Suy nghĩ về vấn đề gìn giữ truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ (điểm cao)



Suy nghĩ về vấn đề gìn giữ truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Suy nghĩ của em về vấn đề gìn giữ truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ

Suy nghĩ về vấn đề gìn giữ truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ - mẫu 1

    Trong cuộc sống ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, các xu hướng mới ra đời và nhanh chóng lan rộng. Đứng trước thực trạng đó vần đề giữ gìn truyền thống dân tộc càng ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

    Có thể hiểu truyền thống dân tộc là gì? Truyền thống dân tộc là những giá trị văn hóa tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giữ gìn truyền thống dân tộc là bảo vệ các truyền thống dân tộc trước nguy cơ bị pha tạp, bị mất đi để từ đó phát triển nó ngày một tốt đẹp hơn.

    Vậy tại sao chúng ta cần giữ gìn truyền thống dân tộc? Vâng! Bởi vì để có được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc biết bao thế hệ con người đã dùng trí tuệ, nhận thức của mình hun đúc lên. Có những truyền thống cha ông ta đã dùng cả máu và nước mắt để bảo vệ chúng trong các cuộc xâm lược tàn bạo của kẻ thù như: truyền thống uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, đoàn kết… Kẻ thù tàn bạo luôn tìm cách kích động, chia rẽ dân tộc ta nhưng nhờ những truyền thống tốt đẹp ấy đã giúp dân tộc ta đứng vững trước khó khăn, đồng lòng, hiệp lực đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ngoài ra, truyền thống dân tộc còn rất quan trọn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, cộng đồng. Con người sống không có truyền thống hẳn sẽ khó hòa mình vào xã hội, khó có thể thành công. Một dân tộc không có văn hóa truyền thống riêng sẽ dễ bị thôn tính trước âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Việc giữ gìn truyền thống của dân tộc còn là biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn của thế hệ sau với thế hệ trước, những người đã hi sinh biết bao để giữ gìn truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay. Nó cũng thể hiện một nhân cách dám chịu trách nhiệm, dám gánh vác cảu thế hệ trẻ.

    Tuy nhiên, một số người hiện nây còn đi ngược lại truyền thống dân tộc, không hiểu rõ truyền thống, đi ngược lại với đạo đức, văn hóa dân tộc. Những việc làm đó thể hiện sự kém hiểu biết, sự vô ơn của con người. Chúng ta cần tỉnh táo khi tiếp xúc với những người ấy.

    Vậy thanh niên ngày nay làm thế nào để có thể giữu gìn truyền thống văn hóa dân tộc? Trước hết, thanh niên cần tích cực, chủ động học tập, trau dồi kiến thức, văn hóa, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách để biết cách ứng xử tốt trước truyền thống dân tộc. Mỗi người cần yêu và tự hào bởi truyền thống của dân tộc mình; sống phù hợp với đạo đức, truyền thống văn háo dân tộc; ứng xử văn minh trước những hành vi suy đồi đạo đức. Thanh niên cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ và quảng bá các cơ sở vật chất có giá trị văn hóa của dân tộc như: di tích lịch sử, tượng đài danh nhân, các loại hình nghệ thuật (hát chèo, hát quan họ, múa rối nước…)…

    Nói tóm lại, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Không giữu gìn được truyền thống dân tộc chúng ta không còn xứng đáng với thế hệ trước, chúng ta khiến dân tộc đứng trước nguy cơ bị thôn tính. Chúng ta hãy cùng hành động ngay hôm nay!

Suy nghĩ về vấn đề gìn giữ truyền thống dân tộc của thế hệ trẻ - mẫu 2

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răng đe dạy và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết mà mỗi người ai cũng phải có như là: “một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…..các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người. Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn” thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thể hiểu tận tường những ý từ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.

Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu. “Nước” là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ sẽ bị hủy diệt, không có sự sống. “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chỉ là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. “Nước” chính là những thành quả mà cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau.

Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào là “uống nước nhớ nguồn” và tại sao khi "uống nước" chúng ta phải “nhớ nguồn”. Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước.

Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đến những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yếu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể…, từ đó hình thành một xã hội thân ái, đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giống như vậy… thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nếu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng những thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.

Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự hào về truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm. Ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước nhà ngày một phong phú. Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau này tạo ra được chính thành quả cho mình, cho xã hội, đó chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.

Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân: “uống nước nhớ nguồn” trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và giữ gìn những thành quả mà mình được hưởng.Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thống dân tộc.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học