Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp đoạn văn Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Bài giảng: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - mẫu 1

1. Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Là nhà thơ Quân đội, trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. "Lửa đèn", "'Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây", "Gửi em - cô thanh niên xung phong", "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính", v.v ... là những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ chiến sĩ này, có bài đã được phổ nhạc vang lên như một bài ca chiến trận.

   Một giọng thơ trẻ trung, hào hùng, hồn nhiên và phơi phới in đậm trong nhiều bài thơ qua các tác phẩm: "Vầng trăng - Quầng lửa", "Thơ một chặng đường", "Ở hai đầu núi", v.v ...

2. "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" được Phạm Tiến Duật sáng tác vào năm 1969 trên con đường chiến lược Trường Sơn; in trong tập thơ "Vầng trăng — Quầng lửa".

3. Bài thơ ca ngợi những chiến sĩ lái xe trong đoàn vận tải quân sự trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ: dũng cảm, ngoan cường, lạc quan yêu đời ... trong mưa bom bão đạn; quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - mẫu 2

Trong việc đặt tên cho tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", Phạm Tiến Duật truyền đạt nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đầu tiên, từ tiêu đề, mọi người có thể nhận ra rằng đây là một tác phẩm thơ. Tuy nhiên, tác giả đã chọn hai từ "bài thơ" để nhấn mạnh đến tính thơ trong tác phẩm, với hiện thực khốc liệt của chiến trường. Ngoài ra, tiêu đề cũng tạo ra hình ảnh trung tâm của tác phẩm, đó là những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này không chỉ đơn giản là không có kính, mà là kết quả của những năm tháng bom đạn, bão đạn đã làm vỡ kính xe. Điều này không chỉ áp dụng cho một chiếc xe, mà cả một tiểu đội - đơn vị nhỏ nhất trong quân đội. Điều này không chỉ là trường hợp đặc biệt mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Từ đó, tác giả ca ngợi tinh thần của người lái xe trên chiến trường khốc liệt.

Giới thiệu Bài thơ về tiểu đội xe không kính - mẫu 3

1. Tác giả: Phạm Tiến Duật

- Là một trong số những đại diện tiêu biểu của lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Ông luôn mang chất liệu hiện thực chiến trường vào thơ một cách rất tự nhiên, bằng giọng thơ dí dỏm, hài hước.

2. Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Hoàn cảnh lịch sử: Giai đoạn cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt, hàng vạn sinh viên tình nguyện gác bút nghiên để cầm súng ra chiến trường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Khi đó, tuyến đường Trường Sơn được coi là con đường huyết mạch nối tiền tuyến với hậu phương, chính vì vậy, nơi đây ngày đêm đều phải hứng chịu bom đạn phá hoại của kẻ thù.

- Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài thơ được viết năm 1969, trong thời kì cuộc chiến tranh chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, lấy cảm hứng từ hiện thực những chiếc xe tải ngày đêm vận chuyển nhu yếu phẩm chi viện cho miền Nam ruột thịt trên tuyến đường Trường Sơn bị bom giật, bom rung khiến chúng đều không còn cửa kính, Phạm Tiến Duật đã sáng tác bài thơ này.

- Nội dung chính bài thơ: Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả muốn làm nổi bật lên sự khốc liệt của chiến tranh và hơn hết, đó là hình tượng những người lính gan dạ, dũng cảm và có tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Bài giảng: Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học