13 câu trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện chọn lọc, có đáp án
Với 13 câu trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện.
13 câu trắc nghiệm: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện chọn lọc, có đáp án
Câu 1. Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi:
A. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
B. Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
C. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
D. Hai thanh kim loại có bản chất giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Lời giải:
Chọn B
Hai thanh kim loại được nối với nhau bởi hai đầu mối hàn tạo thành một mạch kín, hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hai thanh kim loại có bản chất khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Câu 2. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
A. Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
B. Hệ số nở dài vì nhiệt α.
C. Khoảng cách giữa hai mối hàn.
D. Điện trở của các mối hàn.
Lời giải:
Chọn A
Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào: Hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
Lời giải:
Chọn C
Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.
B. Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.
C. Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.
D. Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.
Lời giải:
Chọn A
Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta không phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.
Câu 5. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232oC. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là
A. E = 13,00mV. B. E = 13,58mV.
C. E = 13,98mV. D. E = 13,78mV.
Lời giải:
Chọn D
Áp dụng công thức E = αT(T1 – T2) = 13,78.10-3 V = 13,78mV.
Câu 6. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 48 (μV/K) được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ toC, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là:
A. 125oC. B. 398oK.
C. 145oC. D. 418oK.
Lời giải:
Chọn C
Áp dụng công thức E = αT(T1 – T2) → T2 = 418 K = 145oC.
Câu 7. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT được đặt trong không khí ở 20oC, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 500oC, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Hệ số αT khi đó là:
A. 1,25.10-4 (V/K) B. 12,5 (μV/K)
C. 1,25 (μV/K) D. 1,25(mV/K)
Lời giải:
Chọn B
Áp dụng công thức E = αT(T1 – T2) → αT = 12,5 μV/K.
Câu 8. Bộ hai dây dẫn khác loại có hai đầu hàn nối với nhau thành một mạch kín gọi là cặp nhiệt điện. Suất điện động xuất hiện trong cặp nhiệt điện khi giữa hai mối hàn của nó có sự chênh lệch nhiệt độ gọi là
A. suất điện động nhiệt điện
B. hệ số nhiệt điện trở
C. siêu dẫn
D. dòng điện
Lời giải:
Chọn A.
Suất điện động suất hiện trong cặp nhiệt điện khi giữa hai mối hàn của nó có sự chênh lệch nhiệt độ gọi là suất điện động nhiệt điện.
Câu 9. Cặp nhiệt điện sắt – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 50,4 μV/K và điện trở trong r = 0,5Ω được nối với điện kế G có điện trở R = 19,5Ω. Đặt mối hàn thứ nhất vào trong không khí ở nhiệt độ 27oC , mối hàn thứ 2 trong bếp có nhiệt độ 327oC . Tính hiệu điện thế hai đầu điện kế G
A. 14,742 mV B. 14,742 μV
C. 14,742 nV D. 14,742 V
Lời giải:
Chọn A.
Ta có: ξ = αTΔT = 50,4.10-6.(327 - 27) = 0,01512 V
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:
Hiệu điện thế hai đầu điện kế là: U = IR = 14,742 mV.
Câu 10. Cặp nhiệt điện đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động α = 41,8 μV/K và điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế có điện trở R = 30 Ω rồi đặt mối hàn thứ nhất ở không khí có nhiệt độ 20oC , mối hàn thứ hai trong lò điện có nhiệt độ 400oC . Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là
A. 0,52 mA B. 0,52 μA
C. 1,04 mA D. 1,04 μA
Lời giải:
Chọn A.
Ta có: ξ = αΔT = 41,8.10-6.(400 - 20) = 0,015884 V
Cường độ dòng điện chạy qua điện kế là:
Câu 11. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động αT = 65 μV/K được đặt trong không khí ở 20oC , còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 320oC . Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là
A. 0,0195 V B. 0,0211 V
C. 0,0197 V D. 0,0215 V
Lời giải:
Chọn A.
Suất điện động nhiệt điện là: ξ = αT(T2 – T1) = 0,0195 V
Câu 12. Một mối hàn của cặp nhiệt điện nhung vào nước đá đang tan, mối hàn kia được nhúng vào nước sôi. Dùng milivôn kế đo được suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là 4,25 mV. Tính hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó.
A. 42,5.10-6 V/K B. 41,5.10-6 V/K
C. 39,7.10-6 V/K D. 40,7.10-6 V/K
Lời giải:
Chọn A.
Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện là:
Câu 13. Nhiệt kế điện thực chất là một cặp nhiệt điện dùng để đo nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp mà ta không thể dùng nhiệt kế thông thường để đo được. Dùng nhiệt kế điện có hệ số nhiệt điện động αT = 42 μV/K để đo nhiệt độ của một lò nung với một mối hàn đặt trong không khí ở 20oC còn mối hàn kia đặt vào lò thì thấy milivôn kế chỉ 50,2 mV. Nhiệt độ của lò nung là
A. 1215oC B. 1588 K
C. 1512 K D. 1848oC
Lời giải:
Chọn A.
Nhiệt độ của lò nung là:
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Lý thuyết Dòng điện trong kim loại
- Dạng 1: Cách tính điện trở của dây dẫn kim loại
- Trắc nghiệm Tính điện trở của dây dẫn kim loại
- Dạng 2: Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ
- Trắc nghiệm Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ
- Dạng 3: Hiện tượng nhiệt điện, Suất điện động nhiệt điện
- 60 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại có đáp án (phần 1)
- 60 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong kim loại có đáp án (phần 2)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều