Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4 có đáp án Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều
Với bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Kết nối tri thức & Chân trời sáng tạo:
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng
Cánh diều:
- Chủ đề 1: Mô tả chuyển động
- Chủ đề 2: Lực và chuyển động
Lưu trữ: Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 4: Sự rơi tự do (sách cũ)
Bài 11: Trong trò chơi tung hứng, một vật được ném thẳng đứng cao, sau 2 giây thì chụp được nó. Cho g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là
A. 5 m.
B. 10 m.
C. 15 m.
D. 20 m.
Chọn 17: A.
Chọn chiều dương hướng lên, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.
Ta có khi t = 0, v0 > 0 và a = - g = - 10 m/s2.
Suy ra vận tốc của vật tại thời điểm t: v = v0 – gt
Vật lên cao cực đại khi v = 0 ⟹ thời gian vật lên cao cực đại là: t1 = v0/g.
Độ cao vật đạt được từ điểm ném: h1 = v0t1 – 0,5gt12 = 0,5v02/g.
Sau đó vật rơi xuống (chuyển động ngược chiều dương), khi hứng được vật, vật qua vị trí lúc ném và có v = v2 = - v0
Suy ra thời gian vật chuyển động từ lúc ném đến lúc được chụp lại là t2 thỏa mãn:
v2 = v0 – gt2 = -v0 ⟺ t2 = 2v0/g
Theo bài ra ta có: t2 = 2 s ⟹ v0 = 10m/s
Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là: h1 = 0,5v02/g = 5m.
Lưu ý: Sau này khi làm bài về ném vật, các em chỉ cần nhớ: Thời gian vật chuyển động từ lúc ném đến lúc trở về vị trí ngang với vị trí ném (cùng tọa độ theo phương thẳng đúng) bằng 2 lần thời gian lên cao cực đại.
Bài 12: Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 4 m/s. Cho g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là
A. 0,125 s.
B. 0,2 s.
C. 0,5 s.
D. 0,4 s.
Chọn 18: B.
Chọn chiều dương Oy hướng xuống, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.
Ta có: khi t = 0, v0 = 4m/s và a = g = 10 m/s2.
Phương trình chuyển động của vật:
Vật chạm đất khi y = h = 1m.
Suy ra 5t2 + 4t = 1 ⟹ t = 0,2s (loại nghiệm âm)
Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là 0,2s.
Bài 13: Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao. Độ cao tối đa mà vật đạt tới là h = 40 m. Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật thứ hai đạt tới sẽ là
A. 80 m.
B. 160 m.
C. 180 m.
D. 240 m.
Chọn 19: B.
Áp dụng các kết quả câu 17 ta có:
Độ cao cực đại mà vật đạt tới kể từ điểm ném là: hmax = 0,5v02/g
Suy ra hmax tỷ lệ với v02
=> Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật hai đạt tới sẽ là:
hmax 2 = hmax 1.22 = 4h = 160 m.
Bài 14: Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s, cho g = 10 m/s2. Ở độ cao nào thì vận tốc của nó giảm đi còn một nửa?
A. 5 m.
B. 2,5 m.
C. 1,25 m.
D. 3,75 m.
Chọn 20: D.
Chọn chiều dương hướng lên, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.
Ta có: khi t = 0, v0 > 0 và a = - g = - 10 m/s2.
Sau thời gian t từ khi ném vật có vận tốc v và lên được độ cao h.
Nếu vật chưa lên cao cực đại thì quãng đường vật đi được là S = h.
Áp dụng hệ thức độc lập: v2 – v02 = 2.a.S ⇒
Khi v = v0/2 thì
Vậy ở độ cao 3,75 m thì vận tốc của nó giảm đi còn một nửa.
Bài 15: Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là
A. 0,6 s.
B. 3,4 s.
C. 1,6 s.
D. 5 s.
Chọn 11: B.
Chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu rơi. Vật chạm đất sau thời gian t giây, khi đó quãng đường vật rơi được là: h = 0,5.g.t2 (m)
Quãng đường vật rơi được trong khoảng thời gian t1 = t – 1 (s) là:
h1 = 0,5.g.(t – 1)2 (m)
Quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng là:
S = h – h1 = 0,5.g.t2 - 0,5.g.(t – 1)2 = g.t – 0,5.g = 10t – 5 (m)
Vì S = 0,5.h ⟹ 10t – 5 = 0.5.(0,5.g.t2) = 2,5t2.
⟹ 2,5t2 – 10t + 5 = 0.
Giải phương trình bậc hai và lấy nghiệm t > 0 ta được: t = 3,14 s (ta loại nghiệm t = 0,586 s vì t > 1s).
Bài 16: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 m/s2 Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s2) thì thời gian rơi sẽ là
A. 12 s.
B. 8 s.
C. 9 s.
D. 15,5 s.
Chọn 12: A.
Ở Trái Đất, quãng đường rơi của vật sau thời gian t = 5 s là: h1 = 0,5.g.t12 (m).
Ở Mặt Trăng, thời gian rơi hết quãng đường h2 = h1 là t2 (s) và h2 = 0,5.gMT.t22 (m)
Bài 17: Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì
A. khoảng cách giữa hai bi tăng lên.
B. khoảng cách giữa hai bi giảm đi.
C. khoảng cách giữa hai bi không đổi.
D. ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi.
Chọn 13: A.
Bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian ∆t = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống thì bi A rơi được một đoạn là: h1 = 0,5.g.∆t2 = g/8
Đây cũng là khoảng cách hai bi lúc này: ∆h1 = g/8.
Từ lúc thả bi A đến khi A chạm đất thì hết thời gian t, độ cao h = 0,5.g.t2
Do vậy khi bi A chạm đất, bi B rơi được 1 đoạn là: h2 = 0,5.g.(t – 0,5)2.
Khoảng cách của bi lúc này là:
∆h2 = h – h2 = 0,5.g.t2 – 0,5.g.(t – 0,5)2 = g.t – g/8.
Vì t > 0,5 nên ∆h2 > 3g/8 ⟹ ∆h2 > ∆h1
Vậy ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì khoảng cách giữa hai bi tăng lên.
Bài 18: Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10 m/s2 thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?
A. 10 m/s và hướng lên.
B. 30 m/s và hướng lên.
C. 10 m/s và hướng xuống.
D. 30 m/s và hướng xuống.
Chọn 14: C.
Chọn chiều dương hướng lên, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.
Ta có: t = 0, v0 = 30m/s. a = - g = - 10 m/s2.
Suy ra vận tốc của vật tại thời điểm t: v = v0 – gt = 30 – 10t
⟹ lúc t = 4s, v = - 10 m/s < 0, chứng tỏ khi đó vật chuyển động ngược chiều dương tức là đang rơi xuống.
Bài 19: Từ một độ cao nào đó với g = 10 m/s2, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc là 5 m/s. Sau 4 giây kể từ lúc ném, vật rơi được một quãng đường
A. 50 m.
B. 60 m.
C. 80 m.
D. 100 m .
Chọn 15: D.
Chọn chiều dương Oy hướng xuống, gốc tọa độ y = 0 là ví trí ném, gốc thời gian t = 0 là lúc ném.
Ta có: t = 0, v0 = 5m/s. a = g = 10 m/s2.
⟹ Sau t = 4 giây kể từ lúc ném, vật rơi được một quãng đường:
Lưu ý: Vât bị ném xuống nên luôn chuyển động theo một chiều, do vậy quãng đường vật rơi được bằng tọa độ của vật với hệ quy chiều được chọn như trên.
Bài 20: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g = 10 m/s2. Trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường
A. 30 m.
B. 20 m.
C. 15 m.
D. 10 m.
Chọn 16: C.
Quãng đường vật rơi được trong giây đầu tiên là: S1 = 0,5.g.12 = 5 m.
Quãng đường vật rơi được trong 2 giây đầu tiên là: S2 = 0,5.g.22 = 20 m.
Suy ra trong giây thứ hai vật rơi được một đoạn đường:
S = S2 – S1 = 20 - 5 = 15 m.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 5: Chuyển động tròn đều cực hay có đáp án (phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 5: Chuyển động tròn đều cực hay có đáp án (phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 6: Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc cực hay có đáp án (phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 6: Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc cực hay có đáp án (phần 2)
- Trắc nghiệm Ôn tập Chương 1 cực hay có đáp án (phần 1)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều