60 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại có đáp án (phần 1)



Với 60 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại (phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại (phần 1).

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ

A. Giảm đi.

B. Không thay đổi.

C. Tăng lên.

D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.

Lời giải:

Chọn C

Điện tở của dây kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ Rt = R0(1 + αt), với hệ số nhiệt điện trở α > 0 nên khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây kim loại tăng.

Câu 2. Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất kim loại đó

A. tăng 2 lần.             B. giảm 2 lần.

C. không đổi.             D. tăng 4 lần.

Lời giải:

Chọn C

Câu 3. Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại

A. tăng 2 lần.             B. tăng 4 lần.

C. giảm 2 lần.             D. giảm 4 lần.

Lời giải:

Chọn D

Câu 4. Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:

A. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.

B. Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.

C. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.

D. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.

Lời giải:

Chọn A

Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.

Câu 5. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là:

A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.

B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.

C. Do sự va chạm của các electron với nhau.

D. Cả B và C đúng.

Lời giải:

Chọn A

Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.

Câu 6. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do:

A. Chuyển động vì nhiệt của các electron tăng lên.

B. Chuyển động định hướng của các electron tăng lên.

C. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.

D. Biên độ dao động của các ion quanh nút mạng giảm đi.

Lời giải:

Chọn C

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất của thanh kim loại cũng tăng do biên độ dao động của các ion quanh nút mạng tăng lên.

Câu 7. Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 50oC, có điện trở suất α = 4,1.10-3K-1. Điện trở của sợi dây đó ở 100oC là:

A. 86,6Ω              B. 89,2Ω

C. 95Ω              D. 82Ω

Lời giải:

Chọn A

Áp dụng công thức Rt = R0(1 + αt),

ta suy ra Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Câu 8. Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào

A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp.

B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.

C. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.

D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.

Lời giải:

Chọn C

Câu 9. Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào

A. nhiệt độ của kim loại.

B. bản chất của kim loại.

C. kích thước của vật dẫn kim loại.

D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.

Lời giải:

Chọn D

Câu 10. Pin nhiệt điện gồm hai dây kim loại

A. hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.

B. khác nhau hàn với nhau, có một đầu được nung nóng.

C. khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu được nung nóng.

D. khác nhau hàn hai đầu với nhau, có một đầu mối hàn được nung nóng.

Lời giải:

Chọn D

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt tải điện trong kim loại là electron.

B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi

C. Hạt tải điện trong kim loại là iôn dương và iôn âm.

D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

Lời giải:

Chọn C

Hạt tải điện trong kim loại là electron. Hạt tải điện trong chất điện phân là ion dương và ion âm.

Câu 12. Một sợi dây bằng nhôm có điện trở 120Ω ở nhiệt độ 20oC, điện trở của sợi dây đó ở 179oC là 204Ω. Hệ số nhiệt điện trở của nhôm:

A. 4,8.10-3K-1             B. 4,4.10-3K-1

C. 4,3.10-3K-1             D. 4,1.10-3K-1

Lời giải:

Chọn B.

Điện trở suất của kim loại tăng theo hàm bậc nhất của nhiệt độ nên:

Vật Lí lớp 11 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 11 có đáp án

Câu 13. Khi nhiệt độ của khối kim loại tăng lên 2 lần thì điện trở suất của nó

A. tăng 2 lần.             B. giảm 2 lần.

C. không đổi.             D. tăng lên.

Lời giải:

Chọn D

Câu 14. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là sự va chạm của các

A. electron tự do với chỗ mất trật tự của ion dương nút mạng.

B. electron tự do với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn.

C. ion dương nút mạng với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn.

D. ion dương chuyển động định hướng dưới tác dụng của điện trường với các electron.

Lời giải:

Chọn A

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì:

A. Có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.

B. Có sự khuếch tán iôn từ kim loại này sang kim loại kia.

C. Có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Lời giải:

Chọn C

Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.

Câu 16. Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ:

A. Ôm kế và đồng hồ đo thời gian.

B. Vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.

C. Vôn kê, cặp nhiệt độ, đồng hồ đo thời gian.

D. Vôn kê, ampe kế, đồng hồ đo thời gian.

Lời giải:

Chọn B

Để xác định được sự biến đổi của điện trở theo nhiệt độ ta cần các dụng cụ: vôn kế, ampe kế, cặp nhiệt độ.

Câu 17. Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:

A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Lời giải:

Chọn B

Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Câu 18. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:

A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.

B. Hệ số nở dài vì nhiệt α.

C. Khoảng cách giữa hai mối hàn.

D. Điện trở của các mối hàn.

Lời giải:

Chọn A

Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.

B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.

C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

Lời giải:

Chọn C

Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.

B. Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.

C. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.

D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.

Lời giải:

Chọn A

Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta không phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.

Câu 21. Hạt tải điện trong kim loại là

A. ion dương.              B. electron tự do.

C. ion âm.              D. ion dương và electron tự do.

Lời giải:

Chọn B

Câu 22. Kim loại dẫn điện tốt vì

A. mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.

B. khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.

C. giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.

D. mật độ các ion tự do lớn.

Lời giải:

Chọn A

Câu 23. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng

A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.

B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.

C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.

D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K.

Lời giải:

Chọn C

Câu 24. Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào

A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp.

B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.

C. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.

D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.

Lời giải:

Chọn C

Câu 25. Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

A. Tăng khi nhiệt độ giảm.

B. Tăng khi nhiệt độ tăng.

C. Không đổi theo nhiệt độ

D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại

Lời giải:

Chọn B

Câu 26. Hiện tượng siêu dẫn là khi nhiệt độ

A. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.

B. hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác không.

C. tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.

D. tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.

Lời giải:

Chọn A

Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng ? Khi cho hai thanh kim loại có bản chất khác nhau tiếp xúc với nhau thì

A. có sự khuếch tán electron từ chất có nhiều electron hơn sang chất có ít electron hơn.

B. có sự khuếch tán iôn từ kim loại này sang kim loại kia.

C. có sự khuếch tán eletron từ kim loại có mật độ electron lớn sang kim loại có mật độ electron nhỏ hơn.

D. không có hiện tượng gì xảy ra.

Lời giải:

Chọn C

Câu 28. Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất

A. khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

B. khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

C. giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.

D. giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.

Lời giải:

Chọn B

Câu 29. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của

A. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.

B. các electron tự do ngược chiều điện trường.

C. các ion, electron trong điện trường.

D. các electron,lỗ trống theo chiều điện trường.

Lời giải:

Chọn B

Câu 30. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (V/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là

A. E = 13,00mV.              B. E = 13,58mV.

C. E = 13,98mV.              D. E = 13,78mV.

Lời giải:

Chọn D

Áp dụng công thức E = αT(T2 – T1) = 13,78.10-3 V = 13,78mV.

Bài tập tự luyện

Bài 1: Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào:

A. Nhiệt độ mối hàn.

B. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn.

C. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.

D. Nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại.

Bài 2: Sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ có biểu thức

A. R = ριs.

B. R = R0(1 + αt).        

C. Q = I2Rt.                 

D. ρ = ρ0(1+αt).

Bài 3: Chọn một đáp án đúng?

A. Điện trở dây dẫn bằng kim loại giảm khi nhiệt độ tăng.

B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển rời của các electron.

C. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các ion.

D. Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ electron trong kim loại lớn.

Bài 4: Chọn một đáp án sai:

A. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

B. Hạt tải điện trong kim loại là ion.

C. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.

D. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm khi giữ ở nhiệt độ không đổi.

Bài 5: Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau:

A. luôn luôn có sự khuếch tán của các electron tự do và các ion dương qua lại lớp tiếp xúc.

B. luôn luôn có sự khuếch tán của các hạt mang điện tự do qua lại lớp tiếp xúc.

C. các electron tự do chỉ khuếch tán từ kim loại có mật độ electron tự do lớn sang kim loại có mật độ electron tự do bé hơn.

D. Không có sự khuếch tán của các hạt mang điện qua lại lớp tiếp xúc nếu hai kim loại giống hệt nhau.

Bài 6: Chọn đáp án chưa chính xác nhất:

A. Kim loại là chất dẫn điện tốt.

B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.

C. Dòng điện qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.

D. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.

Bài 7: Điện dẫn suất σ của kim loại và điện trở suất ρ của nó có mối liên hệ mô tả bởi đồ thị:

60 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại có đáp án (phần 1)

Bài 8: Một thỏi đồng khối lượng 176g được kéo thành dây dẫn có tiết diện tròn, điện trở dây dẫn bằng 32Ω. Tính chiều dài và đường kính tiết diện của dây dẫn. Biết khối lượng riêng của đồng là 8,8.103kg/m3, điện trở suất của đồng là 1,6.10-8Ωm:

A. l =100m; d = 0,72mm.

B. l = 200m; d = 0,36mm.

C. l = 200m; d = 0,18mm.

D. l = 250m; d = 0,72mm.

Bài 9: Một bóng đèn ở 270C có điện trở 45Ω, ở 21230C có điện trở 360Ω. Tính hệ số nhiệt điện trở của dây tóc bóng đèn:

A. 0,0037K-1.              

B. 0,00185 K-1.            

C. 0,016 K-1.               

D. 0,012 K-1.

Bài 10: Một dây vônfram có điện trở 136Ω ở nhiệt độ 1000C, biết hệ số nhiệt điện trở α = 4,5.10-3K-1. Hỏi ở nhiệt độ 200C điện trở của dây này là bao nhiêu

A. 100Ω.                     

B. 150Ω.                     

C. 175Ω.                     

D. 200Ω.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:


dong-dien-trong-kim-loai.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học