20+ Mở bài Ánh trăng (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy

Mở bài Ánh trăng - mẫu 1:

    Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau chiến tranh, Nguyễn Duy tiếp tục làm thơ và thơ ông ngày càng trở nên đậm đà với một phong cách, giọng điệu “quen thuộc mà không nhàm chán”.Thơ Nguyễn Duy giản dị, gần gũi song đầy suy tư, chiêm nghiệm triết lí sâu sắc về cuộc đời và con người. Bài thơ "Ánh trăng" là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ đó của Nguyễn Duy.Tác phẩm được viết vào năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua bài thơ, Nguyễn Duy muốn lời nhắc nhở, thức tỉnh người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ, thức dậy trong tâm hồn người lính lòng trung hiếu vẹn tròn với cách mạng, với nhân dân về những năm tháng gắn bó với thiên nhiên, với đất nước.

Mở bài Ánh trăng - mẫu 2:

    “Cát trắng” và “Ánh trăng” là hai tập thơ của Nguyễn Duy, nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Một hồn thơ tươi trẻ tỏa mát bóng tre, như con sóng vỗ dòng sông thơ ấu phảng phất hương vị đồng quê:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

Níu váy bà đi chợ Bình Lâm

Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trầm.”

(Đò Lèn)

“Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Ánh trăng”, “Đò Lèn”... là những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Duy. Bài thơ “Ánh trăng” rút trong tập thơ cùng tên, được tác giả viết vào năm 1978, tại Thành phố Hổ Chí Minh, 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Bài thơ như một lời tâm sự chân thành: vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên và đừng vô tình lãng quên.

Mở bài Ánh trăng - mẫu 3:

    Nhà văn Nguyễn Tuân có lần từng nói: “Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ trước bài thơ ấy dường như vẫn còn bị phong kín” vì vậy mỗi một sáng tác thơ ca đều phải mở ra một điều gì đấy mới mẻ về tư tưởng về nội dung về nghệ thuật trong tâm trí của người đọc. Nếu Lí Bạch đã từng nâng chén cùng với trăng sáng trên cao để thấm thía nỗi cô đơn mình với bóng là ba, nếu Nguyễn Du đã để vầng trăng là nhân chứng cho mối lương duyên của Thúy Kiều – Kim Trọng, thì chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng coi trăng như một người bạn tri kỷ, thân thiết “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Cũng viết về vầng trăng, hình tượng vốn bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhưng bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.

Mở bài Ánh trăng - mẫu 4:

    Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt của dân tộc. Bài thơ “Ánh trăng” được viết tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mở bài Ánh trăng - mẫu 5:

    Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông đã có những tác phẩm hay, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Một trong những bài thơ tiêu biểu là "Ánh trăng", bài thơ được sáng tác năm 1978. Bài thơ như một lời nhắc nhở người đọc thái độ sống ân nghĩa thủy chung qua một hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: