5+ Mở bài nhân vật Nhuận Thổ (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong “Cố hương”.

Mở bài nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương - mẫu 1

    Trong các tác phẩm của văn học Trung Quốc, chúng ta không thể không nhắc tới những cây bút lớn như Đỗ phủ, Lí Bạch, Bạch cư Dị, và có lẽ sẽ là một sai sót lớn nếu chúng ta quên mất cái tên Lỗ Tấn. Ông là một nhà văn lớn với tư tưởng mới, vượt thời đại và thể hiện một cái nhìn hết sức văn minh trong thời kì Trung Quốc đang bước vào chiến tranh. Và một trong những truyện ngắn của ông đó là “Cố hương”. Câu chuyện kể lại cuộc quay trở về quê hương của tác giả sau hơn hai mươi năm xa cách. Hiện nay những con người và cảnh vật đã thay đổi nhiều. Nét tàn tạ thể hiện một cách rất rõ nét qua những động tác, ngôn ngữ và diện mạo của những người đã từng gắn bó một cách sâu sắc với tuổi thơ của ông. Trong đó có Nhuận Thổ – một người bạn thiếu thời của ông. Đây chính là một trong những điều khiến cho ông cảm thấy đau khổ nhất bởi sự thay đổi trong cách suy nghĩ và trong tính cách của một người bạn cũ.

Mở bài nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương - mẫu 2

    Trung Quốc là một nước có nền văn học lâu đời, phát triển trong số đó những nhà văn như Bạch Cư Dị, Lí Bạch, Thôi Hiệu…đã trở thành những cái tên nổi tiếng không chỉ ở Trung Quốc mà còn vượt ra khỏi phạm vi quốc gia mà đến với các khu vực lân cận. Nhưng nhắc đến những nhà thơ, nhà văn tài năng của Trung Quốc không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, một nhà văn tiêu biểu có nhiều những đóng góp quan trọng cho văn học Trung Quốc, thơ của ông luôn thiết tha, tràn đầy cảm xúc, trong số đó có tác phẩm “Cố hương”, đây là tác phẩm viết nhân dịp nhà văn về thăm lại quê cũ sau hơn hai mươi năm xa quê, ở đây ông đã nhận thấy được sự đổi khác không chỉ của cảnh vật mà còn ở con người, mà cụ thể trong tác phẩm này chính là Nhuận Thổ, người bạn thân thiết thời ấu thơ của nhà thơ.

Mở bài nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương - mẫu 3

    Lỗ Tấn (1881 –1936) là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hiện thực nổi tiếng của Trung Quốc vào thời kì đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác mà ông để lại cho đời rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là “Gào thét” (1923) và “Bàng hoàng” (1926). Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của tập “Gào thét” là truyện ngắn “Cố hương”. Thông qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương, đặc biệt là nhân vật Nhuận Thổ, tác giả đã kín đáo phê phán chế độ phong kiến hủ bại, đồng thời đề cập đến con đường giải phóng nông dân ra khỏi những ràng buộc vô hình nhưng nghiệt ngã của xã hội đương thời.

Mở bài nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương - mẫu 4

    “Cố hương” là một truyện ngắn tiêu biểu trong những truyện ngắn xuất sắc của Lỗ Tấn về nông thôn Trung Quốc. Câu chuyện là kí ức về miền quê yêu dấu của tác giả. Trong một chuyến về quê, ông nhận thấy làng quê, người thân và bạn bè đều đổi khác. Nhuận Thổ – người bạn niên thiếu là nhân vật có nhiều biến đổi rõ nhất khiến tác giả rất đỗi ngạc nhiên:“Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi”

Mở bài nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương - mẫu 5

    Lỗ Tấn là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Hoa. Ông để lại nhiều tác phẩm hay, nhưng truyện ngắn “Cố hương” là tác phẩm đặc sắc và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ nhất. Đây là tác phẩm viết nhân dịp nhà văn về thăm lại quê cũ sau hơn hai mươi năm xa quê, ở đây ông đã nhận thấy được sự đổi khác không chỉ của cảnh vật mà còn ở con người, mà cụ thể trong tác phẩm này chính là Nhuận Thổ, người bạn thân thiết thời ấu thơ của nhà thơ.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: