Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 22: Cường độ dòng điện

Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 22: Cường độ dòng điện sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.

I. Cường độ dòng điện

· Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 22: Cường độ dòng điện

· Biểu thức: I=qt

Trong đó:

- q là độ lớn của điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn, đơn vị là culong (kí hiệu là C)

- t là thời gian lượng điện lượng trên chuyển qua, đơn vị là giây (kí hiệu là s)

- I là cường độ dòng điện, đơn vị là ampe (kí hiệu là A)

II. Liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện

1. Dòng điện chạy trong dây dẫn kim loại

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 22: Cường độ dòng điện

- Trong kim loại có các electron tự do, khi dây dẫn kim loại được nối với nguồn điện thì trong dây dẫn xuất hiện điện trường. Dưới tác dụng của lực điện trường, các electron tự do mang điện tích âm dịch chuyển có hướng ngược với hướng của điện trường, tạo ra dòng điện.

- Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển của các điện tích dương, hay ngược với chiều dịch chuyển của các electron tự do.

2. Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện

Lý thuyết Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 22: Cường độ dòng điện

- S là diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn

- n là mật độ hạt mang điện

- v là tốc độ dịch chuyển có hướng của electron

- e là độ lớn điện tích của electron

Trong khoảng thời gian t, số electron N chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là:

N = nSh, trong đó h=v.t

N=nSv.t

· Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian là:

q=Ne=Snve.t

· Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại: I = Snve

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay khác: