Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.

I. Sóng ngang

Sóng trong đó có các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng được gọi là sóng ngang.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Ví dụ: sóng ngang xuất hiện trên sợi dây, trên mặt nước

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

II. Sóng dọc

Sóng trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

III. Quá trình truyền năng lượng bởi sóng

- Năng lượng dao động mà các phần tử nước này có được là do sóng mang năng lượng của nguồn đến cho chúng.

- Các phần tử chỉ dao động tại chỗ, quanh vị trí cân bằng của nó chứ không chuyển động theo sóng. Điều đó chứng tỏ sóng mang năng lượng mà không mang các phần tử đi theo.

- Sóng dọc trên lò xo thì năng lượng được truyền đi bằng sự nén dãn liên tiếp của các vòng lò xo.

IV. Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của âm

- Nguồn âm dao động làm cho các phần tử không khí trên dao động theo phương truyền âm, các phần tử không khí dao động lệch pha nhau tạo nên các lớp không khí nén, dãn giống như ở lo xo. Các nén, dãn này truyền đi tạo thành sóng âm theo mọi phương trong không khí. Sóng âm truyền đến tai người làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm thanh.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

- Biên độ sóng âm càng lớn thì nghe càng to.

- Sóng âm nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

V. Bài tập tự luyện

Câu 1: Sóng dọc lan truyền trong một môi trường với bước sóng 15 cm với biên độ không đổi A = 53 cm . Gọi M và N là hai điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng mà khi chưa có sóng truyền đến lần lượt cách nguồn các khoảng 20 cm và 30 cm. Khoảng cách xa nhất và gần nhất giữa 2 phần tử môi trường tại M và N khi có sóng truyền qua là bao nhiêu?

A. lmax = 11,5 cm, lmin = 8,5 cm

B. lmax = 20 cm, lmin = 0 cm

C. lmax = 15 cm, lmin = 5 cm

D. lmax = 14 cm, lmin = 5 cm

Câu 2: Sóng dọc lan truyền trong một môi trường với tần số f = 50Hz, tốc độ truyền sóng v = 200cm/s và biên độ không đổi A = 2cm. Gọi A và B là hai điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng mà khi chưa có sóng truyền đến lần lượt cách nguồn các khoảng 20 cm và 42 cm. Khi có sóng truyền qua khoảng cách cực đại giữa A và B là bao nhiêu?

A. 26 cm

B. 28 cm

C. 21 cm

D. 105 cm

Câu 3: Chọn câu đúng.

A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây.

B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang.

C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động (của các phần tử của môi trường) trùng với phương truyền sóng.

D. Sóng dọc là sóng truyền theo trục tung, còn sóng ngang là sóng truyền theo trục hoành.

Câu 4: Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường:

A. Rắn, lỏng và chân không.

B. Rắn, lỏng, khí.

C. Rắn, khí và chân không.

D. Lỏng, khí và chân không.

Câu 5: Sóng dọc trên một sợi dây dài lí tưởng với tần số 50Hz, vận tốc sóng là 200cm/s, biên độ sóng là 4cm. Tìm khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm A, B. Biết A, B nằm trên sợi dây, khi chưa có sóng lần lượt cách nguồn một khoảng là 20cm và 42 cm.

A. 32 cm.

B. 14 cm.

C. 30 cm.

D. 22 cm

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về sóng không đúng?

A. Sóng là quá trình lan truyền dao động trong một môi trường liên tục.

B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.

C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

Câu 7: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.

B. phương truyền sóng và tần số sóng.

C. phương dao động và phương truyền sóng.

D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 8: Vận tốc sóng là:

A. Vận tốc dao động của các phần tử vật chất.

B. Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất.

C. Vận tốc truyền pha dao động.

D. Vận tốc truyền lực đàn hồi trong môi trường.

Câu 9: Không có sự truyền năng lượng trong:

A. Sóng âm.

B. Sóng dọc.

C. Sóng ngang.

D. Sóng dừng.

Câu 10: Chọn phát biểu không đúng khi nói về sự truyền sóng trong cùng một môi trường:

A. Sóng truyền đi không mang theo vật chất của môi trường.

B. Các sóng có tần số khác nhau lan truyền với cùng vận tốc.

C. Sóng truyền đi với vận tốc hữu hạn.

D. Sóng có biên độ càng lớn lan truyền càng nhanh.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác