Giới thiệu tác giả Viễn Phương (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp bài văn Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Bài giảng: Viếng lăng Bác - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)
Giới thiệu tác giả Viễn Phương - mẫu 1
Phan Thanh Viễn có bút danh là Viễn Phương. Ông sinh năm 1928 tại An Giang. Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
Thơ của Viễn Phương dung dị, cảm xúc sâu lắng thiết tha, ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc Nam Bộ. Phong cách nghệ thuật đó thể hiện rất rõ qua các tập thơ: "Mắt sáng học trò", "Nhớ lời di chúc", "Như mấy mùa xuân", v.v…
Năm 1976, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta được thống nhất. Tháng 4.1976, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, ông đã đến viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó, và in trong tập thơ "Như mấy mùa xuân".
Bài thơ ca ngợi công đức của Bác Hồ, thể hiện lòng thương tiếc, kính yêu và biết ơn Người khi nhà thơ đến viếng lăng.
Giới thiệu tác giả Viễn Phương - mẫu 2
Viễn Phương (1928 - 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ.
- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.
- Một số tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện kí, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Như mây mùa xuân (1978), Quê hương địa đạo (truyện và kí, 1981), Sắc lụa Trữ La (1988)...
Giới thiệu tác giả Viễn Phương - mẫu 3
Viễn Phương, tên thật Phan Thanh Viễn (1 tháng 5 năm 1928 - 21 tháng 12 năm 2005), quê gốc ở quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (ngày nay là thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).
Thuở nhỏ ông đi học, đến khi Cách mạng Tháng Tám bùng nổ (1945), ông đến đầu quân và được xếp vào Chi đội 23. Năm 1952, Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật lấy tên Giải thưởng Cửu Long, trường ca “Chiến thắng Hòa Bình” của ông được xếp giải nhì về thơ. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được phân công về Sài Gòn hoạt động.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông liền được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Trong 30 năm cầm súng chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, Viễn Phương đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Ông đã dành trọn cả cuộc đời của mình để sáng tác thơ văn. Với một tâm hồn nghệ sĩ, tác giả nắm bắt chính xác những sắc thái, cung bậc cảm xúc của cuộc sống, của con người. Ông viết để được thả hồn vào những con chữ, viết để đóng góp cho quê hương, cho đất nước.
Truyện ngắn và thơ là hai lĩnh vực tiêu biểu trong sáng tác của Viễn Phương, trong đó thơ là lĩnh vực giúp ông gặt hái được nhiều thành công hơn. Bên cạnh đó thể loại ký của ông cũng được đánh giá rất cao.
Những tác phẩm tiêu biểu: Quê hương địa đạo, Lòng mẹ, Sắc lụa Trữ La, Phù sa quê mẹ, Ngàn say mây trắng, Miền sông nước, Tháng bảy mưa ngâu, Đá hoa cương, Thơ với tuổi thơ, Gió lay hương quỳnh, Ngôi sao xanh, Hình bóng thương yêu,…
Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ.
Xem thêm các phần Dàn ý và văn mẫu lớp 9 hay khác:
Dàn ý Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (3 mẫu)
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (dàn ý + 10 mẫu)
Dàn ý Cảm nhận của em về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương (4 mẫu)
Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (dàn ý + 10 mẫu)
30+ Phân tích những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác (dàn ý + 4 mẫu)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều