20+ Mở bài Bến quê (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.

Mở bài Bến quê - mẫu 1:

    Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng có một định nghĩa bằng thơ rất hay về quê hương:

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay..."

Thực vậy, trên thế gian này có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cách định nghĩa khác nhau về quê hương. Nhưng hiểu một cách chung nhất, quê hương là điểm đến của tâm linh, điểm về của mọi xáo trộn tâm hồn và là nơi để ta có thể nương tựa sau những vấp ngã, khó khăn trên đường đời. Bởi đơn giản quê hương chính là nơi lưu giữ những kỉ niệm ngọt ngào và là nơi luôn tồn tại những tấm lòng giàu tình yêu thương, sẵn sàng dang rộng vòng tay để đón chúng ta vào lòng. Cũng nhận ra được điều đó, Nguyễn Minh Châu – một nhà văn luôn có những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời đã viết lên truyện ngắn "Bến quê" (1985) nhằm thức tỉnh người đọc biết nhận ra và biết trân trọng những vẻ đẹp gần gũi, bình dị, vững bền và quý giá của gia đình, quê hương.

Mở bài Bến quê - mẫu 2:

    Nguyễn Minh Châu cây bút tài năng trong làng văn học Việt Nam, ông được mệnh danh là một trong những nhà văn mở đường “tinh anh và tài năng nhất” của Văn học nước ta. Ông trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, các tác phẩm của ông sáng tác sau 1975 thể hiện những quan niệm mới mẻ về nghệ thuật và nhân sinh. “Bến quê” là một trong những tác phẩm như vậy, tác phẩm được coi là bản di chúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

Mở bài Bến quê - mẫu 3:

    “Bến quê” là truyện ngắn được lấy làm tên chung cho tập truyện của nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989), xuất bản năm 1985. Ở tác phẩm này, ngòi bút của nhà văn hướng vào những sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt, tầm thường, để thông qua đó phát hiện ra chiều sâu của đời sống tinh thần với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi tầm nhìn, tầm suy nghĩ hạn hẹp trước đây của tác giả nói riêng và mọi người nói chung.

Mở bài Bến quê - mẫu 4:

    Không hiểu sao, đã từ lâu, khi đọc “Bến quê”, tôi cứ đinh ninh đây là bản di chúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu gửi lại cho đời, được ông viết ngay từ hơn bốn năm trước lúc ra đi, và hơn hai năm khi biết mình bị trọng bệnh - bệnh ung thư máu. Trong một dung lượng cho rất kiệm, chỉ khoảng sáu trang sách (“Bến quê” có lẽ thuộc trong số những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu), nhà văn đã gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc, minh triết về cuộc đời con người, chỉ có thể có được khi một người đã đi gần trọn đời mình, nhìn lại và vượt qua mọi ham hố, danh vọng, ảo tưởng, để thấu đạt tới những giá trị đích thực, giản dị và bền vững của cuộc sống.

Mở bài Bến quê - mẫu 5:

    Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ như: “Bức tranh”, “Dấu chân người lính”, “Mảnh trăng cuối rừng”…Đây là thời kỳ nhà văn đang “đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của con người”, thời kỳ mà con người Việt Nam dường như chỉ sống trong lý tưởng và sống bằng lý tưởng. Nhưng khi đất nước hòa bình, anh đã rất nhạy cảm và nhìn ra được những thay đổi của con người, những cuộc đời trĩu nặng đau thương nhưng nồng nàn khắc khoải với cuộc sống. Đọc “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu đậm.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: