Top 5 Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm (hay, ngắn gọn)
Phân tích Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết văn dễ dàng hơn.
Đề bài: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Trình bày ý kiến của em về quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Quan điểm này thể hiện trong sáng tác của ông như thế nào?
Dàn ý Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
– Giải thích:
+ Đạo: là đạo lí nhân nghĩa của nho gia nhưng với Nguyễn Đình Chiếu, đạo còn là đạo nghĩa của nhân dân.
+Thuyên: văn chương nghệ thuật
+ Khẩm: đắm.
+ Thằng gian: những kẻ bất nghĩa.
+ Tờ: mòn, vẹt,
- Câu thơ thể hiện quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: Văn chương phải chuyên chở đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
– Chứng minh:
+ Trong Lễ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu phê phán, lên án những vị vua chúa chỉ biết đắm say tửu sắc, bỏ bê chính sự, làm hại đến nhân dân.
+ Trong Chạy giặc, nhà thơ tố cáo tội ác của quân xâm lược, phê phán sự hèn yếu, bạc nhược của triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
+ Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ông tố cáo tội ác của kẻ thù và nguyễn rủa những kẻ bán nước cầu vinh.
– Nhận xét, đánh giá: :
+ Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu hết sức đúng đắn, thể hiện tinh thần hiện thực và giá trị nhân đạo của văn chương.
+ Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu nhận được sự đồng vọng từ các nhà thơ, nhà văn lớn: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu…
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà - mẫu 1
Viết văn làm thơ là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu, hoạt động sáng tạo nghệ thuật đó luôn gắn liền một mục đích cao cả như ông đã viết trong Dương Từ – Hà Mậu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đám mấy thằng gian bút chẳng tà.
Trong hai dòng thơ trên, có thể hiểu đạo là đạo lí nhân nghĩa của gia. Nho giáo quan niệm con người trong xã hội phải có đủ “tam cương “ngũ thường”, người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải có đủ “tam tòng” “tứ đức”. Là một nhà nho, Nguyễn Đình Chiểu thấm thía những đạo lí mà hơn ai hết. Nhưng với ông, đạo còn là đạo nghĩa của nhân dân. Đạo lí mà ông hướng tới chính là đạo nghĩa của nhân dân. Hình ảnh thuyền trong câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu là hình ảnh biểu trưng cho văn chương nghệ thuật; thằng gian là cách nhà thơ gọi những kẻ bất nghĩa; phẩm là đắm tà nghĩa là mòn, vẹt. Tựu chung lại, câu thơ trên thể hiện một quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: Văn chương phải chuyên chở đạo lí mà chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu từ trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, có thể thấy nhà thơ rất trung thực với quan niệm đó. Trong Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu đã bày tỏ nỗi ghé những hôn quân bạo chúa:
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bê dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Lời thơ là tiếng nói phê phán, lên án những vị vua chúa chỉ biết đắm say tửu sắc, bỏ bê chính sự, không chăm. lo đến đời sống của dân, khiến dân phải chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều. Điệp từ ghét lặp lại bốn lần, đứng đầu các câu thơ lục nhấn mạnh cảm xúc căm phẫn của Nguyễn Đình Chiểu.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngòi bút Đồ Chiểu có sự chuyển hướng trong đối tượng phê phán. Ở Chạy giặc, vẽ lên thám cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lâm vào loạn lạc, li tán, nhà thơ đã tố cáo tội ác của quân xâm lược:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Vì đâu lũ trẻ, bây chim phải bỏ nhè, mất ổ, vì đâu chúng phải lơ xơ dáo dác hoảng loạn, mất phương hướng như thế? Vì đâu nên nỗi tan tác, chia lìa đau đớn như thế? Kẻ tàn ác nào đã gây lên thảm cảnh đau đớn đó? Câu trả lời vẻn vẹn nằm trong ba chữ: thực dân Pháp. Khi chúng đặt gót giầy đỉnh xâm lược đến đất nước quê hương này cũng chính là lúc đau thương, tang tóc nhuộm màu khắp mọi không gian:
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Cũng với cảm hứng tố cáo, trong Vỡn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu gọi đám cướp nước này bằng những từ ngữ : giặc, thằng Tây, lũ treo dê bán chó, quân tả đạo, lũ man di, bình tướng nó.. đẩy coi thường, khinh bỉ. Hóa thân vào những người nông dân nghĩa sĩ, nhà thơ đã thể hiện sâu sắc lòng căm thù đến tận xương tủy bè lũ cướp nước:
… mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.
Cùng vẫn bằng cảm hứng phê phán, lên án đối với những thằng gian, cũng vẫn trong Chạy giặc và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu còn chĩa mũi nhọn vào quan quân triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Trên lập trường nhân dân, nhà thơ từng mong môi trông tin nhạn:
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa.
Nhưng trông người người càng vắng bóng (Nguyễn Trãi) nên nhà thơ phải cất tiếng gọi hỏi:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Trang dẹp loạn là những đấng bậc từ vua chí quan của triều đình nhà Nguyễn bấy giờ. Lẽ ra khi giặc Pháp xâm lược, họ phải xuất hiện để thực thi trách nhiệm với nước, với dân. Nhưng ngược lại, những kẻ ăn lương dân, đội mũ quan đó lại bặt vô âm tín, để mặc dân đen chống chọi với quân thù. Chúng đâu xứng đáng được gọi là những trang dẹp loạn? Câu hỏi vang lên vừa ngầm ý hi vọng mong manh vừa thể hiện sự chán ngán, chua xót trước thái độ nhu nhược, đầu hàng của những người thuộc “phương diện quốc gia” của triều đình phong kiến.
Như vậy, có thể thấy với quan niệm để ra, Nguyễn Đình Chiểu đã thực thi một cách triệt để trong các sáng tác của mình. Lên án, tố cáo các thế lực phi nghĩa, nhà thơ đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh chở đạo của mình. Và rõ ràng cái đạo đó không đơn thuần chỉ là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín…mà còn là đạo nghĩa làm người theo quan điểm của nhân dân. Có thể khẳng định quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu hết sức đúng đắn và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Và chính bởi đúng đắn nên sau này, Nguyễn Đình Chiểu nhận được sự đồng vọng từ các nhà thơ, nhà văn lớn như Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu…
Nếu như quan điểm nghệ thuật là một ngọn hải đăng soi cho con thuyền thơ của người nghệ sĩ không lạc lối trên biển khơi giữa đêm giá lạnh thì quan niệm trên đây của Nguyễn Đình Chiểu đã thực thi đúng sứ mệnh cao cả của mình. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là một nghĩa sĩ trên mặt trận thơ ca.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà - mẫu 2
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ vĩ đại của đất nước ta trong thế kỉ XIX. Ông đã sống giữa một thời kì biến động và đau thương của dân tộc. Cuộc đời của ông đầy bi kịch xót xa. Ông là một nhà nho chân chính đã dạy cho chúng ta bài học vể cách sống và ứng xử: vươn lên mọi bất hạnh để sống đẹp, sống trong yêu thương và căm ghét phân minh, rõ ràng. Trong bài thơ “Than đạo” ông viết:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Hai câu thơ bày tỏ một quan niệm văn chương của Đồ Chiểu. Thuyền là hình ảnh ẩn dụ nói về văn thơ và sự nghiệp văn chương. Đạo là đạo đức, đạo lí làm người. Văn chương là chở đạo, chàởbao nhiêu đạo thuyền không khẳm — thuyển cũng chẳng đầy. Sức chứa đạo đức, đạo lí của con thuyền văn chương là vô cùng to lớn và vô tận.
“Thằng gian” là một khái niệm mang tính lịch sử. Trong chế độ phong kiến thối nát dưới triều Nguyễn là bọn bất lương, bọn lừa thầy phản bạn, kẻ ác, kẻ xâu, bất nhân bất nghĩa. Khi thực dân Pháp đến ăn cướp nước ta thì thằng gian là giặc Pháp và lũ Việt gian bán nước, bọn đầu hàng giặc. Chữ “đâm” và chữ “thằng” thể hiện một thái độ quyết liệt, đầy căm thù và khinh bỉ. Câu “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” nghĩa là lấy thơ văn để đánh địch, đánh quyết liệt, đánh đến cùng thì ngòi bút (bút lông) cũng không mòn, không cùn, không tù, càng đánh càng sắc.
Hai câu thơ nói lên một quan niệm văn chương “Văn dĩ tải đạo”: văn chương có mục đích giáo dục to lớn; nhà thơ có sứ mệnh lấy thơ văn làm vũ khí chiến đấu để bảo vệ đạo đức, nêu cao chính nghĩa, chống lại mọi kẻ thù của nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu suốt đời đã sống và sáng tác vì một quan niệm văn chương cao đẹp như thế.
Nguyễn Đình Chiểu quan niệm văn chương là con thuyền “chở đạo” chở bao nhiêu đạo cũng không khẳm, cũng không đầy bởi lẽ ông đề cao chức năng giáo dục của văn chương. Sứ mệnh của văn chương nhằm giáo dục đức hi sinh, lòng vị tha, nghĩa thủy chung của con người, đề cao đạo đức và đạo lí của nhân dân như trung, hiếu, tiết, hạnh:
“Trai thời trung, hiếu làm đầu,
Gái thời tiết, hạnh là câu trau mình”
(Truyện Lục Vân Tiên)
Người xưa quan niệm bản chất của thi ca nghệ thuật là “có ích dụng cho đời”, nó có tác dụng “khuyến thiện, trừng ác”, góp phần chấn hưng đạo đức, bồi dưỡng nhân tâm, đề cao nhân nghĩa.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho chân chính, yêu nước thương dân, cho nên “đạo” mà ông nói đến mang nội dung nhân dân, tích cực tiến bộ:
“Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,
Lòng đạo xỉn tròn một tấm gương”.
Lời thơ khẳng định “Lòng đạo” và quyết tâm của nhà thơ. Thà đui mù, tật bệnh nhưng tình cảm, tấm lòng của ông vẫn trong sáng thủy chung với đời, vẫn lo cho dân, cho nước. “Đạo” mà con thuyền thi ca của Nguyễn Đình Chiểu chở mãi vẫn không đầy chính là tư tưởng nhân nghĩa và tinh thần yêu nước chống xâm lăng của ông.
Một đời thơ của Đồ Chiểu không chỉ quan niệm “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm” mà ông còn luôn luôn tâm niệm “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Càng “đâm” càng vạch mặt chỉ tên những “thằng gian”, lũ bất lương, bất hiếu, bất trung, bọn lừa thầy phản bạn, thì ngọn bút thơ càng sắc nhọn. Nhà thơ có thái độ yêu ghét rõ ràng; thơ ca phải mang tính chiến đấu trên lập trường nhân dân và dân tộc, vì đạo hiếu trung, vì nhân nghĩa:
“Mến nghĩa sao đành làm phản nước
Có nhân sao nỡ phụ tình nhà
Trong xã hội phong kiến mục nát, đạo lí suy đồi thì nhà thơ “đâm mấy thằng gian” để bảo vệ nhân nghĩa, làm cho nhân nghĩa vằng vặc chói loà như hai vầng nhật nguyệt. Khi đất nước bị ngoại bang xâm lăng, là kẻ sĩ không thể để quân thù mua chuộc, lợi dụng:
“Thầy ta chẳng khứng sĩ Liêu
Xông hai con mát bỏ liều cho đui”.
Là kẻ sĩ có thái độ khinh bỉ, vạch mặt chỉ tên bọn bán nước, cầu vinh, bọn xu nịnh, tham lam ở đời: “Sáng chi đua nịnh theo đời – Nay vinh mai nhục mang lời thị phi”. Nguyễn Đình Chiểu không phải là người chỉ có ghét, chỉ có bất hợp tác, chỉ có một lòng bảo vệ “đạo”, bảo vệ “nhân nghĩa” và “thiên luân” mà hơn thế, mặc dù bị mù, ông đã nhìn rất rõ mọi việc, mọi sự kiện bằng tất cả mối liên hệ với nhân dân. Ông không ở ẩn. Ông đã trực diện dùng ngòi bút sắc nhọn nhân nghĩa để không ngừng đấu tranh với giặc, với bọn buôn dân bán nước, với quyết tâm “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Quan niệm văn chương như trên đây của Nguyễn Đình Chiểu rất gần với lí tưởng thẩm mĩ của người xưa: “Văn chương phải có ích cho thiên hạ … loại văn chương làm sáng đạo lí…. là loại văn chương vĩnh viễn tồn tại ở đời … văn chương xu nịnh thì hại cho mình, vô ích cho người” … (Cố Viêm Vũ, đời Thanh…)
Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” là đề cao tính chiến đấu, mà sau này Bác Hồ lại có một cách nói mới mẻ: “Nay ở trong thơ nên có thép — Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Tóm lại, hai câu thơ:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm;
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
cho thấy quan niệm văn chương và sứ mệnh của nhà thơ trước cuộc đời là đúng đắn, tiến bộ- Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã phản ánh một cách trung thực cao đẹp quan niệm văn chương ấy.
Trong truyện “Lục Vân Tiên”, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tạo ra hai thế giới nhân vật đối lập nhau, thể hiện sâu sắc ý tưởng hàm chứa trong hai câu thơ ấy.
Lục Vấn Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh, ông Quán, ông Ngư,
Lão Bà, Tiểu Đồng … là những con người giàu lòng nhân nghĩa, đề cao đạo lí làm người, coi thường đanh lợi, ăn ở thủy chung. Mỗi một nhân vật là một tấm gương sáng tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội được nhà thơ ngợi ca. Vân Tiên là một anh hùng nghĩa hiệp sẵn sàng xả thân để cứu vớt nhân dân:
“Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu nguời cho khỏi lao đao buổi này!”
“Cứu người” là để “chở đạo”, và để cứu người, Vân Tiên đã “bẻ cây làm gậy”, “đánh tan lũ cướp” làm cho tên tướng giặc Phong Lai “thác rày thân vong”. Nguyễn Đình Chiểu đã “đâm mấy thằng gian” với tất cả sức mạnh và sự khinh bỉ như thế!
Vương Tử Trực đã mắng nhiếc cha con Võ Thể Loan:
“Chẳng hay người học sách chi,
Nói sao những tiếng dị kì khó nghe”.
Đó là tiếng nói của đạo lí lên án những phường bất nghĩa, bất nhân. Và đó cũng là thái độ “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu.
Ông Ngư phảng phất một nhà nho “lánh đục tìm trong” sống cuộc đời ung dung thanh nhàn “tắm mưa, chải gió trong vời Hàn Giang”. Con thuyền của ông Ngư đâu chỉ để câu cá, đánh cá mà là con thuyền nhân nghĩa “chở đạo” rất đáng tự hào. Cả nhà xúm lại cứu giúp Vân Tiên bị nạn: “Hối con vầy lửa một giờ— Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”. Ông muốn được nuôi nấng, cưu mang người cô đơn, đui mù “Sớm hôm hẩm hút một nhà cho vui”. Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi Ngư ông, một con người trọng nghĩa khinh tài bằng những vần thơ “chở đạo” rất hồn hậu:
“Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn.
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây!”.
Cha con Võ Thế Loan đẩy Vân Tiên vào hang. Sau mấy ngày bơ vơ đói khát, chân tay rã rời không sao lết đi nổi thì chàng đã gặp lão Tiều. Lão mở gói cơm cho ăn, săn sóc với tất cả tình thương. “Lão ra sức lão cõng Tiên về nhà”. Cử chỉ và hình ảnh ấy rất đẹp sáng người đạo lí “thương người như thể thương thân
Kiều Nguyệt Nga không chỉ là một thiếu nữ “vóc ngọc mình vàng”, mà còn là con người trọng chữ “lễ” trong ứng xử, biết sống và phấn đấu đến cùng cho sự thủy chung trọn tình vẹn nghĩa. Nàng được mọi người tấm tắc ngợi khen và xứng đáng được hưởng hạnh phúc:
“Nguyệt Nga là gái tiết trinh
Sắc phong quận chúa hiển vinh rỡ ràng”.
Thế giới nhân vật thứ hai trong truyện thơ “Lục Vân Tiên” là bọn bạc ác tinh ma, bất nhân bất nghĩa ở đời. Là tên Thái sư xảo quyệt độc ác. Là cha con Võ Thể Loan tráo trở, trơ trẽn, vô liêm sỉ. Là Trịnh Hâm, Bùi Kiệm gian manh, xấu xa. Ai đã trói Tiểu Đồng vào gốc cây làm mồi cho cọp? Ai đã đẩy Vân Tiên xuống sông giữa đêm tối? Ai đã bỏ Vân Tiên vào hang Thương Tòng cho chết đói? Ai đã âm mưu đưa Kiều Nguyệt Nga cống Ô Qua? Tội ác của chúng đều không thoát khỏi lưới trời lồng lộng? Võ Công đã chết trong nhục nhã! “Thái Sư cách chức về nhà làm dân”, Trịnh Hâm là đứa bạo thần” đã bị trói giữa triều đình, bị đuổi về nhà rồi bị sóng thần dìm chết trên dòng Hàn Giang. Và đây là hình ảnh “nhà nho” Bùi Kiệm:
“Con người Bùi Kiệm máu dê,
Ngồi chai bề mặt như sề thịt trâu”.
Sự nhơ nhuốc không thể nào nói hết! Nguyễn Đình Chiểu viết: “Làm người ai nấy thì đừng bất nhân”. Bọn gian tà, bất nhân đã bị trừng phạt . Nhà thơ đã vạch mặt chỉ tên trước “toà án lương tâm”, ông đã khinh bỉ và căm giận “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyên Đình Chiểu càng toả sáng trong phần văn thơ yêu nước. Khái niệm “đạo” mang một nội dung mới khi “súng giặc đất rền – lòng dân trời tỏ”, khi giặc Pháp xâm lược đất nước ta. “Đạo” của mọi người là biết “Mến nghĩa làm quân chiêu mộ”, quyết không dung tha “lũ treo dê bán chó”, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp “đoạn kình”, “bộ hổ” để cứu nước cứu nhà. Điều đó cho thấy: Nhân nghĩa là yêu nước, “đạo ” mà con thuyền văn chương chở, phải chở là lòng yêu nước thương dân, là lòng căm thù bọn giặc cướp nước và bán nước, là quyết tâm không đội trời chung với chúng:
“Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cữ
Làm người sao nỡ phụ quê hương”.
(Ngựa tiêu sương)
“Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung!”.
(Xúc cảnh)
Nguyễn Đình Chiểu đã dành những lời thơ cảm động nhất để ca ngợi và viếng những anh hùng đánh Pháp như Trương Định, Phan Tòng; … những anh hùng “nghìn năm tiết rỡ”:
“Dấu đạn hây chìm tàu bạch quỷ,
Hơi gươm thêm rạng thẻ hoàng môn”.
“Giúp đời dốc trọn trang nam tử
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thẩn”.
(Thơ điếu Trương Định)
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bài văn tế hay nhất trong các bài văn tế cổ kim của ta. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một tượng đài bi tráng về người nông đân yêu nước đánh Pháp giữa thế kỉ XIX. Lòng yêu nước và chí quả cảm của họ đã làm cho giặc Pháp bạt vía kinh hồn:
“Kẻ đâm ngang người chém ngược làm cho mã tà, ma ní hồn kinh;
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ”.
Sống và chết vì đại nghĩa là cái “đạo” lớn ở đời, để lại tiếng thơm muôn thuở, được nhân dân mến mộ:
“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen;
Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
“Đâm mây thằng gian bút chẳng tà”, trước hết Nguyễn Đình Chiểu vạch mặt lên án, kết tội giặc Pháp đã kéo tới xâm chiếm đất nước ta, giết người cướp của, gây ra bao tội ác tày trời:
“Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo;
Tội chẳng tha con nít, đàn bà, đốt nhà bắt vật!”
… Kể mười mấy năm trời khốn khó, bị khảo, bị tù, bị dày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đêm tên;
Đem ba tấc bơi mỏn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi, hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt “
(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)
Nỗi đau thương của nhân dân không thể nào kể xiết. Mỗi lời văn tế như thấm đầy máu và lệ, sôi sục căm hờn. Từ ngày “Tẩy qua cướp đất; dựng tân trào gây nợ oán cừu “, bọn “phụ tình nhà”, lũ “làm phản nước” đã núp bóng “cờ tam sắc” của bầy “bạch quỷ” để bán nước cầu vinh. Nguyễn Đình Chiểu đã ghét cay ghét đắng, đã mỉa mai khinh bỉ chúng:
“Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn dộc, thấy lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ!”.
(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)
Nguyễn Đình Chiểu tuy nếm trải nhiều bất hạnh, lại sống trong một giai đoạn lịch sử đen tối và đau thương của dân tộc, thế mà ông đã nhìn đúng hướng đi của lịch sử và giữ trọn tấm lòng son sắt sáng ngời. Thơ văn của ông đã vượt lên vể cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật để “chở đạo” và “đâm mấy thằng gian”, vừa chửi thẳng vào mặt các loại kẻ thù của dân tộc, vừa khẳng định và ngợi ca những con người “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc…” Ông là một nhà nho chân chính, một mặt tiếp thu được
Những tư tưởng tích cực trong kinh sử, mặt khác – chủ yếu đã “sống cuộc sống của quần chúng, thống cảm sâu sắc với quần chúng , và đã cùng với quần chúng phấn đấu gian nan. Chính quần chúng cần cù dũng cảm đã tiếp sức cho Nguyễn Đình Chiểu, chở trí tuệ, cho tình cảm, cho lòng tin và cả cho nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu ” (“Hoài Thanh).
Tóm lại, hai câu thơ:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Đây là một quan niệm văn chương sắc sảo, tiến bộ, một nhân cách văn hoá cao đẹp của nhà thơ đất Đồng Nai. Tuy bị mù loà, nhưng tâm hồn ông, tấm lòng ông “vằng vặc như sao Bắc Đầu” (Bảo Định Giang).
Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là bài ca nhân nghĩa, bài ca yêu nước chống xâm lăng. Ông là nhà thơ, là “Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút…” như Tùng Thiện Vương đã ca ngợi; ông sống mãi trong lòng Tổ quốc và nhân dân ta.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà - mẫu 3
Nguyễn Đình Chiểu được biết đến như một vì sao sáng trên nền trời văn học Việt Nam, ngôi sao ấy không những sáng tỏ ngày ấy mà đến mãi ngày hôm nay và có thể là mai sau ngôi sao ấy vẫn sáng, thứ ánh sáng của riêng Nguyễn Đình Chiểu mà thôi. Và cái tên Nguyễn Đình Chiểu sẽ còn được con cháu mai sau nhắc đến mãi. Và đặc biệt khi nhắc tới ông chúng ta nhớ ngay đến hai câu thơ mang quan điểm sáng tác của cả một thời văn học trung đại thời bấy giờ:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Hai câu thơ mang đến cho ta một quan niệm văn chương thời trung đại, đó là quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Những nhà thơ nhà văn như Nguyễn Đình Chiểu không thể cầm giáo và đánh giặc thì họ sẽ cầm bút để tấn công địch trên mặt trận tư tưởng tinh thần. Nó giống như con thuyền có thể là nhỏ bé kia, dẫu có trở bao nhiêu đạo thì cũng không đắm không chìm. Đạo đức là một thứ văn chương thời bấy giờ luôn hướng đến và đem vào thơ ca để mang đến sự truyền tải đến với người đọc. Còn mấy thằng gian tà gồm những kẻ bán nước và cướp nước kia dẫu có dùng bút mà vạch tội đâm thẳng vào bộ mặt chúng cũng không tà, không mòn bút. Có thể nói đây là quan điểm tích cực ngay cả sau này Hồ Chí Minh cũng xây dựng quan điểm tư tưởng của mình trên cơ sở quan điểm này, đó là coi văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy:
“Nay ở trong thơ cần có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Vậy quan niệm qua hai câu thơ trên được thể hiện như thế nào trong thơ Nguyễn Đình Chiểu. trước hết là những câu thơ mang tính chất tải đạo lí con người của ông. Đó là những câu thơ trong chính tác phẩm lớn của ông đó là Lục Vân Tiên.
Thứ nhất đó là bản chất anh hùng làm ơn không mong đợi người khác trả ơn mình. Đó là một tinh thần hành hiệp trượng nghĩa, thấy kẻ yếu bị bắt nạt thì không thể khoanh tay đứng nhìn:
“Ngẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
Thứ hai đó còn là một bản chất anh hùng thời đó, một người anh hùng là gặp những chuyện chẳng lành bất bình trên đường thì không thẻ khoanh tay đứng nhìn. Nếu khoan tay giương mắt thì không phải là bậc đại trượng phu một vị anh hùng thật sự. Người anh hùng thời bấy giờ nổi bật lên với hình ảnh đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang đường hoàng bước trên đường thấy quân cướp thì không do dự bẻ gậy tả đột hữu xông đánh cho chúng tơi bời, đánh cho chúng phải vắt chân lên cổ mà chạy:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Thứ ba nó là đạo lý yêu thương nhân dân, ghét những đời quan ăn chơi xa đọa, ham mê tửu sắc, phân tranh các miền, rắc rối triền miên khiến cho cuộc sống của nhân dân không những không được bình yên mà còn loạn lạc, nhục nhã, khổ đau, mất mát, đánh đập. điều ấy thể hiện rõ trong bài lẽ ghét thương của ông. Đồng thời khen ngợi yêu thương những người hiền tài nổi tiếng:
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
……
Ghét đời thúc quí phân băng
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân. ”
Rồi thương những bậc thánh nhân quân tử:
“Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
……
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”
Thứ tư, văn chương tải đạo đâm giặc bằng ngòi bút của ông thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, vạch ra những tôi ác mà bọn chúng đã gây ra cho chính nhân dân ta, những nỗi nhục nối khổ ấy được thể hiện rõ trong những câu thơ bài chạy giặc:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay”
Hay ác động hơn qua bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc:
“Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ”
Như vậy qua đây ta thấy Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ quan niệm trong hai câu thơ của mình qua những bài thơ của mình. Thế mới biết rằng Nguyễn Đình Chiểu luôn đi đầu trong việc cầm bút dể đánh giặc. Thật sự yêu mến lắm nhà thơ, người chiến sĩ cộng sản ấy, ông không chỉ góp cho nước nha một tư tưởng lớn mà còn góp những tác phẩm văn học chứa đựng ý nghĩ triết lý sâu sắc.
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà - mẫu 4
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ đã để lại trong mọi thế hệ học sinh những ấn tượng sâu đậm bởi những bài thơ yêu nước sâu sắc, bới Truyện Lục Vân Tiên bất hủ và còn bởi quan niệm sáng tác rất đúng đắn của mình. Về vấn đề này, Nguyễn Đình Chiểu có lần viết :
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
"Thuyền" và "bút" theo em chính là hình ảnh ẩn dụ mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng để chỉ tác phẩm văn chương. "Đạo" ở đây là đạo làm người trong thế gian, đạo làm dân đối với đất nước. Theo Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm văn chương phải miêu tả phải thể hiện, phải ngợi ca đạo đức nhân dân, đạo dức làm người và miêu tả bao nhiêu, ca ngợi bao nhiêu cũng không đủ. Còn "thằng gian" ở đây là những kẻ xấu xa, độc ác trong xã hội, bọn cướp nước và bọn bán nước. Theo ông, văn chương phải chống lại kẻ ác, chống lại bọn bán nước.
Quan niệm trên rất đúng đắn và chi phối cả cuộc đời chiến đấu của ông. Đọc tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu, ta thấy cuộc đời của ông gồm toàn những tai biến và bất hạnh. Bệnh tật mù lòa đã đến với ông giữa tuổi thanh xuân và ông đã phải sông suốt 40 năm trời trong cảnh tối tăm đó. Những năm sau đó, chế độ phong kiến suy tàn, cái ác lan tràn khắp nơi. Rồi quê hương ông bị ngoại xâm chiếm đóng. Nhân dân trong đó có ông, sống trong cảnh lầm than. Bất hạnh của đời riêng hòa trong bất hạnh chung của nhân dân của dân tộc. Chính trong cảnh bất hạnh, tối tăm ấy, một phong trào mạnh mẽ của nhân dân đấu tranh chống cái ác, chống ngoại xâm sôi nổi khắp nơi và Nguyễn Đình Chiểu đã gia nhập phong trào đó với lòng tự nguyên. Vì bị mù không cầm được gươm súng nên ông đã cầm bút. Và ngay từ đầu Nguyễn Đình Chiểu đã vạch cho mình một con đường đúng dắn: dùng thơ văn làm vũ khí đấu tranh cho tự do và hanh phúc của nhân dân. Hai câu thơ trên là tuyên ngôn của Đồ Chiểu về chức trách của nhà thơ, về nhiệm vụ của văn học đối với cuộc đời. Tuyên ngôn đó thể hiện tính tư tưởng, tính chiến đấu rất cao. Ông biết sáng tác cho cái gì, sáng tác vì ai và đấu tranh với ai. Đó là một quan niệm rất tiến bộ về thiên chức của nhà văn đối với cuộc đời.
Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu đúng đắn, phù hợp với những quan niêm tiến bộ về nghĩa vụ văn nghệ của các thế hệ trước. Ngày xưa, không ít người cho rằng thơ văn chỉ là để ngắm hoa, vinh nguyêt như Bác Hồ nói : "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ", hoặc thơ văn chỉ để ngâm nga lúc "tửu hậu trà dư". Có lẽ Nguyễn Đình Chiểu cũng biết khuynh hướng này. Nhưng ông không chịu ảnh hưởng vì trong toàn bộ sự nghiệp văn thơ của oongta không thấy có bài nào thuộc loại đó. Trái lại, ông rất tâm dắc với kết luận khái quát của người xưa về nhiệm vụ của văn chương nghệ thuật : "Văn dĩ tải đạo", văn phải chở đạo, phải phản ánh ngợi ca đạo đức con người. Con thuyển chở đạo của Nguyễn Đình Chiểu phải chăng là sự hình tượng hóa quan điểm tiến bộ của người xưa về nhiệm vụ chức năng của văn học.
Do quan niệm tiến bộ đó, trong tác phẩm của ông, việc yêu ghét, ngợi ca phê phán rất rõ ràng và đúng đắn.
Truyện Luc Vân Tiên có khá nhiều nhân vật. Các nhân vật đó được chia làm hai tuyến : thiện và ác, có đạo đức và gian tà. Ngòi but của ông khi viết về các nhân vật đó hoàn toàn có thái độ khác nhau. Ông bán quán, hai vợ chồng ông chài, người tiều phu, anh tiểu đồng, anh bạn nóng tính Hớn Minh, ... đều được Nguyễn Đình Chiểu trân trọng đề cao. Họ là những ccon người lao động chăm chỉ làm ăn là những nho sĩ lương thiện. Họ có long tốt. Họ trọng nghĩa khinh tài. Họ là chính nghĩa, vì nghĩa mà cứu Lục Vân Tiên thoát nạn. Rồi Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, hai nhân vật chính được Nguyễn Đình Chiểu hết lời ca ngợi dồn cả tâm lực xây dưng, để qua đó đề cao đạo đức làm người theo quan điểm của ông :
Trai thì trung hiếu làm đầu Gái thì đức hạnh làm câu sửa mình
Không những đã "chở đạo", truyện Lục Vân Tiên còn vạch mặt lên án bọn gian tà trong xã hội. Đó là bộ ba Võ Công, Quỳnh Trang, Võ Thể Loan tráo trơ, bất nhân, định hại Vân Tiên khi gặp nạn. Nhưng khi Vân Tiên công thành danh toại, hai mẹ con lại trơ tráo kéo nhau ra đón. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã vạch trần tâm địa bỉ ổi của bonjn gười bội bac. Nột loại người nữa mà ông lên án à Bùi Kiệm, Trịnh Hâm. Chúng cũng học hành, cũng đi thi với Vân Tiên nhưng chúng đều là những nho sĩ rởm, dốt nát, dâm ô, lập mưu giết tiểu đồng và xô Vân Tiên xuống sông. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận lên án chúng và trừng trị ngay giữa nhãn tiền: mẹ con Võ Thể Loan cuối cùng phải chết ở nơi hang tối, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm cũng bị trừng trị thích đáng như tội ác mà chúng gây ra.
Khi Pháp xâm lược Việt Nam, trươc cảnh nước mất nhà tan, một sô kẻ xấu đã dùng thơ văn để tô vẽ cho bộ mặt cướp nước của kẻ thù, thanh minh cho thái độ đầu hàng của chúng. Trái ngược ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu chỉ xoay quanh một vấn đề là vấn đề mất nước. Lời ca tiếng thép của ngòi bút ông lúc này đều hướng vào một mục tiêu duy nhất là cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Trước cảnh đất nước bị xâm lăng, ông ca ngợi những người hi sinh cứu nước, phê phán kẻ thù cướp nước và bán nước. Khi giặc mới đánh vào Bến Nghé, Nguyễn Đình Chiểu có câu hỏi chất vấn:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này
Trong khỏi lửa mù mịt của chiến tranh như mây đen che kín bầu trời, ông mong mỏi, ước mơ có người cứu nước:
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Và khi những trang dẹp loạn xuất hiện, những ngọn gió đông thổi, ông hết lời ca ngợi. Ông ca ngợi những người nông dân tay cày tay cuốc đã vùng dậy lăn ả vào đồn địch và chiến đấu anh dùng. Ông ca ngợi những người lãnh tụ như nghĩa quan Trương Định, Thủ Khoa Huân một lòng thờ vua cứu nước, anh hùng bất khuất. Còn hình ảnh kẻ thù: ông đã ví chugns như đám mây den làm vẩn đục cả bầu trời, chúng đi đến đâu đốt phá làng mạc cướp bóc tài sản của dân:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm máu mây.
Và trong nhiều bài thơ khác, ông đã ố cáo kẻ xâm lược và bọn bất lương làm tay sai cho chúng. Rõ ràng văn thơ ông vẫn tiếp tục làm vũ khí đấu tranh trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc, thể hiện rõ quan niệm đúng dắn và sáng suốt của ông.
Nhờ đâu mà Nguyễn Đình Chiểu có một quan niệm về nhiệm vụ của văn chương một cách đúng đắn và sáng suốt như vây? Trước tiên ta phải thấy Nguyễn Đình Chiểu là người có học. Ông đã từng đi thi và sau đó làm nghề dạy học. Chắc chắn những tri thức trong sách vở xưa nay đã ảnh hưởng đến ông. Các nhà văn, nhà thơ trước ông với những tác phẩm xuất sắc của họ đã lay động tâm hồn ông, đã giúp ông rút ra những kết luận đúng đắn. Nhưng có lẽ ảnh hưởng này không phải chủ yếu mà cái chính là do cuộc sống ông gắn bó với nhân dân. Nhân dân dã cưu mang ông, động viên ông, đã truyền cho ông những tình cảm, phẩm chất tốt lành và cuộc đấu tranh chống cái ác của nhân dân đã lay động tâm hồn ông, đã gieo vào lòng ông sự đồng cảm. Vì vậy ông ta đa gia nhập vào đội ngũ của họ bằng vũ khí của mình, các tác phẩm văn học ông đã tham gia cuộc chiến đấu của nhân dần và trở thành lãnh tụ tinh thần của cuộc kháng chiến ấy.
Rõ ràng cuộc đời Đồ Chiểu gắn bó với cuộc đấu tranh của nhân dân. Cuộc đời của ông éo le chông chất nhưng là cuộc đời vinh quang rực rỡ vì gắn nghiệp văn chương rực rỡ của ông. Từ sự nghiệp văn chương Đồ Chiểu, thế hệ chúng ta học được không biết bao nhiêu điều bổ ích về đạo lý làm người, về trách nhiệm nghề nghiệp của người cầm bút, về nhiệm vụ của văn chương với cuộc đời. Là học sinh, em nguyện học tập Nguyễn Đình Chiểu, ra sức tu dưỡng ngòi bút và tiếp tục con đường văn nghệ mà Nguyễn Đình Chiểu đã đi.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:
Phân tích đoạn thơ Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua (3 mẫu)
Mắt Nguyễn Đình Chiểu mù lòa, nhưng tấm lòng ông sáng vằng vặc như sao Bắc Đẩu
Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (Bài văn mẫu 1)
Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (Bài văn mẫu 2)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
- Biti's ra mẫu mới xinh lắm
- Tsubaki 199k/3 chai
- L'Oreal mua 1 tặng 3
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều