20+ Mở bài Cố hương (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Cố hương" của Lỗ Tấn.

Mở bài Cố hương - mẫu 1:

    Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện "Cố hương" là một truyện ngắn tuyệt hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ. Nó phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng.

Mở bài Cố hương - mẫu 2:

    Hình ảnh quê hương đã in dấu lại trong sáng tác của rất nhiều những nghệ sĩ trong đó có Lỗ Tấn. Nhắc đến ông là nhắc đến một nhà văn nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn phải kể đến: “AQ chính truyện”, “Thuốc”, “Nhật kí của một người điên”,… và sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc đến truyện ngắn “Cố hương”.

Mở bài Cố hương - mẫu 3:

    Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hiện thực nổi tiếng của Trung Quốc vào thời kì đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác mà ông để lại cho đời rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là “Gào thét” (1923) và “Bàng hoàng” (1926). Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của tập “Gào thét” là truyện ngắn “Cố hương”.

Mở bài Cố hương - mẫu 4:

    Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút. Lỗ Tấn dành cả đời mình để cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ông là nhà văn của nhân dân lao động Trung Quốc dưới ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến Trung Quốc. Lỗ Tấn đã để lại một số lượng các tác phẩm rất đồ sộ: gồm 17 tập văn và 2 tập truyện ngắn. Một số các tác phẩm tiêu biểu như: “AQ chính truyện”, “Thuốc”, “Nhật kí người điên”... Trong các tác phẩm của ông, người đọc thấy hiện lên không khí ngột ngạt của xã hội Trung Quốc trước cách mạng và sự mê muội của nhân dân dưới ách thống trị của triều đình phong kiến. “Cố hương” là truyện ngắn nổi bật trong tập “Gào thét”. Thông qua tường thuật chuyến về quê cuối của nhân vật “tôi”, tác giả đã khắc họa bức tranh hiện thực về nông thôn Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thời đặt ra vấn đề đường đi cho người nông dân và cho toàn xã hội. Từ đó ta thấy nhà văn không chỉ là người uyên thâm, lỗi lạc mà còn có một trái tim giàu tình yêu thương.

Mở bài Cố hương - mẫu 5:

    Tình yêu quê hương dường như là thứ tình cảm luôn thường trực trong mỗi con người. Lúc còn bé, tình yêu quê gắn với yêu gia đình, yêu những cảnh vật bình dị của quê hương. Khi lớn lên, yêu quê là nỗi nhớ mong cồn cào, da diết mỗi lần phải xa quê, là háo hức, mong chờ khi được trở về nơi chốn ta đã sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê luôn được các nhà văn truyền tải hết sức chân thành, mộc mạc trong các tác phẩm của mình. Đến với “Cố hương” của Lỗ Tấn, ta sẽ cùng với nhà văn làm cuộc hành trình đi về miền quê cũ, tuy rằng miền quê ấy giờ đây đã đổi khác và chẳng còn vẹn nguyên, tươi đẹp như xưa.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học