50+ Tóm tắt Cố hương (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp 50+ Tóm tắt Cố hương hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết Tóm tắt Cố hương dễ dàng hơn.
Đề bài: Tóm tắt "Cố hương" của Lỗ Tấn
Bài giảng: Cố hương - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Tóm tắt Cố hương - mẫu 1
Sau hơn hai mươi năm xa cách, tôi trở về quê. Thời tiết đang độ giữa đông với trời âm u và gió lạnh lùa vào khoang thuyền. Hình ảnh quê hương lúc này hiện lên trong kí ức tôi. Làng tiêu điều xơ xác. Lòng tôi thấy không vui. Ý định lần này tôi về thăm quê lần cuối và tính việc chuyển đi nơi khác. Lúc này tôi nhớ đến người bạn thân Nhuận Thổ. Bạn cũ thuở nhỏ của tôi là một cậu bé nông dân khỏe mạnh, hiểu biết và hồn nhiên. Thế mà giờ đây khi gặp lại nó lại thay đổi nhiều trở nên mụ mẫm hơn, đần độn. Tôi buồn bã rời đi với suy nghĩ hai cháu Hoàng và Thủy Sinh sẽ ra sao. Hình ảnh con đường cuối truyện là niềm mong mỏi của tôi về một sự đổi thay
Tóm tắt Cố hương - mẫu 2
Cố hương là câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật tôi sau hơn hai mươi năm xa quê chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Sau ngần ấy thời gian trở về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi theo chiều hướng xấu của quê hương, của những người đồng hương cũ, đặc biệt là người bạn thân thưở nhỏ tên Nhuận Thổ. Nhân vật tôi buồn bã rời quê hương với niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng hơn ở nơi đây. Từ những đổi thay đến đau lòng ấy, Lỗ Tấn đã nhìn thẳng vào sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ, đồng thời đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 3
Trong chuyến về quê cuối cùng, nhân vật tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Và những con người xưa cũng đã đổi thay. Trong đó có Nhuận Thổ- người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời.Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, tôi suy nghĩ về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 4
Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn 20 năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ, anh ta tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. "Tôi" ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 5
Trước khi cùng gia đình chuyển đến nơi khác làm ăn, sinh sống, nhân vật "tôi" đã trở về thăm lại quê hương sau 20 năm xa cách. Sự đổi khác trong khung cảnh và cả con người quê hương khiến "tôi" ngỡ ngàng, không nhận ra.
Rời quê hương trong lòng tác giả có nhiều điều muộn phiền, kì vọng vào thế hệ tương lai sẽ tìm ra “con đường mới” đưa người nông dân và cả đất nước thoát khỏi tình cảnh bi đát như hiện tại.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 6
"Cố hương" kể về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật "tôi" trước khi cùng gia đình dọn nhà đến nơi khác sinh sống. Trở về quê sau nhiều năm xa cách, "tôi" xót xa nhận ra những thay đổi của làng quê, của những người dân quê nơi đây. Khung cảnh làng quê trở nên tiêu điều, vắng vẻ hơn, đặc biệt là Nhuận Thổ, người bạn gắn bó suốt thời thơ ấu với nhân vật "tôi" cũng trở nên tàn tạ, đổi khác. Từ những thay đổi của quê hương, tác giả đã đề cập đến những vấn đề bức xúc trong xã hội Trung Hoa xưa, tác giả gửi gắm hi vọng vào một xã hội tươi sáng hơn trong tương lai.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 7
Về quê sau 20 năm trời xa cách, tác giả quay trở lại nơi mình gắn bó suốt thời thơ ấu. Quê hương nay đã đổi khác, không còn giống trong kí ức của tác giả, ngay người bạn tuổi thơ Nhuận Thổ nay cũng đã thay đổi đến mức không còn nhận ra cậu bé đáng yêu, nhanh nhẹn ngày nào.
Tác giả rời quê hương trong tâm trạng ưu tư với nhiều nỗi muộn phiền, hi vọng quê hương sẽ đổi khác và tiến lên trong tương lai.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 8
Sau hơn 20 năm xa cách trở lại quê nhà, nhân vật "tôi" trở lại thăm quê lần cuối để đưa cả gia đình đến nơi khác sinh sống. Chuyến thăm quê đã mang đến cho nhân vật "tôi" nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều hơn cả đó chính là sự xót xa, buồn bã trước sự thay đổi của cảnh vật cũng như con người nơi đây. Cảnh quê thanh bình, giản dị nhưng tươi đẹp trong kí ức của nhà thơ nay đã trở nên xơ xác, tiêu điều đến đau lòng, con người cũng đã đổi khác, không còn vẻ thật thà, chân chất mà trở nên thực dụng, trì độn hơn. Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu của nhân vật "tôi" không còn là cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn mà đã trở thành người đàn ông khắc khổ, thực dụng. Nhân vật "tôi" cùng gia đình rời quê hương vào một buổi chiều muộn, "tôi" hi vọng con người, quê hương của mình sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 9
Sau 20 năm trời đi xa, tôi phải vượt qua hai nghìn dặm về thăm quê. Đang độ giữa đông, trời lạnh giá. Gió lùa khoang thuyền vi vu. Gần về đến làng cũ, trời càng u ám, xa gần thấp thoáng xóm thôn tiêu điều, hoang vắng... im lìm nằm dưới vòm trời vàng úa. Lòng tôi se lại.
Có phải làng cũ tôi không? Làng cũ tôi đẹp hơn kia! về thăm chuyến này, lòng mình vốn không vui, nên tôi mới thấy thê lương như vậy. Về thăm chuyến này là để từ giã ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình chúng tôi đời đời ở chung với nhau, vĩnh biệt ngôi nhà cũ đã bán cho người ta rồi, từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến sinh sống nơi đất khách quê người.
Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới cổng nhà. Tôi vừa bước vào gian nhà cũ yêu dấu thì mẹ tôi và cháu Hoàng mới lên 8 tuổi chạy ra đón. Mẹ rất mừng rỡ, nhưng nét mặt vẫn ẩn một nỗi buồn thầm kín. Mẹ bảo tôi ngồi xuồng nghỉ ngơi, uống trà. Cháu Hoàng đứng đằng xa, nhìn tôi chòng chọc.
Sau đó, mẹ và tôi bàn đến chuyện dọn nhà bán đồ đạc. Mẹ nhắc tôi nghỉ ngơi vài hôm rồi đi thăm bà con trước lúc lên đường. Mẹ nhắc đến anh Nhuận Thổ, mẹ đã nhắn lên, có lẽ anh ấy cũng sắp đến. Câu chuyện mẹ nói làm hiện lên trong ký ức tôi hình ảnh một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay cầm đinh ba, đang cố sức đâm theo một con "tra"... Đứa bé ấy chính là Nhuận Thổ, quê ở vùng biển. Cách đây khoảng chừng 20 năm, tháng giêng năm ấy đến lượt nhà tôi lo giỗ tổ. Giỗ to, lễ vật nhiều, đồ tế rất sang, người đến lễ rất đông. Người ở quá bận, xin thầy tôi cho gọi thằng con là Nhuận Thổ đến để nó trông coi các thứ đồ lễ cho.
Gần Tết thì Nhuận Thổ đến. Đã bao ngày đêm tôi mong vì nghe nói hắn bẫy chim sẻ tài lắm. Hắn đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Hắn bẽn lẽn. Khi vắng người hắn nói chuyện với tôi. Chỉ nửa ngày, chúng tôi đã thân nhau. Hắn bảo lên tỉnh hắn được trông thấy bao nhiêu điều mới lạ. Hôm sau, tôi rủ Nhuận Thổ đi bẫy chim. Hắn bảo phải tuyết xuống mới bẫy chim được. Hắn nói với tôi cách bẫy chim: sẻ đồng, chào mào, sẻ xanh lưng...
Nhuận Thổ mời tôi đến mùa hè xuống chơi vùng biển, quê hắn, đi nhặt vỏ sò, màu đỏ có, màu xanh có, đủ cả. Còn có cả sò "mặt quỷ", sò "tay phật" lạ lắm. Hắn kể chuyện những đêm trăng đi canh dưa hấu, cầm đinh ba để đâm con "tra". Con vật này ăn dưa tinh khôn lắm, lông và da trơn như mỡ. Hắn kể chuyện vùng biển, hắn biết nhiều chuyện lạ lùng mà bạn bè tôi không ai biết cả. Hết tháng giêng năm ấy, Nhuận Thổ về quê. Sau đó, hắn gửi cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi cũng có vài lần gửi cho hắn ít quà. Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp nhau nữa. Bây giờ nghe mẹ tôi nhắc đến, ký ức tôi bỗng sáng bừng lên trong chốc lát, tôi cảm thấy tìm được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi. Tôi hỏi mẹ về Nhuận Thổ hiện nay, mẹ bảo tình cảnh anh ta cũng chẳng ra gì.
Đang dở câu chuyện thì thím Hai Dương đến, một người đàn bà trên dưới năm mươi tuổi, môi mỏng dính, lưỡng quyền nhô ra... Tôi không nhận ra được, một lúc sau nghe mẹ nói đó là thím Hai Dương bán đậu phụ ở xế cửa nhà tôi, hồi đó, người ta vẫn gọi là "nàng Tây Thi đậu phụ". Thím ta trách tôi, khích bác tôi là bây giờ làm quan, có nàng hầu, đã giàu có lại không dám rời một đồng xu. Cuối cùng thím Hai Dương giật đôi bít tất tay của mẹ tôi, rồi quay gót, cút thẳng.
Sau 3, 4 ngày vừa tiếp khách đến thăm vừa sửa soạn hành lí, một hôm trời rét lắm, vào lúc quá trưa, Nhuận Thổ đến. Tôi nhận ra ngay, nhưng không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi. Mặt vàng xạm, thêm những nếp nhăn sâu hóm, mí mắt viền đỏ húp mọng lên. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm. Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như cỏ cây thông. Lâu ngày gặp tôi, anh vừa hớn hở, thê lương, mấp máy mãi rồi cung kính chào: "Bẩm ông!". Tôi điếng người đi. Giữa chúng tôi đã có một bức tường ngăn cách. Thật là bi đát, tôi cũng nói không nên lời. Tiếp đó, Nhuận Thổ gọi một đứa bé lại và bảo: "Thủy Sinh. Con không lạy ông đi kìa". Mẹ tôi và cháu Hoàng từ trên gác nghe tiếng đi xuống. Nhuận Thổ cất liếng cung kính chào mẹ tôi, rồi nói: "biết ông về chơi, thật mừng quá!" Mẹ tôi nhẹ nhàng bảo: "Sao lại phải khách sáo thế, trước kia vẫn gọi nhau bằng anh em cơ mà?... " Thủy Sinh rụt rè nhưng sau đó đã chơi thân với cháu Hoàng.
Mẹ tôi và tôi hỏi thăm gia đình Nhuận Thổ. Anh than thở: "Bẩm, vất vả lắm! Nhà vẫn không đủ ăn, lại có được sống yên ổn đâu! Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất". Trông anh phảng phất như một pho tượng đá. Anh xuống bếp rang cơm ăn. Mẹ tôi và tôi đều cám cảnh cho gia đình anh: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi! Mẹ tôi bảo tôi: cái gì không cần chở đi thi cho anh ta hết, tùy ý chọn, lấy cái nào thì lấy. Anh chọn xin mấy thứ: 2 cái bàn dài, một bộ tam sự, một cái cân, xin một đống tro để về bón ruộng.
Chín ngày sau, chúng tôi lên đường. Khách đến tiễn và lấy đồ rất đông. Gần tối, chúng tôi xuống thuyền thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét. Ngồi tựa mạn thuyền, bỗng cháu Hoàng hỏi bao giờ trở về vì Thủy Sinh đã hẹn đến nhà nó chơi. Mẹ tôi buồn nhắc đến Nhuận Thổ, nhắc đến chị Hai Dương, lùn, chân bé tí tẹo thế mà cũng chạy nhanh đáo để.
Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần. Lòng tôi ảo não.
Nằm trong thuyền nghe nước chảy róc rách vỗ vào mạn thuyền, biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ đến Nhuận Thổ, đến Thủy Sinh và cháu Hoàng. Tôi nghĩ đến "thứ tượng gỗ", mọi hy vọng, đâu là thực là hư. Nghĩ đến những con đường trên mặt đất: kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 10
Chuyến về thăm quê sau hai mươi năm năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với hai mươi năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng. Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hy vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 11
Sau hơn hai mươi năm xa cách trở lại quê nhà, nhân vật “tôi” trở lại thăm quê lần cuối để đưa cả gia đình đến nơi khác sinh sống. Chuyến thăm quê đã mang đến cho nhân vật “tôi” nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều hơn cả đó chính là sự xót xa, buồn bã trước sự thay đổi của cảnh vật cũng như con người nơi đây. Cảnh quê thanh bình, giản dị nhưng tươi đẹp trong kí ức của nhà thơ nay đã trở nên xơ xác, tiêu điều đến đau lòng, con người cũng đã đổi khác, không còn vẻ thật thà, chân chất mà trở nên thực dụng, trì độn hơn. Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu của nhân vật “tôi” không còn là cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn mà đã trở thành người đàn ông khắc khổ, thực dụng. Nhân vật “tôi” cùng gia đình rời quê hương vào một buổi chiều muộn, “tôi” hi vọng con người, quê hương của mình sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 12
Nhân vật tôi trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng, nhìn thấy làng quê mình trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Những con người xưa cũng đã thay đổi. Đặc biệt làn Nhuận Thổ - người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu khi phải chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời. Rời quê ra đi, tôi suy nghĩ đến tình bạn của cháu Hoàng và Thủy Sinh (con trai của Nhuận Thổ) với hy vọng về một con đường tươi sáng cho đất nước.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 13
Nhân vật tôi trở về sau hơn hai mươi năm đã trở về thăm làng cũ với ý định từ giã nó lần cuối cùng. Làng quê trong ký ức của tôi không giống với hình ảnh trước mắt. Những con người ngày xưa cũng đã đổi khác, cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đặc biệt là người bạn thân thiết lúc thuở nhỏ - Nhuận Thổ đã không còn là cậu bé hoạt bát khi xưa. Nhuận Thổ của hiện tại là một người đàn ông khổ cực và thụ động. Cuộc gặp gỡ và chia tay với những người trong làng diễn ra nhanh chóng. Nhân vật tôi và gia đình rời đi trong một buổi chiều ảm đạm. Tôi nghĩ đến tình bạn của cháu Hoàng với Thủy Sinh - con trai của Nhuận Thổ, với niềm hy vọng về một cuộc đời mới mà những đứa trẻ sẽ được sống.
Tóm tắt Cố hương - mẫu 14
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để đưa cả gia đình đến nơi làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ - người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã đề cập đến những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng. Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều