ Chỉ có đèn 3 sáng
Đáp án cần chọn là: C
Bài 24 : Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
Chỉ có đèn 1 và 2 sáng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cả 3 công tắc đều đóng
B. K1 , K2 đóng, K3 mở
C. K1 , K3 đóng, K2 mở
D. K1 đóng, K2 và K3 mở
Lời giải:
Khi chỉ có đèn 1 và 2 sáng ⇒ khóa K1 , K2 đóng, K3 mở
Đáp án cần chọn là: B
Bài 25 : Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
Chỉ có đèn 1 và 3 sáng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cả 3 công tắc đều đóng
B. K1 , K2 đóng, K3 mở
C. K1 , K3 đóng, K2 mở
D. K1 đóng, K2 và K3 mở
Lời giải:
Khi chỉ có đèn 1 và 2 sáng ⇒ khóa K1 , K3 đóng, i>K2 mở
Đáp án cần chọn là: C
Bài 26 : Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Trong trường hợp nào có đèn Đ1, Đ2 sáng?
A. Cả 3 công tắc đều đóng
B. K1, K2 đóng, K3 mở
C. K1, K3 đóng, K2 mở
D. K1 đóng, K2 và K3 mở
Lời giải:
Khi đèn 1 và 2 sáng ⇒ Cả 3 công tắc đều đóng
Đáp án cần chọn là: A
Bài 27 : Chọn câu trả lời đúng:
Dòng điện được cung cấp bởi pin hay ac-quy là:
A. Dòng điện có chiều luôn thay đổi.
B. Dòng điện một chiều
C. Dòng điện xoay chiều
D. Dòng điện biến thiên
Lời giải:
Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
Đáp án cần chọn là: B
Bài 28 : Chọn câu trả lời đúng:
Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là:
A. Dòng điện không đổi
B. Dòng điện một chiều
C. Dòng điện xoay chiều
D. Dòng điện biến thiên
Lời giải:
Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là dòng điện xoay chiều
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 22 (có đáp án): Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện (phần 2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 23 (có đáp án): Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện (phần 2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 24 (có đáp án): Cường độ dòng điện (phần 2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 25 (có đáp án): Hiệu điện thế (phần 2)
- Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 26 (có đáp án): Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện (phần 2)
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều