5+ Mở bài Tôi và chúng ta (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích và nêu Cảm nhận của em về Cảnh 3 trích trong vở kịch "Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ.

Mở bài Phân tích, cảm nhận về Tôi và chúng ta - mẫu 1

    Đổi mới tư duy trong làm ăn là một cái khó đâu dễ vượt qua? Lề thói cũ, cơ chế cũ, con người cũ là những lực cản ghê gớm trong bước phát triển đi lên của xã hội và đất nước. Ấn tượng sâu sắc ấy đã để lại trong tâm trí chúng ta khi đọc Cảnh 3 vở kịch "Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ.

Mở bài Phân tích, cảm nhận về Tôi và chúng ta - mẫu 2

    Bằng ngòi bút nhạy bén, sắc sảo, tư duy thời cuộc của mình, Lưu Quang Vũ đã viết nên vở kịch “Tôi và chúng ta”, một tác phẩm có tính thời sự, phản ánh một khía cạnh của quá trình sản xuất của xã hội đương thời. Khi mà đất nước đang nằm giữa làn ranh "tranh tối tranh sáng", mọi suy nghĩ đổi mới đều sẽ trở thành ý tưởng điên rồ, táo bạo và vấp phải sự phản đối của những kẻ có tư duy lạc hậu, bo bo giữ mình đặc biệt là những con người có "hậu thuẫn" luôn nghênh ngang đắc chí.

Mở bài Phân tích, cảm nhận về Tôi và chúng ta - mẫu 3

    Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Bài thơ “Tiếng Việt” của ông được nhiều người thuộc và yêu thích. Ông để lại khoảng 50 vở kịch, phần lớn đã được dàn dựng, thể hiện một bút pháp nghệ thuật sắc sảo, nhạy bén, đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ trước trên đất nước ta. Vấn đề mới mẻ, xung đột dữ dội, tình huống kịch căng thẳng, lôi cuốn, lời thoại sắc sảo… là những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ. Vở kịch “Tôi và chúng ta” có chín cảnh, đoạn trích này là cảnh ba, phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.

Mở bài Phân tích, cảm nhận về Tôi và chúng ta - mẫu 4

    Giữa thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX, công chúng yêu kịch có dịp được thưởng thức những vở kịch nóng hổi tính thời sự của nhà thơ, nhà soạn kịch tài năng Lưu Quang Vũ. Những vấn đề của đất nước trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng đất nước đã được đề cập một cách khá cụ thể, có ý nghĩa khái quát trong vở kịch “Tôi và chúng ta” của tác giả. Vở kịch đã tạo nên một tiếng vang, gợi lên những suy ngẫm về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái bảo thủ lạc hậu và tư tưởng đổi mới táo bạo, khuyến khích cổ vũ cho những con người bằng khả năng và nhiệt tình quyết tâm thay đổi lề lối làm việc và tư duy cũ, để góp công sức cùng mọi người đưa đất nước đi lên.

Mở bài Phân tích, cảm nhận về Tôi và chúng ta - mẫu 5

    Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê ở Quảng Nam, lớn lên ở Hà Nội; tham gia quân đội thời kì chống Mĩ và bắt đầu làm thơ từ những năm I960. Đến năm 1980, tác giả chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Chỉ chưa đầy mười năm, ông đã sáng tác khoảng năm mươi kịch bản, đề tập đến hàng loạt vấn đề thời sự nóng hổi trong thời kì xã hội chuyển động mạnh mẽ theo hướng đổi mới. Hầu hết các vở kịch của ông đã được dàn dựng và biểu diễn. Ông mất đột ngột vì tai nạn giao thông, khi tài năng đang lên tới đỉnh cao. Năm 2000, Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Vở kịch “Tôi và chúng ta” ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều thay đổi lớn lao đã tạo nên một tiếng vang, gợi lên những suy ngẫm về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái bảo thủ lạc hậu và tư tưởng đổi mới táo bạo, khuyến khích cổ vũ cho những con người bằng khả năng và nhiệt tình quyết tâm thay đổi lề lối làm việc và tư duy cũ, để góp công sức cùng mọi người đưa đất nước đi lên.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học