Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2 có đáp án Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều
Với bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Kết nối tri thức & Chân trời sáng tạo:
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành Vật lí
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí
Cánh diều:
- Chủ đề 1: Mô tả chuyển động
- Chủ đề 2: Lực và chuyển động
- Chủ đề 3: Năng lượng
- Chủ đề 4: Động lượng
- Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng
Lưu trữ: Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 2: Chuyển động thẳng đều (sách cũ)
Bài 13: Một người đi xe đạp từ nhà tới trường theo một đường thẳng, với tốc độ 15 km/h. Khoảng cách từ nhà đến trường là 5 km. Chọn hệ trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng chuyển động, gốc O tại trường, chiều dương ngược với chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát. Phương trình chuyển động của người đó có dạng
A. x = 5 + 15t (km).
B. x = 5 – 15t (km).
C. x = -5 +15t (km).
D. x = -5 – 15t (km).
Chọn: B.
Theo cách chọn hệ quy chiếu thì tại thời điểm t = 0 thì x0 = 5 km; v = - 15 km/h (ngược chiều dương).
=> Phương trình chuyển động của người đó có dạng: x = 5 – 15t (km).
Dùng dữ liệu sau để trả lời các Câu 19, 20.
Ba xe chuyển động trên cùng một đường thẳng. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian của ba xe I, II, III cho trên hình 2.9.
Bài 14: Tìm câu sai.
A. Ba xe chạy thẳng đều và chạy nhanh như nhau.
B. Xe III chạy nhanh nhất, rồi đến xe II và xe I.
C. Xe III và xe II cùng khởi hành một lúc, còn xe I khởi hành sau một thời gian.
D. Xe III không xuất phát cùng một địa điểm với xe II và xe I.
Chọn: B.
Các đồ thị I, II, III biểu diễn tọa độ theo thời gian là những đường thẳng xiên góc, song song với nhau nên có cùng hệ số góc. Hệ số góc của đường thẳng trong tọa độ độ (xOt) chính là vận tốc của vật trong chuyển động.
Do vậy chuyển động của ba xe là thẳng đều với cùng tốc độ. Suy ra câu B sai.
Bài 15: Phương trình chuyển động của các xe là
A. Xe I : x1 = vt ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
B. Xe I : x1 = v(t + to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
C. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
D. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt – vo ; xe III : x3 = vt.
Chọn: C.
v là vận tốc của ba xe.
Xe I xuất phát lúc t0, vậy phương trình chuyển động của xe I là: x1 = v(t – t0).
Xe II và xe III cùng xuất phát lúc t = 0, các phương trình chuyển động tương ứng là x2 = vt và x3 = x0 + vt.
Bài 16: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông góc Otv (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?
A. Hướng lên trên nếu v > 0.
B. Hướng xuống dưới nếu v < 0.
C. Song song với trục vận tốc Ov.
D. Song song với trục thời gian Ot.
Chọn: D.
Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi theo thời gian nên đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong hệ tọa độ vuông góc Otv có dạng là một đường thẳng song song với trục thời gian Ot.
Dùng dữ liệu sau để trả lời các Câu 22, 23.
Lúc 8 giờ 30 phút, một xe ô tô chuyển động từ A đến B cách nhau 150 km với vận tốc 80 km/h. Cùng lúc đó, một mô tô chuyển động từ B đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động. Coi đoạn đường AB là thẳng.
Bài 17: Phương trình chuyển động của hai xe có dạng:
A. xA = 150 + 80t ; xB = -40t.
B. xA = 80t ; xB = 150 + 40t.
C. xA = 150 - 80t ; xB = 40t.
D. xA = -80t ; xB = 40t.
Chọn: C.
Chọn gốc là tọa độ là B, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian lúc hai xe bắt đầu chuyển động.
Do vậy:
Với xe ôtô: thời điểm t = 0: x0A = 150 km; v0A = - 80 km/h (vì xe ôtô đi từ A đên B, ngược chiều dương);
Với xe mô tô: thời điểm t = 0: x0B = 0 km; v0B = 40 km/h (vì xe mô tô chuyển động từ B đến A cùng chiều dương), t0 = 0.
Ôtô và mô tô chuyển động thẳng đều nên phương trình chuyển động của ô tô và mô tô lần lượt là:
xA = 150 – 80t; xB = 40t.
Bài 18: Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
A. 9 giờ 45 phút ; 50 km.
B. 9 giờ 45 phút ; 100 km.
C. 10 giờ 00 ; 90 km.
D. 10 giờ 00 ; 128 km.
Chọn: B.
Hai xe gặp nhau: xA = xB =>150 – 80t = 40t ⟹ t = 1,25h = 1 giờ 15 phút
⟹ Hai xe gặp nhau lúc 8 giờ 30 phút + 1 giờ 15 phút = 9 giờ 45 phút.
Vị trí gặp nhau có tọa độ: xA(1,25) = 150 – 80.1,25 = 50 km.
Do đó nơi gặp nhau cách A một đoạn là: 150 – 50 = 100km.
Bài 19: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là:
A. t = 10 h ; x = 360 km.
B. t = 1,8 h ; x = 64,8 km.
C. t = 2 h ; x = 72 km.
D. t = 36 s ; x = 360 m.
Chọn: C.
Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương.
Do vậy, vào thời điểm t = 0:
Xe từ A có: x0A = 0; v0A = 36 km/h;
Xe từ B có: x0B = 180 km; v0B = -54 km/h
Suy ra phương trình chuyển động của hai xe lần lượt là:
xA = 36t; xB = 180 – 54t.
Khi hai xe gặp nhau: xA = xB
⟺ 36t = 180 – 54t ⟹ t = 2 h
=> Khi gặp nhau, hai xe có tọa độ: xA = 36.2 = 72 km.
Bài 20: Hình 2.6 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ôtô chuyển động thẳng, tốc độ của nó là 2 m/s. Tọa độ của ôtô lúc t = 4s là
A. 28 m.
B. 20 m.
C. 15 m.
D. 12 m.
Chọn: D.
Tại thời điểm t = 0 thì x = x0 = 20 m.
Vận tốc của ôtô là: (vật chuyển động ngược chiều dương Ox).
=> Phương trình chuyển động của ôtô là: x = 20 - 2t
=> Tọa độ của ôtô lúc t = 4s là: x(4) = 12m.
Bài 21: Hình 2.7 cho biết đồ thị tọa độ – thời gian của một ô tô chuyển động thẳng. Quãng đường ô tô đi được kể từ lúc to = 0 đến lúc t = 10s là
A. 40 m.
B. 30 m.
C. 20 m.
D. 10 m.
Chọn: C.
Từ đồ thị ta thấy:
- Trong khoảng thời gian từ 0 đến 2s, ôtô chuyển động thẳng đều theo chiều dương Ox và đi được quãng đường là S1 = 10 – 0 = 10 km.
- Trong khoảng thời gian từ 2s đến 6s, ôtô không chuyển động (do tọa độ không thay đổi theo thời gian).
- Trong khoảng thời gian từ 6s đến 8s, ôtô chuyển động thẳng đều theo chiều âm Ox và đi được quãng đường là S3 = 10 km.
- Trong khoảng thời gian từ 8s đến 10s, ôtô không chuyển động (do tọa độ không thay đổi theo thời gian).
Vậy quảng đường mà ôtô đi được kể từ lúc t0 = 0 đến lúc t = 10s là
S = S1 + S3 = 20 km.
Bài 22: Vật chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ – thời gian như hình 2.8. Phương trình chuyển động của vật có dạng sau đây?
A. x = 5 +5t.
B. x = 4t.
C. x = 5 – 5t.
D. x = 5 + 4t.
Chọn: D.
Tại thời điểm t = 0 thì x = x0 = 5 m,
Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương, sau 5s vật đi được quãng đường là S = 25 – 5 = 20 m nên vận tốc của vật là: v = 20/5 = 4 m/s
=> Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 5 + 4t.
Bài 23: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là
A. 120/7 km/h.
B. 360/7 km/h.
C. 55 km/h.
D. 50 km/h.
Chọn: B.
Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:
Trong đó: t1 là thời gian ô tô đi hết 1/3 đoạn đường đầu:
t2 là thời gian ô tô đi đoạn đường còn lại:
.
Bài 24: Một máy bay cất cánh từ Hà Nội đi Bắc Kinh vào hồi 9 giờ 30 phút theo giờ Hà Nội và đến Bắc Kinh vào lúc 14 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ địa phương. Biết rằng giờ Bắc Kinh nhanh hơn giờ Hà Nội 1 giờ. Biết tốc độ trung bình của máy bay là 1000 km/h. Coi máy bay bay theo đường thẳng. Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là
A. 4000 km.
B. 6000 km.
C. 3000 km.
D. 5000 km
Chọn: A.
Lúc ở Bắc Kinh là 14 giờ 30 phút thì ở Hà Nội đang là 13 giờ 30 phút, do vậy thời gian bay là 13 giờ 30 phút – 9 giờ 30 phút = 4 giờ.
→ Khoảng cách từ Hà Nội đến Bắc Kinh là: S = v.t = 1000.4 = 4000 km.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều cực hay có đáp án (phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều cực hay có đáp án (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 4: Sự rơi tự do cực hay có đáp án (phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 4: Sự rơi tự do cực hay có đáp án (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 5: Chuyển động tròn đều cực hay có đáp án (phần 1)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều