Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 1: Dao động điều hoà sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.

I. Những đặc điểm của dao động cơ

- Dao động cơ là sự chuyển động của vật qua lại quanh vị trí cân bằng.

- Dao động cơ có thể là tuần hoàn hoặc không tuần hoàn.

- Dao động tuần hoàn là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.

Ví dụ: dao động của con lắc đồng hồ là tuần hoàn, dao động của cành cây đu dưa khi gió thổi là không tuần hoàn.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động tuần hoàn

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Dao động của bông hoa là dao động không tuần hoàn

Dao động tuần hoà có thể có mức độ phức tạp khác nhau. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hoà.

II. Dao động điều hoà

1. Đồ thị của dao động điều hoà

Đồ thị của dao động điều hoà có dạng hình sin. Trên đồ thị cho biết vị trí của quả cầu trên trục x tại những thời điểm khác nhau

Ví dụ:

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Dao động của con lắc lò xo

2. Phương trình của dao động điều hoà

Phương trình dao động điều hoà có dạng: x=Acos(ωt+φ)

Trong đó: A, ω,φ là các hằng số

· x là li độ dao động

· A là biên độ dao động (A > 0)

· (ωt+φ) là pha của dao động ở thời điểm t (đơn vị rad)

· φ là pha ban đầu (đơn vị rad)

Mở rộng:

Mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ góc ω. Gọi Q là hình chiếu của M trên trục Ox. Điểm Q dao động điều hoà với phương trình x=Acos(ωt+φ).

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 1: Dao động điều hoà

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay khác: