5+ Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều (hay, ngắn gọn)



Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều dễ dàng hơn.

Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều - mẫu 1

1. Nguồn gốc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du): Kiệt tác “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) ra đời khoảng thế kỷ XIX, lúc đầu có tên “Đoạn trường tân thanh ” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi tên là “Truyện Kiều”. Đây là một tác phẩm được viết dựa trên cuốn tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc có tên ” Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy vậy, tác giả Nguyễn Du đã có sự sáng tạo tài tình, đã thay đổi và bổ sung nhiều yếu tố để phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Vì thế nếu “Kim Vân Kiều truyện” là một tác phẩm rất mờ nhạt trong nền văn học cổ Trung Quốc thì “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) lại là đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam. Điều đó đủ sức để nói lên những cống hiến lớn lao của Nguyễn Du trong việc sáng tác tác phẩm “Truyện Kiều”.

2. Giá trị “Truyện Kiều” (Nguyễn Du): a. Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến đương thời đầy rẫy những bất công tàn bạo và hơn hết là những số phận con người chịu nhiều đau khổ trái ngang, nhất là những người phụ nữ. + Truyện phản ánh chân thực sức mạnh vạn năng của đồng tiền làm khuynh đảo xã hội, con người trở thành nạn nhân đau khổ của đồng tiền, đặc biệt là những người phụ nữ. b. Giá trị nhân đạo: + Truyện đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trược những số phận đầy đau khổ của con người, nhất là người phụ nữ. + Tố cáo, lên án thế lực thống trị nói chung và những thế lực đen tối khác nói riêng đã chà đạp lên quyền sống và khát vọng của con người.

+ Đề cao trân trọng vẻ đẹp của con người: Cả về hình thức lẫn phẩm chất, tài năng và những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người. b. c) Giá trị nghệ thuật: – Nghệ thuật kể chuyện: Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, bút tả cảnh và tả cảnh ngụ tình đều vô cùng tinh tế, điêu luyện. – Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Hệ thống nhân vật chính diện: Chủ yếu được xây dựng bằng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và nhân hóa. + Hệ thống nhân vật chính diện: Chủ yếu được xây dựng bằng hình ảnh tả thực từ ngôn ngữ đến cử chỉ và hành động. – Ngôn ngữ: Tinh tế, chính xác. Với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ. => Chính sự thành công cả về phương diện nghệ thuật và nội dung, đã đưa “Truyện Kiều” trở thành đỉnh cao của nền văn học trung đại Việt Nam, là niềm tự hào sâu sắc của bao thế hệ người dân Việt Nam.

Truyện Kiều là một trong số những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Du, bên cạnh bài làm văn Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều, học sinh và giáo viên có thể tham khảo cũng như tìm hiểu các bài làm văn mẫu khác như Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều, Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều, Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều, Tóm tắt Truyện Kiều hay cả các phần Soạn bài Truyện Kiều.

Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều - mẫu 2

1. Nguồn gốc:

   Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân. Trung Quốc mà sáng tạo ra "Truyện Kiều" bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam

2. Giá trị:

- "Truyện Kiều" thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao đẹp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.

- "Truyện Kiều" là một công trình nghẹ thuật về ngôn ngữ, vế thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người ... bút pháp nghệ thuật cua Nguyễn Du trở thành mẫu mục cổ điển vô song.

Nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều - mẫu 3

Truyện Kiều là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3254 câu. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được Nguyễn Du thể hiện một cách nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc vô cùng

Giá trị nội dung của truyện được thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Gia đình nhà Vương Ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Để từ đó, khiến cho cuộc đời Kiều phải rẽ hướng, hướng đi mới của số phận Kiều nghiệt ngã, đau đớn, tủi hổ vô cùng

Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiểu trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lăng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, đày đọa khiến cuối cùng phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân

Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.

"Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm hôn nhân phong kiến còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim Trong, Thúy Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng đầy ức chế, tàn bạo. Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả cái xã hội bạo tàn ấy. Từ Hải là khát vọng của công lí, là biểu tượng cho tự do dân chủ.

Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh,lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung. Thúy Kiều, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó.

“Truyện Kiều” còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo,chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực tàn bạo đó, khi là bộ mặt bọn quan lại tham lam, đê tiện, bỉ ổi, bọn người bất lương tàn bạo đã phát huy tất cả sức mạnh của nó, đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán.

Nghệ thuật làm thơ lục bát đến đỉnh cao. Khéo léo trong cốt truyện chặt chẽ về nhân vật, tình huống. Vận dụng tài tình các câu ca dao, tục ngữ vào truyện đã khiến cho tác phẩm thêm hấp dẫn, gắn bó sâu sắc trong kí ức của bao thế hệ. Với những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc đó đã giúp cho tác phẩm trở thành bất hủ với thời gian, với trái tim bạn đọc.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học