Lý thuyết Chuyển động thẳng đều (hay, chi tiết nhất)
Bài viết Lý thuyết Chuyển động thẳng đều hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Chuyển động thẳng đều.
Bài giảng: Bài 2: Chuyển động thẳng đều - Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)
1. Chuyển động thẳng đều
a) Tốc độ trung bình
Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian để đi hết quãng đường đó.
Với s = x2 – x1; t = t2 – t1
Trong đó: x1, x2 lần lượt là tọa độ của vật ở thời điểm t1, t2
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s. Ngoài ra còn dùng đơn vị km/h, cm/s...
b) Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
c) Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
s = vtb.t = v.t
2. Phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
a) Phương trình chuyển động thẳng đều
Xét một chất điểm chuyển động thẳng đều
Giả sử ở thời điểm ban đầu t0 chất điểm ở vị trí M0(x0), đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M(x).
Quãng đường đi được sau quảng thời gian t – t0 là s = x – x0 = v(t – t0)
hay x = x0 + v(t – t0)
b) Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
Ta có:
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
= hệ số góc của đường biểu diễn (x,t)+ Nếu v > 0 ⇒ > 0, đường biểu diễn thẳng đi lên.
Đồ thị tọa độ - thời gian là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tọa độ của vật chuyển động theo thời gian.
+ Nếu v < 0 ⇒ < 0, đường biểu diễn thẳng đi xuống.
c) Đồ thị vận tốc – thời gian
Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều.
Trong chuyển động thẳng đều vận tốc không đổi, đồ thị vận tốc là một đoạn thẳng song song với trục thời gian.
1. Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.
- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: s = v.t
- Công thức tính vận tốc trung bình:
2. Viết phương trình chuyển động thẳng đều
a) Lập phương trình chuyển động
- Chọn trục tọa độ, gốc tọa độ, gốc thời gian, chiều dương của trục tọa độ. Đồng thời vẽ hình biểu diễn các vectơ vận tốc.
- Viết phương trình chuyển động.
+ Nếu t0 = 0 ⇒ x = x0 + vt
+ Nếu t0 ≠ 0 ⇒ x = x0 + v(t – t0)
Chú ý: Nếu vật chuyển động cùng chiều dương thì vận tốc có giá trị dương .
Nếu vật chuyển động ngược chiều dương thì vận tốc có giá trị âm.
b) Xác định thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau
- Cho x1 = x2 ⇒ Tìm được thời điểm hai xe gặp nhau.
- Thay thời gian t vào phương trình chuyển động x1 hoặc x2 ⇒ Xác định được vị trí hai xe gặp nhau.
3. Đồ thị của chuyển động thẳng đều.
Nêu tính chất của chuyển động – Tính vận tốc và viết phương trình chuyển động
a) Tính chất của chuyển động
- Đồ thị xiên lên, vật chuyển động thẳng đều cùng chiều dương.
- Đồ thị xiên xuống, vật chuyển động thẳng đều ngược chiều dương.
- Đồ thị nằm ngang, vật đứng yên.
b) Tính vận tốc
Trên đồ thị ta tìm hai điểm bất kì đã biết tọa độ và thời điểm
Bài tập bổ sung
Bài 1: Một đoàn tàu dài 200 m đi qua một cây cầu dài 400 m. Thời gian để đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h đi qua hoàn toàn cây cầu là bao nhiêu?
Bài 2: Một ô tô chạy liên tục, trong 2 giờ đầu với tốc độ 80 km/h, trong giờ sau chạy với tốc độ 50 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong cả quá trình là bao nhiêu?
Bài 3: Một em học sinh đi bộ trên một đường thẳng từ nhà tới trường học cách đó 2,5 km với tốc độ 5 km/h. Tới nơi do trường học đã đóng cửa nên học sinh này đã đi về nhà với tốc độ 7,5 km/h. Tốc độ trung binh của học sinh này trong 40 phút tính từ lúc bắt đầu đi là bao nhiêu?
Bài 4: Phương trình chuyển động thẳng dọc theo Ox của chất điểm có dạng: x = -10 + 40t (km), với t đo bằng giờ. Quãng đường đi được của chất điểm sau 1 giờ 30 phút chuyển động là bao nhiêu?
Bài 5: Lúc 7 giờ một ô tô khởi hành với tốc độ 60 km/h từ điểm A tới điểm B. Coi chuyển động của ô tô là thẳng đều. Hãy viết phương trình chuyển động của ô tô nếu chọn trục toạ độ Ox trùng với đường chuyển động của ô tô, chiều dương hướng từ A đến B, gốc toạ độ O nằm giữa A và B và cách A 10 km, gốc thời gian là lúc 8 giờ?
Bài 6: Lúc 7 giờ, ô tô thứ nhất đi qua điểm A, ô tô thứ 2 đi qua điểm B cách A 10 km. Xe đi qua A với vận tốc 50 km/h, đi qua B với vận tốc 40 km/h. Biết hai xe chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Coi chuyển động của hai ô tô là chuyển động đều.
Bài 7: Lúc 7 giờ, xe ô tô thứ nhất đi qua A chuyển động thẳng đều về B với tốc độ 40 km/h. Nửa giờ sau, xe ô tô thứ hai chuyển động thẳng đều từ B đến A và gặp xe thứ nhất lúc 8 giờ 30 phút. Biết AB=130 km. Tốc độ của xe thứ hai là bao nhiêu?
Bài 8: Một chiếc ô tô đi 2 km trong 2,5 phút. Nếu nó đi một nữa quãng đường với tốc độ 40 km/h thì phần còn lại của quãng đường nó đi với tốc độ là bao nhiêu?
Bài 9: Một chiếc xe chuyển động thẳng, trong một nữa thời gian đầu xe chuyển động với tốc độ 65 km/h, trong nữa thời gian còn lại xe chuyển động với tốc độ 35 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong cả quá trình là bao nhiêu?
Bài 10: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo Ox có dạng x = 5t - 12 (km), với t đo bằng giờ. Độ dời của chất điểm từ 2 h đến 4 h là bao nhiêu?
Các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
- Lý thuyết Chuyển động cơ
- Lý thuyết Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Lý thuyết Sự rơi tự do
- Lý thuyết Chuyển động tròn đều
- Lý thuyết Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
- Lý thuyết Sai số của phép đo các đại lượng vật lí
- Lý thuyết tổng hợp chương Động học chất điểm
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều