50+ Cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp 50+ Cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà dễ dàng hơn.

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Dàn ý Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 1

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.

II. Thân bài

1. Tình cảm của cha con ông Sáu

a. Trước khi bé Thu nhận cha

-Tình cảm ông Sáu dành cho con:

Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.

Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng "ba".

Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.

- Tình cảm của bé Thu dành cho cha:

Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.

Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.

Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.

Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.

b. Phần còn lại của câu chuyện

Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.

Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.

Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.

c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.

Tượng trưng cho tình cha con bất tử.

=>Tóm lại:

Qua “Chiếc lược ngà", người đọc nhận ra hậu quả tình thần không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả - Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

2. Nghệ thuật truyện

Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le

Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.

Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.

III. Kết bài:

Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh.

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.

Dàn ý Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 2

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn gắn liền với miền đất Nam Bộ, văn ông có giọng điệu tự nhiên, thân mật, dân dã, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

II. Thân bài

* Tình cảm cha con trong truyện ngắn này được thể hiện từ hai phía: tình cảm của con dành cho cha và tình cảm của cha dành cho con.

1. Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

– Khi chưa nhận ra ông Sáu với vết thẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh, hành động cự tuyệt và những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng: (hét toáng lên khi nhìn thấy ba, toàn nói lời trống không, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm cho, hất cái trứng cá…).

=> Tất cả những hành động ấy đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ và tình cảm yêu thương rạch ròi của cô bé.

– Khi nhận ra ông Sáu là cha mình, trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ, hành động của bé Thu đột ngột thay đổi:

+ Nó bỗng kêu thét lên "ba" – tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.

+ Cô bé chạy xô tới, dang hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp (hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo), dang cả hai chân để câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé run run. Tình yêu thương ba được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm nén nổi. Em yêu ba, nhớ ba, mong ba. Nay tình cảm ấy mới có dịp vỡ òa ra nên vô cùng mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con

– Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, không thể kìm chế nổi. Ông đã đánh con vì nó không chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của người cha khi bị con khước từ.

– Về đơn vị, ông day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận đã đánh con. Chi tiết này thể hiện tình yêu con tha thiết.

– Khi kiếm được khúc ngà voi, ông vô cùng vui mừng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến của ông với đứa con xa cách nơi quê nhà.

– Trước lúc hi sinh, lời trăng trối sau cùng, ông muốn nhờ bạn trao tận tay chiếc lược ngà cho con.

III. Kết bài

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng trở nên cao đẹp, thiêng liêng hơn trong những cảnh ngộ éo le của cuộc chiến tranh tàn khốc.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (dàn ý + 3 mẫu)

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 1

Truyện "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng chủ yếu tập trung nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích "Chiếc lược ngà" thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.

Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng "Ba!" không được đền đáp. Đứa trẻ hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, nó càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn "hai tay buông xuống như bị gãy". Có những tình huống, tưởng chừng thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng "Ba". Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng "Ba" mà ông Sáu chờ đợi.

Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sáu và cả người đọc đau lòng và suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi "Ba" của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông "khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ biết nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười".

Phản ứng tâm lý của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu tình thế éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba - người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải người đàn ông xưng là "ba".

Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc trong lòng, về lai lịch vết thẹo, Thu vỡ lẽ đó thực là ba mình. Trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng "Ba... a... a... ba!" vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng kêu mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc nghẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. "Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa", "hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run".

Đối với người cha, đó là tiếng "ba" đầu tiên và cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con! Ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đấy tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông "gỡ rối phần nào tâm trạng", nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên "lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt". Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con - cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.

Truyện "Chiếc lược ngà" đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh cây lược được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt, khẳng định giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp thiêng liêng!

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 2

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam bộ chuyên viết về cuộc sống của nhân dân miền Nam trong hai cuộc kháng chiến và khi đất nước hòa bình. Chiếc lược ngà là truyện ngắn được ông sáng tác vào năm 1966, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh cam go ấy, nhà văn đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn vào tác phẩm, một trong những giá trị đó chính là tình cảm cha con anh Sáu và bé Thu đầy xót xa và cảm động.

Câu chuyện kể về hoàn cảnh của anh Sáu và bé Thu đoàn tụ sau tám năm xa cách. Ngày từ chiến trường trở về, con bé không nhận anh là cha vì vết sẹo in dài trên má. Đến lúc bé Thu hiểu ra mọi chuyện thì anh Sáu lại phải lên đường. Niềm vui đoàn viên chưa trọn vẹn kéo theo những nỗi luyến tiếc khắp chặng đường hành quân sau đó. Ở khu căn cứ, anh dành tất cả tình cảm yêu thương tỉ mỉ mài khúc ngà voi thành chiếc lược định bụng sẽ làm quà tặng nhân ngày trở về. Thế nhưng mong muốn ấy đành dang dở vì bom đạn kẻ thù đã hạ gục anh giữa rừng cùng chiếc lược ngà gửi lại đồng đội mang về cho con. Đọc Chiếc lược ngà, ta mới cảm nhận được tình cảm gia đình đặc biệt là tình cảm cha con cao đẹp đến nhường nào. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng mà không một thứ bom đạn nào có thể tiêu diệt được.

Tình cảm của anh Sáu đối với con đã thể hiện ngay từ chuyến về phép thăm nhà sau tám năm mong mỏi được gặp con. Trong suốt chặng đường về nhà, đã không dưới một lần anh hồ hởi mong ngóng được gặp con, thậm chí khi thấy con bé đang chơi trước nhà anh “nhảy lên bờ khi xuồng chưa kịp cập bến”, “bước những bước dài” để nhanh đến bên con: “Thu! Con!”.

Tiếng gọi ngắn gọn nhưng đã chất chứa và dồn nén suốt tám năm trời để hôm nay mới có dịp bật ra thành tiếng. Thế nhưng ngược lại với những gì anh chờ đợi, đứa con chẳng những không mừng rỡ, không ôm chầm lấy anh mà “khóc thét lên” gọi mẹ. Những hành động ấy khiến người lính kiên cường trên chiến trường bất giác hụt hẫng, buông thõng cả hai tay.

Từ khi trở về, anh chẳng muốn đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà với mong muốn được gần gũi con hơn, với mong muốn con gọi anh một tiếng “Ba”, chỉ một tiếng thôi cũng đủ để xoa dịu nỗi lòng tám năm đợi chờ đằng đẵng. Nhưng anh càng muốn xích lại gần thì con bé lại càng rời xa anh. Anh dùng mọi cách, từ quan tâm, giúp đỡ đến dồn con bé vào “đường cùng” thậm chí có khi tức giận, anh đánh con bé và quát rằng: “Sao mày lì thế” nhưng cũng chẳng thay đổi được nó. May mắn thay, cuối cùng thì con bé cũng hiểu được vết sẹo găm trên má của ba nó, nhận ra được tình cảm yêu thương mà “người đàn ông lạ” dành cho nó để rồi vỡ òa hai tiếng “Ba ơi!” vào ngày tiễn anh trở lại căn cứ chiến đấu. Và cũng tại đây, tình cảm sâu nặng của anh được tập trung biểu hiện nhiều nhất.

Nỗi nhớ con đau đáu suốt những ngày ở căn cứ. Lời hứa mang về cho con gái chiếc lược chính là điều anh muốn bù đắp cho con. Cái hôm vào rừng sâu, kiếm được đoạn ngà voi, anh vui mừng hớt hải chạy về, hớn hở khoe với bạn như đứa trẻ vừa được nhận quà. Làm chiếc lược cho bé Thu trở thành công việc duy nhất mà anh làm trong những lúc rảnh rỗi. Anh bắt tay vào chiếc lược với niềm say mê, sự công phu đặc biệt. Lấy vỏ đạn 20 ly làm một cây cưa nhỏ, anh “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Không lâu sau thì chiếc lược hoàn thành, anh nâng niu nó như nâng niu đứa con gái bé bỏng của mình, khi nào rảnh rỗi anh cũng “mài lên tóc” để chiếc lược thật bóng, thật đẹp. Không chỉ vậy “trên sống lưng lược có khắc một dòng chữ nhỏ mà ông đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Có lẽ mỗi khi mài chiếc lược lên tóc, anh đều hình dung ra cảnh chiếc xuồng con chưa cập bến, con bé đã ra đón anh ở gốc cây trước cửa, sẽ ôm anh, hôn anh và vui mừng khôn xiết khi thấy chiếc lược bằng ngà mà anh làm tặng. Nhưng đau đớn thay, anh hy sinh khi chưa kịp trao tay con gái chiếc lược ngà mà chỉ kịp trăn trối nhờ đồng đội thực hiện lời hứa thay anh.

Nói về bé Thu, cô là đứa trẻ tám tuổi nhưng mạnh mẽ dù có phần ngang bướng. Thu không nhận anh Sáu là cha bởi vết sẹo trên má và cũng tuyệt nhiên không gọi anh là “ba” dù tất cả mọi người đều bảo đây là ba nó. Trong tiềm thức của đứa trẻ tám tuổi này, ba nó là một người đàn ông lành lặn – không có vết sẹo trên mặt, hình ảnh ấy in sâu vào tâm trí của con bé để rồi khi nó không nhận anh là cha vì vết sẹo trên má chứng tỏ không một ai có thể thay thế hình ảnh người cha trong lòng nó. Mạnh mẽ là vậy nhưng khi nghe bà ngoại kể về vết sẹo trên mặt ba, biết rằng đây chính là người nó dành tình thương và đợi chờ suốt nhiều năm dài đằng đẵng, con bé trở về nhà trong tâm thế của một đứa con tiễn cha về căn cứ. Ngày hôm ấy, “con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Còn anh cũng không dám đến từ biệt con mình, chỉ nhìn với vẻ ái ngại rồi bảo “Thôi! Ba đi nghe con!”. Câu nói ấy như giọt nước làm tràn ly, con bé òa khóc, vừa chạy đến bên anh vừa mếu máo gọi “Ba… a…. a… !”. Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đến đây người đọc mới hiểu được con bé tha thiết muốn gọi tiếng ba đến nhường nào, tiếng gọi mà tám năm nay cả anh Sáu và bé Thu đều mong đợi cuối cùng cũng đã được cất thành lời.

Thu là một đứa trẻ đầy tình cảm, những hành động của nó lúc này khác hẳn với những ngày đầu khi anh Sáu trở về. Trái ngược nhưng lại nhất quán bởi nó quá yêu ba nó, qua nhớ ba nó và nó không cho phép bất cứ ai có thể thay thế hình ảnh của ba nó. Nên khi hiểu được nguyên nhân, nó muốn giữ ba ở lại, muốn thời gian ngắn ngủi còn lại kéo dài mãi mãi. Thế nhưng thời gian cha con đoàn viên chỉ còn được tính bằng phút giây ngắn ngủi. Nó ôm chầm lấy anh, “hôn lên mặt, lên tóc, lên cả vết sẹo trên má của anh”, dường như nó hiểu ra ba nó vẫn là ba của nó, vết sẹo ấy không những không làm ba mất đi mà còn làm ba trở nên đáng nể trong lòng nó. Có lẽ vì vậy mà sau này, khi lớn lên, Thu tiếp tục bước tiếp bước chân của ba trên hành trình bảo vệ Tổ quốc. Cô bé tám tuổi ngang bướng ngày nào giờ trở thành cô giao liên nhanh nhẹn, linh hoạt, lặng lẽ, âm thầm chiến đấu trả thù cho Tổ quốc, cho gia đình, cho tình cha con bất diệt.

Thông qua điểm nhìn của bác Ba, Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả nội tâm nhân vật một cách sâu sắc và hợp lý, mỗi nhân vật có một giọng điệu riêng, ngôn ngữ riêng, tính cách riêng mang đậm đặc trưng Nam Bộ với diễn biến tâm lý phù hợp để từ tức giận bé Thu người đọc chuyển sang cảm thông và vỡ òa trong nghẹn ngào xúc động. Cái đáng nể ở đây chính là việc tác giả đã miêu tả nội tâm của bé Thu – một đứa trẻ tám tuổi, đầy mạnh mẽ nhưng cũng có phần bướng bỉnh rất trẻ con, không làm “lão hóa” nhân vật của mình mà vẫn giữ được sự trong sáng, đáng yêu. Phải là người có sự quan sát tinh tế và gắn bó với đời sống nhân dân đặc biệt là người dân Nam Bộ, tác giả mới có thể bộc lộ được những nỗi niềm cảm xúc như thế.

Nguyễn Quang Sáng đã rất tài tình khi khắc họa tình cảm chân thành của anh Sáu và bé Thu. Đó là tình cảm cha con sâu nặng, là tiếng hát trong trẻo cất lên giữa tiếng đạn bom gào thét. Đọc “Chiếc lược ngà”, ta trân trọng hơn những người thân yêu bên cạnh mình, trân trọng hơn tình cảm phụ tử gắn bó bền chặt. Tình cảm cha con dù có thế nào cũng vẫn luôn là những tình cảm chân thành nhất, yêu thương nhất.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 3

Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang, ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. "Chiếc lược ngà" là một tác phẩm tiêu biểu của ông. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Trong chiến tranh, con người phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, hy sinh về tình cảm gia đình. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi. Sau tám năm xa cách ông mới có dịp trở về thăm nhà, nhưng trớ trêu thay, Thu không nhận ông là ba. Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ vực, lảng tránh, thậm chí còn sợ hãi bỏ chạy vì: "vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên, giật giật trông rất dễ sợ ". Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ông là cha mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi, vỗ về cô bé. Có những lúc, lâm vào thế bí, nó cũng chỉ nói trổng:"Vô ăn cơm", "cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái", "cơm sôi rồi, nhão bây giờ". . . Trong bữa cơm, ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to, không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt: "bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả ra mâm". Bị ông Sáu đánh vào mông, Thu bỏ về nhà ngoại và còn " cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng ". . . Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu không hoàn toàn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le, khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó. Em không nhận ông Sáu là cha vì ông có vết thẹo dài trên má không giống bức hình chụp chung với má mà em biết. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc -em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường, thái độ của Thu đột ngột thay đổi. Trong đêm bỏ về nhà ngoại Thu đã được bà giải thích về vết thẹo. Bé hiểu ra, ân hận và hối tiếc vô cùng:"nghe bà kể, nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn". Phút chia tay "vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông thật dễ thương". Khi ông Sáu nhìn con để chào từ biệt, "đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"tình cha con bị dồn nén bấy lâu chợt bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt. Nó thét lên gọi ba"tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Hành động của Thu cũng thay đổi "nó nhảy thót lên, dang cả hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa". . . Tất cả những hành động, thái độ đó của Thu đều bắt nguồn từ tình cảm dành cho người ba mà bé hằng yêu kính, tôn thờ và không ai có thể thay thế được. Tình cảm của Thu thật mạnh mẽ, sâu sắc và cũng dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu có nét cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ. Bằng tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu và tấm lòng chan chứa yêu thương đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế.

Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông Sáu. Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng "nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp :ba đây con ! ba đây con. "Những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hẫng hụt, bất ngờ khi thấy:"bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ". Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay tình yêu mãnh liệt của bé Thu khiến ông cảm động "một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ". Cảm động và đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ anh có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, anh ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ lời con dặn, khi kiếm được một khúc ngà anh vui mừng như trẻ nhỏ "mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà".

Những ngày sau đó bao nhiêu tình cảm yêu quí, nhớ thương con anh dồn cả vào việc làm cây lược. Anh cặm cụi "cưa từng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc"để rồi khi chiếc lược hoàn thành, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". . . Những lúc nhớ con anh mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt :"Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc dài của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh". Có lẽ những lúc ấy anh mong có một lần về phép thăm nhà để anh tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. . . Đau đớn thay chiến tranh khiến anh chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái anh được nữa. Anh bị hy sinh trong một trận càn. Trước lúc hy sinh, "dường như chỉ có tình cha con là không thể chết", anh cầm cây lược trao cho bạn với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ đã giúp văn bản có được vị trí riêng trong lòng độc giả.

Câu chuyện về chiếc lược bằng ngà không chỉ nói lên tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà em càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang có hôm nay.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 4

Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.

Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.

Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.

Và Trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn, ... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.

Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.

Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.

Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. => Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.

Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà ??? thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.

Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.

Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 5

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Có lẽ đối với mỗi người, tình cảm gia đình luôn là thiêng liêng nhất. Và khi đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chúng ta lại càng cảm nhận được điều đó một cách sâu sắc hơn qua tình cảm cha con của ông Sáu.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác vào năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể về ông Sáu - một người lính xa nhà. Mãi đến khi con gái lên tám, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha, trái lại đã đối xử lạnh nhạt, thậm chí là vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng một thứ tình cảm chân thành. Chỉ đến giây phút chia tay, Thu mới chịu nhận cha. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau. Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Hóa ra, khi nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, Thu đã không nhận ra người cha trong bức ảnh chụp chung với mẹ. Chỉ khi bà ngoại giải thích, Thu mới hiểu ra mọi chuyện. Tiếng “Ba” lâu này vẫn dồn nén bỗng nhiên được thốt lên và lời hứa mua cho Thu một cây lược. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng. Nhưng chưa thể trao cho con, thì ông đã ngã xuống trong một cuộc chiến đấu. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật “tôi”.

Ông Sáu cũng giống như những người khác đi theo tiếng gọi của tổ quốc và phải xa gia đình. Sự xa cách khiến cho nỗi nhớ con luôn day dứt trong lòng ông, cũng như mong ước gặp lại con luôn thường trực. Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Ông được đơn vị cho nghỉ phép. Ngày được trở về nhà, ở trên xuồng mà ông Sáu cứ cảm thấy nôn nao. Ông nghĩ tới giây phút hai cha con được gặp nhau. Khi xuồng vừa cập bến, ông Sáu đã nhanh chóng lên bờ để gặp con.

Khi nhìn thấy con, ông Sáu đã dang hai tay chờ đón con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “Má… má” và bỏ chạy. Hành động của con bé khiến ông Sáu cảm thấy sững sờ.

Nhưng không chỉ có mỗi lúc ấy, nỗi đau ấy còn dày vò ông trong suốt khoảng thời gian ở nhà. Ba ngày ở nhà, ông Sáu quyết không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn trong nhà cùng Thu. Ông muốn dùng những lời nói và hành động để bù đắp những thiếu thốn về tình cảm cho con bé. Nhưng vẫn không thể xoay chuyển được thái độ của Thu đối với ba nó. Khi mẹ bảo nó gọi bố vào ăn cơm thì con bé lại nói trống không: “Vô ăn cơm!”. Câu nói ấy như đánh vào tâm can ông Sáu, nhưng ông vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chỉ chờ đợi tiếng gọi “Ba vô ăn cơm”. Nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi mà còn nói thêm “Cơm chín rồi!” và quay ra nói với má: "Con kêu rồi mà người ta không nghe". Đến lúc này ông chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi”. Nhưng thực ra trong lòng ông Sáu lại đầy những câu hỏi: “Tại sao thế nhỉ? Thu làm vậy là sao? Ba nó sao nó không chịu nhận? Nhìn nó tôi như có cảm giác nó cự nự, quyết không chịu gọi ba. Thái độ này thật không đúng với tình cha con xa cách bấy lâu, hay con bé đang giận ba vẩn vơ gì đó chăng?”

Đoạn cao trào là khi Thu phải trông nồi cơm sắp sôi cho mẹ, chỉ có nó và ba ở nhà. Khi nồi cơm sôi, Thu còn bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước. Tình thế này khiến người đọc cứ ngỡ rằng Thu sẽ phải chịu thua và phải gọi ba đến giúp. Nhưng nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong. Trong bữa cơm cuối cùng của ông Sáu với gia đình, ông Sáu đã gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, ông đã vung tay đánh và quát nó. Nếu đọc đến cảnh này, nhiều người sẽ thấy Thu thật ương bướng. Nhưng thực ra hành động của Thu lại thể hiện một tình yêu thương sâu sắc với cha. Vì đối với Thu lúc bây giờ, thì cha đẹp lắm. Người cha lúc này của Thu lại có một vết sẹo trên mặt, điều ấy khiến cô bé nghi ngờ. Chỉ khi được bà ngoại giảng thích về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Nhưng chỉ ngày mai là ba nó sẽ lại ra đi, không biết bao giờ mới trở về. Song đến giây phút cuối cùng, người đọc như được vỡ òa trong xúc động. Trước lúc ra đi, ông Sáu nhìn con đầy trìu mến: “Thôi ba đi nghe con”. Rồi bỗng nhiên, Thu chạy đến ôm chầm lấy ba nó và kêu lên tiếng: “Ba”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà ông Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con. Người cha ấy lúc này không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng. Cùng với tiếng gọi ba là liên tiếp những hành động: “Vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên”. “Vừa ôm chặt lấy cổ ba, nó vừa nói trong tiếng khóc: “Ba...ba...không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con””. Thu hôn anh Sáu và “hôn cả vết thẹo dài trên má của ba”. Và khi nghe anh Sáu nói “Ba đi rồi ba về với con”, cô bé hét lên “Không” và “hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run”. Nó mếu máo “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…”.

Trong những ngày tháng ở chiến trường, ông Sáu vẫn đau đáu nhớ đến lời hứa với con. Khi kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Rồi ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Chiếc lược ấy chính là cầu nối cho tình cảm cha con của ông Sáu, và cũng minh chứng cho tình phụ tử bất diệt. Nhưng chưa kịp đưa cho đứa con của mình thì ông Sáu đã hy sinh trên chiến trường. Trước khi chết, người cha ấy vẫn dùng chút hơi thở cuối cùng của mình, nhờ đồng đội trao tận tay cho đứa con gái. Qua “Chiếc lược ngà", người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả - Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

Góp phần làm nên thành công của truyện phải kể đến việc xây dựng một tình huống truyện bất ngờ, độc đáo nhưng cũng đầy éo le, kết hợp với phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Tóm lại, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chính là một trong những truyện ngắn tiêu biểu viết về tình cảm gia đình. Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng được một câu chuyện đầy cảm động về tình cha con.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 6

Ngày hôm nay, chúng ta đang được sống trong một đất nước hòa bình và được sự dìu dắt của mẹ cha. Chúng ta có thể tạm quên được chăng những trang sử hào hùng của đất nước nhưng có lẽ không thể quên được những bùi ngùi giấu tận đáy lòng của những người cha ra đi chiến đấu để lại quê hương đứa con thân yêu. Và tình cảm thiêng liêng ấy được thể hiện trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện An Giang. Các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nhưng các tác phẩm của ông chủ yếu chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một câu chuyện hết sức giản dị nhưng cũng đầy sâu sắc. Truyện được sáng tác vào năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể về ông Sáu - một người lính xa nhà. Mãi đến khi con gái lên tám, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha, trái lại đã đối xử lạnh nhạt, thậm chí là vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng một thứ tình cảm chân thành. Chỉ đến giây phút chia tay, Thu mới chịu nhận cha. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau. Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Hóa ra, khi nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, Thu đã không nhận ra người cha trong bức ảnh chụp chung với mẹ. Chỉ khi bà ngoại giải thích, Thu mới hiểu ra mọi chuyện. Tiếng “Ba” lâu này vẫn dồn nén bỗng nhiên được thốt lên và lời hứa mua cho Thu một cây lược. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng. Nhưng chưa thể trao cho con, thì ông đã ngã xuống trong một cuộc chiến đấu. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật “tôi”. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.

Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.

Giống như những người khác, anh Sáu cũng đi theo tiếng gọi của tổ quốc, để lại vợ và đứa con gái còn nhỏ ở lại. Sự xa cách khiến cho nỗi nhớ con luôn day dứt trong lòng ông, cũng như mong ước gặp lại con luôn thường trực. Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Ông Sáu được đơn vị cho nghỉ phép. Ngày được trở về nhà, ở trên xuồng mà ông Sáu cứ cảm thấy nôn nao. Ông nghĩ tới giây phút hai cha con được gặp nhau. Điều ấy đã choán hết tâm trí ông. Khi xuồng vừa cập bến, ông Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ.

Khi nhìn thấy con, ông Sáu đã dang hai tay chờ đón con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “Má… má” và bỏ chạy. Hành động của con bé khiến ông Sáu cảm thấy sững sờ.

Nỗi đau ấy còn dày vò ông trong suốt khoảng thời gian ở nhà. Ba ngày ở nhà, ông Sáu quyết không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn trong nhà cùng Thu. Ông muốn dùng những lời nói và hành động để bù đắp những thiếu thốn về tình cảm cho con bé. Nhưng vẫn không thể xoay chuyển được thái độ của Thu đối với ba nó. Khi mẹ bảo nó gọi bố vào ăn cơm thì con bé lại nói trống không: “Vô ăn cơm!”. Câu nói ấy như đánh vào tâm can ông Sáu, nhưng ông vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chỉ chờ đợi tiếng gọi “Ba vô ăn cơm”. Nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi mà còn nói thêm “Cơm chín rồi!” và quay ra nói với má: "Con kêu rồi mà người ta không nghe". Đến lúc này ông chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi”. Nhưng thực ra trong lòng ông Sáu lại đầy những câu hỏi: “Tại sao thế nhỉ? Thu làm vậy là sao? Ba nó sao nó không chịu nhận? Nhìn nó tôi như có cảm giác nó cự nự, quyết không chịu gọi ba. Thái độ này thật không đúng với tình cha con xa cách bấy lâu, hay con bé đang giận ba vẩn vơ gì đó chăng?”

Đặc biệt, cao trào của câu chuyện càng nâng cao khi mẹ dặn phải trông nồi cơm, nhưng ở nhà chỉ có Thu và ba nó. Thu còn bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước. Tình thế này khiến người đọc cứ ngỡ rằng Thu sẽ phải chịu thua và phải gọi ba đến giúp. Nhưng nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong! Dường như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông Sáu. Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cuối cùng với gia đình, ông Sáu đã gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ, đọc đến đây, nhiều người sẽ nghĩ Thu là một đứa trẻ ương bướng. Nhưng thực ra hành động của Thu lại thể hiện một tình yêu thương với người cha của mình. Vì đối với Thu lúc bây giờ, thì cha đẹp lắm. Người cha lúc này của Thu lại có một vết sẹo trên mặt, điều ấy khiến cô bé nghi ngờ. Chỉ khi được bà ngoại giảng thích về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Nhưng chỉ ngày mai là ba nó sẽ lại ra đi, không biết bao giờ mới trở về. Song đến giây phút cuối cùng, người đọc như được vỡ òa trong xúc động. Trước lúc ra đi, ông Sáu nhìn con đầy trìu mến: “Thôi ba đi nghe con”. Rồi bỗng nhiên, Thu chạy đến ôm chầm lấy ba nó và kêu lên tiếng: “Ba”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà ông Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con. Người cha ấy lúc này không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng. Cùng với tiếng gọi ba là liên tiếp những hành động: “Vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên”. “Vừa ôm chặt lấy cổ ba, nó vừa nói trong tiếng khóc: “Ba...ba...không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con””. Thu hôn anh Sáu và “hôn cả vết thẹo dài trên má của ba”. Và khi nghe anh Sáu nói “Ba đi rồi ba về với con”, cô bé hét lên “Không” và “hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run”. Nó mếu máo “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…”.

Trong những ngày tháng ở chiến trường, ông Sáu vẫn đau đáu nhớ đến lời hứa với con. Khi kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Rồi ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Chiếc lược ấy chính là cầu nối cho tình cảm cha con của ông Sáu, và cũng minh chứng cho tình phụ tử bất diệt. Nhưng chưa kịp đưa cho đứa con của mình thì ông Sáu đã hy sinh trên chiến trường. Trước khi chết, người cha ấy vẫn dùng chút hơi thở cuối cùng của mình, nhờ đồng đội trao tận tay cho đứa con gái. Qua “Chiếc lược ngà", người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả - Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

Góp phần làm nên thành công của truyện phải kể đến việc xây dựng một tình huống truyện bất ngờ, độc đáo nhưng cũng đầy éo le, kết hợp với phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Qua phân tích trên, có thể thấy “Chiếc lược ngà” chính là một câu chuyện cảm động về tình phụ tử. Có lẽ, khi khép trang sách lại, mỗi người đọc vẫn còn nhớ mãi đến khung cảnh chia tay đầy xúc động của cha con ông Sáu.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 7

Tình cảm gia đình luôn là một đề tài hay trong văn học, có không ít các tác phẩm thành công viết về đề tài này. Khi đọc “Bếp lửa” của Bằng Việt ta được sống lại cuộc sống êm đềm bên người bà. Còn đến với “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta được chìm ngập trong tình mẹ con sâu nặng. Thì ở “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, chúng ta lại cảm nhận được tình cha con sâu sắc.

Nhà văn Nguyễn Quang sáng đã xây dựng một hoàn cảnh thật éo le của hai cha con ông Sáu. Sau tám năm xa cách vợ con để tham gia chiến đấu, lúc nào ông Sáu cũng nuôi trong mình hy vọng là được về thăm nhà. Thế rồi cái ước mơ đó đã trở thành hiện thực, ông được về thăm nhà thăm vợ con. Nhưng ông càng hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Bé Thu - con gái ông đã không nhận ra cha bởi vì cái vết thẹo dài trên má. Điều này khiến cho ông Sáu đau lòng nhưng ông cho dù vậy vẫn không làm thay đổi tình yêu thương con. Khi đọc tác phẩm, có lẽ người đọc sẽ thấy trong mình sục sôi lòng căm ghét chiến tranh, không những khiến cho biết bao nhiêu con người ngã xuống mà còn gây lên những trớ trêu mà ngay cả những đứa trẻ thơ ngây, hồn nhiên cũng phải gánh chịu. Hành động chạy vụt đi của bé Thu khi ấy cũng chỉ là xuất phát từ tình yêu mà bé dành cho cha, vì người cha trước mặt không giống với người cha trong ảnh. Nhưng vết thẹo dài trên mặt ấy chỉ là bức cản tạm thời, nó đã không che lấp được tình cha con. Trước lúc ra đi, ông Sáu nhìn con đầy trìu mến: “Thôi ba đi nghe con”. Rồi bỗng nhiên, Thu chạy đến ôm chầm lấy ba nó và kêu lên tiếng: “Ba”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà ông Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con. Người cha ấy lúc này không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng. Cùng với tiếng gọi ba là liên tiếp những hành động: “Vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên”. “Vừa ôm chặt lấy cổ ba, nó vừa nói trong tiếng khóc: “Ba...ba...không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con””. Thu hôn anh Sáu và “hôn cả vết thẹo dài trên má của ba”. Và khi nghe anh Sáu nói “Ba đi rồi ba về với con”, cô bé hét lên “Không” và “hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run”. Nó mếu máo “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…”.

Trong những ngày tháng ở chiến trường, ông Sáu vẫn đau đáu nhớ đến lời hứa với con. Khi kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Rồi ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Chiếc lược ấy chính là cầu nối cho tình cảm cha con của ông Sáu, và cũng minh chứng cho tình phụ tử bất diệt. Nhưng chưa kịp đưa cho đứa con của mình thì ông Sáu đã hy sinh trên chiến trường. Trước khi chết, người cha ấy vẫn dùng chút hơi thở cuối cùng của mình, nhờ đồng đội trao tận tay cho đứa con gái. Qua “Chiếc lược ngà", người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả - Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người. Tình cha con sâu nặng đã vượt lên trên tất cả sự đau thương mất mát để được bên nhau. Tuy chỉ là những giây phút ngắn ngủi nhưng chứa đựng là những kỷ niệm khó quên trong tâm hồn bé Thu và ông Sáu.

Góp phần làm nên thành công của truyện phải kể đến việc xây dựng một tình huống truyện bất ngờ, độc đáo nhưng cũng đầy éo le, kết hợp với phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Tóm lại, khi đọc tác phẩm “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang sáng đã cho người đọc thấy được tình cảm cha con thật giản dị nhưng cũng đầy sâu sắc.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 8

Một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người - tình phụ tử. Và nếu ai đã từng một lần đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, sẽ cảm nhận được sâu sắc thứ tình cảm thiêng liêng đó. Truyện đã khắc họa tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

Câu chuyện kể về ông Sáu, người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Con gái ông- bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến. Nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bỏng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.

Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “Ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều. Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua. Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.

Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu dù là một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh thì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.

Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằng mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !” thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy sấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “Ba đây con ! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thỏa những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà ly tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cùng đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” chính là một tác phẩm ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ, như nhân vật bé Thu và ông Sáu.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 9

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn. Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim; đề tài chính; cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ. Chiếc lược ngà viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là truyện ngắn xuất sắc viết về tình cha con và nỗi đau chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mỹ thông qua nhân vật ông Sáu và bé Thu.

Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống. Tình huống thứ nhất, hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản thể hiện sâu sắc tình cảm của bé Thu dành cho người cha thân yêu. Tình huống thứ hai, ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. Tình huống này bộc lộ sâu sắc tình cảm của người cha đối với con.

Tình yêu của bé Thu đối với cha được thể hiện thật đặc biệt. Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Tâm lí và thái độ ấy của Thu đã được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động. Khi mới gặp ông Sáu, cô bé hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên. Những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu chỉ gọi trống không với ông mà không chịu gọi cha, nhất định không chịu nhờ ông chắt nước nồi cơm to đang sôi. Bữa cơm, Thu liền hất cái trứng cá mà cha nó gắp cho. Cuối cùng, khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua cái dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.

Sự ương ngạnh ấy của cô bé hoàn toàn không đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó được biết. Phản ứng tâm lý của em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái cứng đầu của em có chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác – người trong tấm hình chụp với má em.

Nhưng trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba mà tiếng kêu như tiếng xé, rồi nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhan như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Sở dĩ có sự biến đổi đột ngột như vậy trong thái độ và hành động của bé Thu là vì trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu được giải toả và ở cô bé nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc: Khi nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Vì thế, trong giờ phút chia tay với cha, tình yêu và nỗi nhớ mong với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

Đó là tình cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.

Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ em và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông Sáu. Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào ở tình huống thứ nhất, trong chuyến về thăm nhà. Cũng như bao người khác ông Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong ông nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi ông đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng ông. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần ông hỏi “Sao không cho con bé lên cùng?’’. Không gặp được con ông đành ngắm con qua ảnh vậy... Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kỹ lắm rồi, nhưng ông luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẵng ấy cũng làm tăng lên trong lòng người cha nỗi nhớ nhung, mong chờ, ông Sáu ao ước gặp con.

Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Ông Sáu được nghỉ phép. Ngày về thăm con, trên xuồng mà ông Sáu cứ nôn nao cả người. Ông đang nghĩ tới đứa con, nghĩ tới giây phút hai cha con gặp nhau như thế nào. Những điều ấy choán hết tâm trí ông. Khi xuồng vừa cập bến, ông Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ. Hẳn vì quá xúc động nên lúc ấy ông Sáu đã có những cử chỉ mà ngay cả người bạn của ông cũng không ngờ tới “giọng anh tập bập run run”, ông dang hai tay chờ đó con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng ông nhưng không ngờ bỗng nó hét lên “má...má” và bỏ chạy. Hành động của con bé khiến ông sững sờ. Bao yêu thương, mong chờ mà ông dồn nén bấy lâu dường như tan biến hết chỉ còn lại trong ông là nỗi đau khổ vô bờ.

Nỗi đau ấy còn dày vò ông trong suốt ba ngày ở nhà. Ba ngày ở nhà ông Sáu không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn ở nhà chơi với con. Ông muốn dùng lời nói, hành động của mình để bù đắp những mất mát về tình cảm cho con bé. Dường như ông muốn bằng những cử chỉ và lời nói yêu thương tràn đầy âu yếm, ông sẽ xoa dịu đi những nghi ngờ, xóa tan những lạnh lùng của con bé đối với ông. Người cha muốn ôm con và có lẽ chắc ông cũng mong đứa con gái của mình có thể chạy sà vào lòng. Thế nhưng không... những gì ông từng mơ ước, từng suy nghĩ, giờ chỉ như giấc mơ không thật bởi chính thái độ của Thu đối với ba nó. Khi mẹ bảo nó gọi bố vào ăn cơm thì con bé đã nói trổng: “Vô ăn cơm!”. Câu nói của con bé như đánh vào tâm can ông, nhưng ông vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm.” Thế nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi ba, đã vậy còn bực dọc nói mấy câu “Cơm chín rồi!” và “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Đến lúc này ông chỉ biết “nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

Dường như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông. Vì quá yêu thương con nên ông Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cưng con, ông gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, ông đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông. Tất cả cũng chỉ là do ông quá yêu thương con. Có thể coi việc bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay ông dồn nén và chất chứa trong lòng.

Song đến giây phút cuối cùng, trước khi ông Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Lúc ra đi, chân ông ngập ngừng không muốn bước. Hẳn rằng ông Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại quẫy đạp và bỏ chạy nên ông chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. Trong ánh mắt của ông, chất chứa bao yêu thương mà ông muốn trao gửi tới con. “Thôi ba đi nghe con”. Cũng chính giây phút ấy, ông nghe thấy từ con tiếng gọi “Ba... a.... a... ba”. Tiếng gọi bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà ông Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại. Người cha không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng, vì thương yêu và vì cả sự éo le của tình cảm nữa. Hạnh phúc đến với ông quá đột ngột khiến cổ ông nghẹn lại. Không kìm được xúc động, ông Sáu đã khóc. Giọt nước mắt của ông là giọt nước mắt của vui sướng, hạnh phúc. Và không muốn cho con thấy mình khóc, ông Sáu một tay ôm con một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con... Thế là con bé đã gọi ông bằng ba. Ai có thể ngờ được một người lính đã dày dạn nơi chiến trường và quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng mềm yếu trong tình cảm cha con. Sau bao năm tháng mong chờ, đau khổ, ông Sáu đã được đón nhận một niềm vui vô bờ. Bây giờ ông có thể ra đi với một yên tâm lớn rằng ở quê nhà có một đứa con gái thân yêu luôn chờ đợi, từng giây từng phút mong ông quay về.

Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết ở tình huống thứ hai của câu chuyện, lúc ông Sáu ở rừng. Ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con gái. “Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng. Ông bỗng lóe lên một sáng kiến lớn: làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, ông không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quý hiếm - chiếc lược cho con của ông phải được làm bằng thứ quý giá ấy. Và ông không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Ông sẽ đặt vào trong đấy tất cả tình cha con của mình.

Kiếm được ngà voi, mặt ông “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”, “gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao!

Nhưng ngày ấy đó vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Ông không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đó hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng “hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm được một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đó biến người đồng đội thành một người cha - người cha thứ hai của cô bé Thu.

Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng, mà còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

Truyện Chiếc lược ngà diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn. Truyện thành công nổi bật ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, ở ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 10

Một người cha cũng quan trọng như một người mẹ. Nếu bà mẹ là những anh hùng trong việc nuôi dưỡng những đứa trẻ, thì các ông bố lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việc phát triển nhân cách và tình cảm của đứa trẻ. Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

Câu chuyện kể về ông Sáu – người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bỏng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân – bác Ba – nhân vật kể chuyện.

Bé Thu – hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó – hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.

Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi – với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó… “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương , vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.

Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình… thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình… thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằng mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó… Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này… tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao… Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” – dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi! Ba đi nghe con!” – thật lạ… sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”… Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt… nghe mới thật thiêng liêng làm sao! – Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”… Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy… Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc - Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh, vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thỏa những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ” – những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, xong lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”…Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con… Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời… Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà ly tán,người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cùng đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra… Vì thế mà ta càng quý cuộc sống thanh bình của ngày hôm nay, quý tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ – chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này!

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 11

50+ Cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà (hay, ngắn gọn)

Tình cha con rất thiêng liêng và cao cả, không khác gì so với tình mẫu tử. Có rất nhiều tác phẩm văn học viết về tình cha con rất cảm động, trong đó phải kể đến truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Tác giả đã khắc họa lại câu chuyện cảm động giữa cha con ông Sáu, người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bỏng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân – bác Ba – nhân vật kể chuyện.

Bé Thu được xuất hiện với hình ảnh là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó – hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.

Thu là một cô bé mới 8 tuổi nên còn rất ngây thơ và bướng bỉnh. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó… “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.

Hình ảnh cô bé 8 tuổi thể hiện tình cảm với người cha, đủ để người đọc nhận ra rằng, cô bé là người giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình … thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằng mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó… Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này … tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao … Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” – dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi! Ba đi nghe con!” – thật lạ … sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”…Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt… nghe mới thật thiêng liêng làm sao! – Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”… Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy… Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc - Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.

Người cha trong câu chuyện thật đáng thương, ông rất thương và nhớ con, nhưng vì hoàn cảnh đất nước, ông phải lên đường chiến đấu. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt” – những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về!Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”… Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con… Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời… Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích,làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn.Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh, lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cùng đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ca ngợi tình cha con sâu nặng, thắm thiết giữa ông Sáu và bé Thu, đồng thời cũng là sự tố cáo tội ác của chiến tranh đã khiến nhiều đứa con mất cha, nhiều người vợ mất chồng. Đó là những mất mát to lớn đối với mỗi con người. Qua câu chuyện tác giả muốn gửi gắm đến thế hệ trẻ, hãy tỏ ra trân trọng và biết ơn những người sinh ra mình, đó là thứ tình cảm thiêng liêng quý giá nhất trên đời.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 12

Nguyễn Quang Sáng quê ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là bộ đội hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954 tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về miền Nam tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, được in trong tập truyện cùng tên. Bằng việc tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lí, đoạn trích trong truyện Chiếc lược ngà thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Đề tài về tình cảm gia đình luôn là mạch nguồn cảm xúc của văn chương. Ca dao Việt Nam ngập tràn bóng dáng người mẹ, người cha và tạo thành dòng chảy đi vào thơ văn hiện đại với Lời ru của mẹ (Xuân Quỳnh), Mẹ ốm (Trần Đăng Khoa), Bầm ơi! (Tố Hữu), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông),… Cũng từ đó, tình cảm gia đình thiêng liêng được bồi đắp trong trái tim mỗi người, là sức mạnh, là niềm tin trong cuộc sống. Đồng thời, tình cảm gia đình là cái nôi sinh ra những tình cảm cao đẹp khác. Và tình cảm thiêng liêng ấy được đặt trong bối cảnh chiến tranh lại càng nổi bật, đậm đà. Chiếc lược ngà là một trong số đó.

Truyện kể về ông Sáu, một nông dân Nam Bộ, yêu nước, xa nhà đi kháng chiến khi Thu - đứa con gái bé bỏng chưa đầy một tuổi. Mãi khi Thu tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt ông làm ông không còn giống với người trong bức ảnh mà em biết. Em cư xử với ba như người xa lạ. Đến lúc nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, Ông Sáu dồn hết tình cảm yêu quí, thương nhớ con vào việc làm cây lược bằng ngà voi để tặng đứa con gái bé bỏng. Thế nhưng, trong một trận đánh, ông đã hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn để gửi về cho đứa con ông yêu quý.

Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người, ở đây chính là tình cha con sâu sắc, được thể hiện trong hai tình huống: tình huống thứ nhất là cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng trớ trêu thay con lại không nhận ra cha. Đây là tình huống cơ bản của truyện. Tình huống thứ hai là sự việc ông Sáu dồn tất cả tình yêu để làm tặng con gái chiếc lược ngà nhưng ông lại ra đi khi chưa kịp trao tận tay con gái món quà đó. Đó là toàn bộ mạch truyện mà mỗi mạch truyện biểu lộ tình cảm mãnh liệt của mỗi nhân vật. Tình cảm ấy đã vẽ nên một bức tranh buồn nhưng đẹp và thiêng liêng về tình cảm gia đình nói chung, tình cha con nói riêng trong tình cảnh éo le vì chiến tranh.

Nhân vật bé Thu – một em gái tám tuổi là nhân vật thứ nhất của truyện, có một tình yêu cha thật đằm thắm, mãnh liệt. Cha đi chiến đấu biền biệt xa nhà, đến khi Thu lên tám tuổi, hai cha con mới được gặp nhau. Cô bé tóc cắt ngang vai, hồn nhiên xinh đẹp, mới nhìn ông Sáu đã nhận ra ngay con gái của mình, vậy mà nhìn thấy cha bé Thu đã tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, tái mặt đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Rồi suốt trong ba ngày cha ở nhà Thu đã không nhận ra cha. Tâm lí và thái độ của Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động như: nhất định không chịu gọi ông Sáu là cha; nhất định không nhờ ông Sáu chắt giùm nước nồi cơm đang sôi to; hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to… Cách cư xử nói năng cộc lốc, vùng vằng, ương ngạnh, ngờ vực; cái thái độ lạnh nhạt, lảng tránh xa cách, thậm chí còn có những hành động vô lễ với ông Sáu ấy khiến cho tình cảm cha con tưởng chừng không hình thành được.

Tuy nhiên sự ương ngạnh của bé Thu lúc mới gặp cha là hoàn toàn không đáng trách. Bởi vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống. Mặt khác, người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường nên nó không tin ông Sáu là ba. Chỉ vì trên mặt ông có thêm vết thẹo khác với hình ba mà nó đã khắc sâu vào tâm trí. Phản ứng tâm lí của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên. Nó chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc chân thật. Thu chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái cứng đầu của Thu có ẩn chứa cá sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác.

Song, đến buổi cuối cùng, trước khi ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Tình phụ tử thiêng liêng đã cháy bùng lên. Khi nhìn thẳng đối diện với người cha “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Đằng sau đôi mắt mênh mông, xôn xao đó là biết bao ý nghĩ, tình cảm đang xáo động trong lòng. Có được sự xôn xao đó trong đôi mắt là kết quả của cả một đêm “lăn lộn, thở dài như người lớn ở nhà ngoại”. Nó lăn lộn, nó thở dài có lẽ vì nó ân hận, quá giận mình, rất thương ba và mong cho trời chóng sáng để có thể chạy về nhà.

Lần đầu tiên, khi không ai ngờ tới, Thu cất tiếng gọi ba. Đó là tiếng kêu như tiếng xé, xé không khí và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng ba Thu đã kìm nén bao năm nay. Tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. Và đau đớn thay, đây là tiếng gọi ba đầu tiên cũng là tiếng gọi cuối cùng trong cuộc đời cô bé. Sau tiếng gọi ba là một loạt những hành động “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên, giang hay tay ôm chặt lấy cổ ba nó rồi nó hôn ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba”. Tất cả những hành động đó đều biểu hiện một tình cảm ruột thịt nồng nàn là nỗi mong nhớ bùng lên thật mãnh liệt, hối hả, cuống quýt có xen lẫn sự hối hận. Và khi nghe ông Sáu nói: “Thôi, ba đi nghe con”, nó đã thét lên “Không!” rồi “hai tay siết chặt cổ ba nó, dang cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé rung rung”, bé Thu khóc. Đó là tiếng khóc của sự xót xa ân hận vì lỗi lầm của mình, vì thương ba đau khổ. Khi hiểu ra mọi lẽ, khi nhận ra cha thì đã quá muộn. Do đó tất cả mọi hành động của Thu đối với cha như muốn đền bù những hụt hẫng đã qua. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy, trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt. Riêng bác Ba – người kể chuyện cảm thấy như có bàn tay cứ nắm lấy trái tim mình. Nhà văn viết không nhiều, chỉ bằng một nét chấm phá đó thôi nhưng đủ cho ta xúc động trước nỗi niềm và tâm trạng của nhân vật.

Tóm lại, tình cảm của bé Thu đối với cha thật sâu sắc, mạnh mẽ, thật dứt khoát rạch ròi. Thu là đứa trẻ có cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu. Giờ đây, Thu không chỉ yêu ba, em còn tự hào về ba. Chính niềm yêu thương và tự hào ấy đã trở thành sức mạnh thôi thúc và rèn giũa để sau này Thu trở thành cô giao liên mưu trí, dũng cảm gan dạ. Qua những diễn biến tâm trạng, tình cảm của bé Thu, ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và quan trọng hơn bởi ông có tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ đó.

Vì cuộc chiến đấu chung của dân tộc, ông Sáu đã hy sinh hạnh phúc gia đình, xa vợ, xa con, rồi những thương tích trong chiến tranh. Suốt tám năm ròng, xa gia đình đi chiến đấu, mấy ngày về thăm nhà ít ỏi, ông phải trái qua nỗi đau về tinh thần vì đứa con gái duy nhất mà ông hằng mong nhớ không chịu nhận ông là cha. Hẳn người đọc chúng ta không thể quên được hành động của ông Sáu khi mới về thăm nhà: “Cái tình người cha cứ nôn nao trong con người anh, không thể chờ xuồng cập bến, anh nhảy thót lên bờ, chạy lại bên con, giọng lập bập run run Ba đây con !”. Thế nhưng đáp lại tình cảm ấy của ông là nỗi sợ hãi thảng thốt kêu cứu của con. Ông như chết lặng đi trông thật đáng thương, tội nghiệp. Suốt ba ngày ở nhà, ông không đi đâu, chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, nhưng càng an ủi vỗ về thì con càng lạnh nhạt, xa cách. Cho đến phút cuối cùng, trước lúc chia tay, ông mới được hưởng niềm hạnh phúc của người cha, đó là nghe con gọi mình là ba và được đón nhận những cử chỉ, hành động yêu thương nồng nhiệt của con gái. Quá bất ngờ, xúc động, hạnh phúc, ông lén con lau vội những giọt nước mắt vừa sung sướng vừa đau đớn, xót xa.

Vì nhiệm vụ đối với đất nước, ông không thể ở lại với con. Trở về khu căn cứ, ông mang nỗi ân hận đã đánh con và lời con dặn trước lúc chia tay vào việc làm một chiếc lược ngà tặng con. Chỉ kiếm được khúc ngà voi, ông đã vô cùng sung sướng, dành hết tâm trí, công sức vào làm chiếc lược: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ, kì công như một người thợ bạc. Trên sống lưng lược có khắc dòng chữ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc con nhưng như gỡ được phần nào tâm trạng của ông. Nó trở thành vật thiêng, an ủi ông, nuôi dưỡng trong ông tình cha con và sức mạnh chiến đấu. Hàng đêm, ông nhìn ngắm chiếc lược, mài nó lên tóc cho thêm bóng thêm mượt. Tác giả không miêu tả rõ nhưng người đọc vẫn hình dung được cái kỉ vật nhỏ bé mà thiêng liêng ấy. Đó cũng là biểu tượng trắng trong, quý giá, bất diệt của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Do đó, trước lúc hi sinh, không đủ sức nói một lời trăng trối, ông vẫn nhớ tới chiếc lược và chuyển giao nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một ước nguyện gìn giữ muôn đời tình cha con ruột thịt. Điều đó đúng như ông Ba đã nói: “Có lẽ chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Chiếc lược ngà – kỉ vật của người cha – kỉ vật của người đã khuất mãi mười năm sau mới tìm được địa chỉ, mới được trao lại cho đứa con gái bé bỏng để “tình cha con không chết”. Và hơn thế nữa, nó đang sống lại trong sự sống của người bạn, người đồng chí với bé Thu. Như vậy, câu chuyện Chiếc lược ngà không chỉ ca ngợi tình cha con đậm đà sâu nặng bất diệt, ca ngợi tình đồng chí đồng đội mà còn gợi cho người đọc thấm thía những nỗi đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gieo xuống cho bao con người, bao gia đình trên đất nước Việt Nam.

Chiến tranh! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa con, con xa nhà. Chiến tranh không thể tha thứ khi đã cướp đi sinh mạng, xương máu của biết bao người con Việt Nam, và cũng chính trong chiến tranh ấy, những tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời không thể nào bộc lộ ra hết được, tình yêu đôi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình yêu quê hương và đặc biệt nhất là tình cảm gia đình.

Chúng ta đã từng cảm động biết bao trước tình bà cháu ấm áp, thấm thía trong Bếp lửa của Bằng Việt (1963). Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về người bà tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, cùng những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm bên bà – dù bị bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 bao trùm nhưng bà và bếp lửa vẫn “chờn vờn” mỗi sớm, vẫn “ấp iu nồng đượm” mỗi ngày. Hay Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm) dạt dào tình yêu con của người mẹ Tà Ôi… Còn Y Phương, qua bài thơ Nói với con đã đem đến cho ta vẻ đẹp tình cha con thắm thiết trong lời dặn chân thành, mộc mạc mang đậm chất Tày. Bài thơ như là một khúc tâm tình của người cha, thể hiện lòng yêu thương con của người miền núi và mong ước thế hệ con cái phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Trong Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã phát hiện ra vẻ đẹp tình cha con thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Tiếng gọi ba đầu tiên cũng là tiếng gọi ba cuối cùng, cái ôm đầu tiên của hai cha con cũng là cái ôm cuối cùng. Thế nhưng dù thời gian có ít ỏi, dù bên nhau không nhiều nhưng sợi dây tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn mãi vững bền, không bom đạn nào có thể chia cắt.

Trang sách khép lại mà sao hình ảnh hai cha con ông Sáu và những tình cảm của họ vẫn còn để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Điều gì đã làm nên sức sống, sức hấp dẫn của các nhân vật cũng như của truyện ? Trước hết, đó là vì tác giả đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hợp lí, đã tạo được những tình huống éo le, cảm động. Thứ hai là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật tài tình, giọng kể nhẹ nhàng, đằm thắm, cách kể quá khứ xen hiện tại. Ngoài ra, cách chọn ngôi kể cũng là một nghệ thuật đặc sắc của truyện. Kể theo ngôi thứ nhất, bác Ba vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật trong câu chuyện nên càng có tác dụng làm cho câu chuyện như thật và dễ đi vào lòng người.

Đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Nguyễn Quang Sáng đã khắc tạc thành công tình nghĩa cao đẹp giữa những con người Việt Nam luôn trường tồn mãi mãi dẫu có trải qua khốc liệt của chiến tranh.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 13

Đối với nhân dân ta, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất. Trong những năm tháng chiến tranh, gia đình phải chia lìa thì tình cảm ấy lại càng thiêng liêng, đáng trân trọng hơn. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng được thể hiện vô cùng chân thực và cảm động, làm thổn thức trái tim biết bao thế hệ bạn đọc.

Câu chuyện kể về cha con ông Sáu sau hơn tám năm xa cách mới có cơ hội gặp lại nhau, chỉ vì vết thẹo dài trên mặt ông Sáu mà bé Thu kiên quyết không nhận ba. Những ngày sau đó Thu luôn thờ ơ với ông. Khi nhận ra ba thì cũng là lúc ông phải lên đường trở về đơn vị. Những ngày ở khu căn cứ, ông Sáu dốc sức làm chiếc lược ngà như đã hứa với con, nhưng ông đã hy sinh trước khi trao món quà ấy cho bé Thu.

Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường nhập ngũ, những ngày ở chiến trường ông da diết nhớ gia đình đặc biệt là cô con gái nhỏ. Sau bao năm xa cách, ông được trở về nhà thăm gia đình, ông khao khát gặp con và được nghe tiếng con gọi mình là ba. Bởi vậy, khi về gần đến nhà, thoáng thấy bóng con, không chờ xuồng cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, tiếng ông gọi con thật tha thiết, thân thương: “Thu! Con”. Nhưng ngược lại với mong đợi của ông, đứa con ngơ ngác, hốt hoảng rồi bỏ chạy. Thật đáng thương cho tình cảnh của ông, đôi tay ông buông thõng xuống như bị gãy. Suốt ba ngày nghỉ phép, ông ở nhà cùng con để vun đắp tình cảm với mong mỏi con sẽ cất tiếng gọi ba. Nhưng ông càng cố gắng bao nhiêu thì nó lại càng tìm cách đẩy ông ra xa bấy nhiêu. Bị con cự tuyệt trong lòng ông rất buồn, nhưng không trách con, chỉ buồn vì chiến tranh chia cắt mà gia đình ông phải chịu tình cảnh éo le. Giờ phút lên đường, ông muốn chạy lại ôm con lần cuối, nhưng vì sợ con cự tuyệt nên ông chỉ nhìn dám Thu từ xa. Và khi ông nghe tiếng con gọi “ba” ông đã xúc động mà bật khóc “không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc gắn với tình yêu thương con sâu nặng. Tình cảm sâu nặng của ông Sáu với con còn được tác giả thể hiện đầy cảm động khi ông ở khu căn cứ. Vẫn ghi nhớ lời hứa với con gái, khi tìm được mảnh ngà, ông kỳ công mài thành lược cho con: “Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Bao nhiêu tình yêu thương con ông dồn cả vào việc làm chiếc lược và khắc dòng chữ đầy yêu thương: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà chính là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đậm sâu. Nhưng rồi, chiến tranh lại một lần nữa cướp đi cơ hội ông được gặp con, trong một trận càn lớn, ông bị thương nặng và hy sinh. Trước khi mất ông không đủ sức trăng trối điều gì nhưng tình cha con thì không thể chết, bằng chút sức lực ông lấy chiếc lược trao lại cho người đồng đội. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện thiêng liêng của tình phụ tử.

Đối với bé Thu, tình yêu thương cha cũng được thể hiện thật đặc biệt. Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu gọi mình là con, có những hành động vồ vập, bé Thu tỏ ra lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách ông. Dù trong ba ngày, ông Sáu tìm mọi cách để thân thiết với con, nhưng Thu lại tìm mọi cách để đẩy ông ra. Thu nhìn cha bằng cặp mắt xa lạ và cảnh giác, nhất quyết không chịu gọi ba, dù mẹ đã nhiều lần nhắc nhở. Sự bướng bỉnh ấy thể hiện rõ nhất khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó đã hất văng ra khỏi chén cơm. Đây là hành động mang tính chất quyết liệt, cự tuyệt mọi quan tâm, chăm sóc của anh Sáu. Bị cha nổi giận đánh vào mông, bé Thu không khóc nó bỏ dở bữa cơm và bỏ sang nhà ngoại ở. Những cử chỉ, hành động đó của bé Thu không đáng trách hoàn toàn, vì Thu còn nhỏ, chưa hiểu hết những tàn phá mà chiến tranh gây ra với con người. Đồng thời thái độ đó của em cũng cho thấy một tình yêu thương cha mãnh liệt sâu sắc, em chỉ nhận cha khi người đó giống với trong bức ảnh chụp chung với má. Ngoài ra, em sẽ không nhận bất cứ ai làm cha của mình. Cái ương ngạnh, bướng bỉnh của em cũng thể hiện tình yêu thương cha sâu nặng, tha thiết.

Mọi nghi ngờ của em chỉ được giải tỏa khi nghe những lời bà giải thích. Đồng thời đó cũng là lúc tình cảm phụ tử bùng lên mãnh liệt trong em, nhất là buổi sáng em về nhà, nhìn ba đang đón tiếp mọi người, chỉ dám đứng từ xa nhìn ba, không dám đến gần người mà em vô cùng mong nhớ yêu thương. Nhưng giây phút anh Sáu chuẩn bị đi, bao nhiêu tình cảm dồn nén bấy lâu nay được bung ra quyết liệt, tiếng gọi ba: Ba… a… a… ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé tan sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa và tiếng nói hòa trong tiếng khóc nức nở: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con”. Tất cả mọi người đều vô cùng xúc động và thương cảm cho hoàn cảnh éo le của hai cha con. Những lời níu kéo của bé Thu cũng không thể níu giữ anh Sáu ở lại. Khoảnh khắc hạnh phúc của hai cha con thật ngắn ngủi, điều ấy càng khắc đậm sâu hơn những khắc nghiệt và éo le mà chiến tranh gây ra.

Tạo nên sự thành công cho tác phẩm, trước hết là ở việc Nguyễn Quang Sáng đã lựa chọn một tình huống truyện tự nhiên, hợp lý. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sâu sắc và cảm động. Ngôn ngữ đậm dấu ấn Nam Bộ, giàu cảm xúc. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

“Chiếc lược ngà” là câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Tác phẩm là bài ca ca ngợi tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh éo le, chính trong hoàn cảnh này tình cảm gia đình lại càng thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Mỗi chúng ta cũng cần phải yêu quý, giữ gìn và bảo vệ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ này.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 14

Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí. Bé Thu đã lâu ngày không gặp cha. Hình ảnh của người cha trong tâm trí nó chỉ được khắc ghi qua tấm ảnh đã cũ rồi. Người cha trong nó hiền lành lắm! Còn ông Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh quá! Điều này gây bất ngờ với bé Thu vì gương mặt ông Sáu giờ đã quá xa lạ. Và phản ứng không nhận cha của Thu cũng gây bất ngờ cho ông Sáu bới nó hoàn toàn trái ngược với những mong muốn và tưởng tượng của ông Sáu về cuộc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách. Nhưng nó cũng rất tự nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ.

Tình huống càng trở nên éo le, khiến người đọc phải hồi hộp theo dõi từng trang truyện vì thời gian ông Sáu ở nhà không nhiều và dù chỉ còn một ngày nữa, đứa bé vẫn quyết không nhận cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.

Tình cha con sâu nặng và cao đẹp được khẳng định trong cảnh ngộ chiến tranh. Tình cảm cha con được thể hiện qua cả hai nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông Sáu. Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong cuộc đời ông Sáu mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc đời ông. Hơn 7 năm trời hai cha con bé Thu không được gặp nhau. Cha con chỉ nhận ra nhau qua tấm hình. Lúc còn ở rừng, ông Sáu nhớ thương con vô cùng. Lúc nào ông cũng khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu của con.

Ba ngày nghỉ phép ở nhà, ông khao khát tình cảm của con bao nhiêu thì thực tế lại phũ phàng bấy nhiêu. Con bé hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm vồ vập của cha. Ông càng xích lại gần, nó càng lùi xa. Ông càng chiều thương, nó càng lẩn tránh. Ông càng mong được nghe tiếng ba, nó càng cố tình lẩn tránh.

Ngọn lửa nồng nàn của lòng cha cứ bị những đối xử xa lánh, ương ngạnh, của nó chối từ kể cả khi nó bị lâm vào thế bí “nồi cơm sôi sùng sục”, kể cả những lời giảng giải của mẹ, nó cũng kiên quyết không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong đợi. Điều đó làm ông Sáu thực sự đau lòng, ông chỉ biết lắc đầu cam chịu bởi tình cảm không dễ gì gượng ép. Ông cố gắng tìm mọi cách để chuyện trò, vỗ về con, gắp trứng cá cho con nhưng không thành. Cơn giận và việc đánh con cũng xuất phát từ nỗi đau khổ của một người cha bị con cự tuyệt. Phút chia tay con tren bến sông, niềm hạnh phúc khi được bé Thu gọi “ba” khiến anh bật khóc.

Khi ở chiến khu, ông thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con. Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi: “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một sản phẩm duy nhất trong đời. Cho nên cây lược ngà kết tinh trong nó tình phụ tử: mộc mạc mà đằm thắm, sâu sa, đơn sơ mà kỳ diệu.

Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông trong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con – một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt. Khi bị thương nặng, biết không thể sống được, ông đã dồn tất cả tàn lực của mình làm một việc: “đưa tay vào túi móc cây lược đưa lại cho ông Ba” như trao lại lời di chúc. Đó là uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng đối với người bạn thân. Chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

Ở nhân vật bé Thu, ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: không chịu vâng lời ông Sáu nói, không gọi “ba”, nói trống không, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà ngoại khi giận ông Sáu. Nhưng khi hiểu ra thì lại thấy rằng: chính thái độ ương ngạnh, ngang bướng đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm phụ tử. Đơn giản vì vết thẹo dài trên má người đang xưng là ba đây lại không giống với ảnh ba mình, thắc mắc thầm kín trong lòng nó.

Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Tiếng thét của bé Thu “Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cô bé nhất định “không cho ba đi nữa”,“hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”… Lớn lên, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng chiến, tiếp bước con đường của cha cô, để lí tưởng của cha còn sáng mãi. Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân hành”.

Chiếc lược ngà chính là biểu tượng cao quý của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Tác phẩm là một bài ca cảm động về tình phụ tử thiêng liêng. Tình phụ tử được biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau. Dù ở hoàn cảnh nào, gặp khó khăn nào tình phụ tử cũng không thể bị chia cắt. Tình phụ tử là nguồn động lực to lớn để con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng trân trọng.

Tác phẩm có cốt truyện chặt chẽ, cách lựa chọn tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý. Nhà văn đã có cách lựa chọn ngôi kể, cảnh kể và ngôn ngữ lời thoại phù hợp với nhân vật. Nghệ thuật viết truyện già dặn của Nguyễn Quang Sáng góp phần không chỉ làm cho câu chuyện đảm bảo tính khách quan, chân thực, tin cậy mà còn hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể và dẫn dắt nội dung câu chuyện theo dòng cảm xúc của mình.

Tình cảm cao đẹp của cha con ông Sáu đã được thể hiện cảm động và sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ở nhiều cung bậc khác nhau. Ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng vừa tinh tế vừa giản dị, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và sự am hiểu tâm lí con người. Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh. Qua tác phẩm, nhà văn muốn khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 15

Thành công nhất của Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà là đã thể hiện thật cảm động vẻ đẹp tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh. Viết về chủ đề hạnh phúc gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh và cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân và dân miền Nam có rất nhiều tác phẩm nổi bật trong thời kì này. Có thể kể đến Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Hòn đất của Ninh Đức,… Thế nhưng, Nguyễn Quang Sáng đã có một lựa chọn thể hiện khá độc đáo. Ông xây dựng một tình huống hiểu nhầm thú vị dựa trên tính cách ngây thơ của trẻ thơ để làm lộ rõ những phẩm chất cao quý của nhân vật. Trong đó, tình cảm cha con thắm thiết được khắc họa chân thành và cảm động.

Trong cảnh ngộ chiến tranh tình cha con bị chia cắt bởi bao nỗi nhớ thương khi xa cách, bởi sự hiểu lầm đau khổ khi gặp gỡ. Các tình huống truyện dù đã được nhà văn tháo gỡ nhưng mỗi khi đọc lại ta không khỏi hồi hộp và nghẹn ngào.

Anh Sáu sau bao năm xa cách đã rất xúc động khi gặp lại con. Thế nên, “khi xuồng chưa kịp cập bến anh đã nhanh chân nhảy thót lên” . Và rất nhanh khi ” thấy đứa trẻ trạc chừng 7, 8 tuổi, tóc ngắn ngang vai, mặc áo bông đang ngồi chơi nhà chòi dưới gốc cây xoài trước hiên nhà” bằng linh tính máu mủ ruột rà anh nhận ra ngay là Thu. “Xúc động, anh dang hai tay ra phía trước , cất tiếng gọi giọng lập bập run run ” Thu, con”. Thu bỏ chạy, kêu thét lên. Anh đứng sững đó, “hai cánh tay buông thõng như đôi cánh bị gãy”. Niềm mong đợi của anh đã không như anh mong đợi. Lần thứ nhất, anh thấy thực sự đau khổ khi đứa con duy nhất không vồ vập lấy cha nó khi anh trở về.

Anh đã đau khổ nhưng cố gắng dằn nỗi tức giận khi con hắt hủi, vô lễ và cương quyết tỏ thái độ không nhận anh là cha. Vì nó là con anh, chắc chắn rồi. Nhưng anh lại không hề nghĩ đến cái nguyên nhân khiến con không nhận anh. Quá vui mừng khiến anh đã quên mất việc làm đó. Anh đắm chìm trong nỗi đau thương mỗi khi con gái có hành động cự tuyệt anh.

Thu nói rằng “Vô ăn cơm” một cách trống rỗng ,vô tâm. Anh ngồi im. Thu ương bướng tự chắt nước nồi cơm sôi, “anh khe khẽ lắc đầu rồi cười. Có lẽ vì khổ tâm nhưng không khóc được nên anh phải ngồi cười mà thôi”. Anh bất lực và không có cách nào có thể khiến con bé thay đổi.

Và khi lỡ tay đánh con, anh đã hối hận, đau khổ. Anh đánh con là bởi anh quá giận. Đó là một hành động bộc phát, đường đột và không nên xảy ra. Sau con giận, anh mới nhận ra điều đó. Bé Thu sang nhà ngoại tạo một khoảng trống mênh mông trong lòng anh. Anh hiểu, tất cả là do chiến tranh. Chiến tranh đã tạo nên cuộc chia cách bảy năm trời. bảy năm không có cha ở bên khiến bé Thu không thể dễ dàng chấp nhận lại anh chăng? Nếu điều đó là sự thật có lẽ cũng không làm anh đau lòng đến thế.

Tình cảm cha con thắm thiết còn thể hiện sâu sắc ở nhân vật bé Thu. Vì yêu cha, Thu đã bướng bỉnh, cương quyết không nhận anh Sáu là cha trong ba ngày gặp gỡ. Bởi vì trong em luôn có một hình ảnh người cha đẹp như trong hình mà mẹ thường đưa cho nó xem. Cha em thật trẻ trung qua tấm hình chụp chung với mẹ. Cha em thật đẹp trong lời kể của mọi người về một người chiến sĩ đang cầm súng bảo vệ quê hương. Trong thương nhớ của hai mẹ con suốt bảy năm trời. Hình ảnh người cha đó vừa thiêng liêng vừa cao đẹp. Không có gì có thể thay thế được hình ảnh người cha ấy trong lòng nó.

Khi anh Sáu trở về, gian khổ làm anh già đi. Lại thêm cái vết sẹo khủng khiếp làm mặt anh biến dạng. Điều này thật khác so với sự tưởng tượng của Thu. Bởi vậy, nó hoài nghi và căm ghét kẻ đã xâm phạm đến hình ảnh người cha thiêng liêng trong lòng nó. Nó bướng bỉnh, ương ngạnh bao nhiêu chỉ để bảo vệ tiếng gọi ba thiêng liêng, bảo vệ hình ảnh người cha trong tâm hồn non nớt ngây thơ của nó mà thôi.

Còn anh Sáu, anh không hề hiểu điều đó. Trái tim anh vẫn nguyên vẹn nhưng vẻ ngoài của anh đã thay đổi khá nhiều. Tất cả mọi người cũng không ai nhận ra. Chỉ có bé Thu, với tâm hồn nhạy cảm của trẻ thơ mới tinh tế đến thế. Thế nhưng, bé Thu sau khi đã hiểu ra nguyên nhân của sự thay đổi khiến cho nó không nhận ra cha. Đêm ấy, nó ân hận, dày vò: “Nó nằm lăn lộn, rồi thở dài như người lớn”. Vết sẹo xấu xí trên gương mặt cha chỉ làm cho Thu thương cha nó thêm mà thôi.

Trong giờ phút chia tay, bao nhiêu yêu thương được tác giả đặc tả vào trong đôi mắt. “Cái nhìn của nó không ngơ ngác lạ lùng mà như nghĩ ngợi sâu sa” bao nhiêu diễn biến nội tâm xáo trộn bời bời. Có nên chạy ra với cha không? Nếu không nhận cha hôm nay thì cha lại đi biền biệt biết bao giờ gặp lại? Khi anh Sáu đưa mắt nhìn con thì “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”.

Thật bất ngờ niềm ân hận hối tiếc kìm nén bấy lâu chợt bùng ra trong tiếng gọi “ba” kéo dài thật tha thiết. “Tiếng kêu như xé. Xé không gian im lặng. Xé ruột gan mọi người nghe thật xót xa” . Nó nhảy thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Hôn cả lên vết sẹo rồi nghẹn ngào: “không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con” . Ôi, cái hôn đẫm nước mắt trẻ thơ chứa đựng bao nhiêu yêu thương và xót xa ân hận. Cô bé cứng cỏi, ương ngạnh là thế nhưng cách biểu lộ tình cảm hồn nhiên ngây thơ và chân thành biết bao.

Anh Sáu đã không thể giấu được nỗi xúc động nghẹn ngào khi con gái ôm chặt lấy ông nghẹn ngào. Anh đã khóc khi được con gọi mình là “ba” và hôn cha cùng khắp. Hôn cả lên vết sẹo. Anh sung sướng không sao kể xiết. Tất cả mọi đau khổ, hờn giận, thất vọng bấy lâu chợt tan biến. Trong anh, một cảm giác êm dịu cứ mơn man khắp cơ thể. Trái tim người cha rung động mãnh liệt ngay giây phút thiêng liêng ấy.

Anh Sáu mang tình thương nhớ con lên đường. Ở chiến khu, anh dồn bao nhiêu yêu thương, nhớ nhung vào việc cưa từng chiếc răng lược. Anh bày tỏ tình yêu nhớ con trong lời đề tặng: “Yêu nhớ tặng con Thu của ba” Trước khi chết, tình cha con khiến anh không nhắm mắt được và chỉ yên lòng khi ông Ba, đồng đội thân thiết hứa: “Anh yên tâm, tôi sẽ mang cây lược này về trao tận tay cho cháu” anh mới nhắm mắt đi xuôi.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 16

Trong mỗi chúng ta, ai mà chẳng được sống trong những giây phút xúc động của tình cảm gia đình. Đến với văn học ta càng cảm nhận rõ nét hơn sự rung cảm đến tột cùng đó. Nếu đến với "Bếp lửa" của Bằng Việt ta được sống lại cuộc sống êm đềm bên người bà... Đến với "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố ta được chìm ngập trong tình mẹ con sâu nặng...Thì đến với tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu.

Dưới cây bút tài ba của nhà văn ta được đến với những tình huống vô cùng độc đáo và bất ngờ, qua đó càng nhấn mạnh tình cảm cha con sâu sắc cao đẹp trong cảnh ngộ éo le. Cái cảnh ngộ đã làm bé Thu và ông Sáu trở nên xa cách và lạnh lùng.

Sau tám năm xa cách gia đình, vợ con để đi chiến đấu lúc nào ông Sáu cũng nuôi trong mình hy vọng là được về thăm nhà. Thế rồi cái ước mơ đó đã trở thành hiện thực, ông được về thăm nhà, thăm vợ con. Lúc về đến nhà ông vô cùng hồi hộp được nhìn thấy đứa con sau bao năm xa cách, nhưng ông càng hy vọng bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu. Bé Thu - con gái ông đã không nhận ra cha bởi vì cái vết thẹo dài trên má. Đã làm cho ông Sáu đau lòng nhưng ông vẫn yêu thương con bằng tất cả tấm lòng. Chỉ vì cái vết thẹo mà chiến tranh tàn khốc đã gây nên đã tạo ra những bi kịch đáng buồn, là bức rào ngăn cản cha con. Đọc tác phẩm, ta thấy trong mình sục sôi sự căm ghét chiến tranh, không những gây nên sự hy sinh đau khổ mà còn gây lên những trớ trêu mà ngay cả những đứa trẻ thơ ngây, hồn nhiên cũng phải gánh chịu. Hành động chạy vụt đi của bé Thu khi ấy cũng chỉ là xuất phát từ tình yêu mà bé dành cho cha, vì người cha trước mặt không giống với người cha trong ảnh mà mẹ đã chỉ. Bé cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh, không được sống gần gũi, yêu thương của cha mà phải xa cha từ nhỏ. Nhưng vết thẹo dài trên mặt ấy chỉ là bức cản tạm thời, nó đã không che lấp được tình cha con. Tình cha con sâu nặng đã vượt lên trên tất cả sự đau thương mất mát để được bên nhau. Tuy chỉ là nhưng giây phút ngắn ngủi nhưng chứa đựng là những kỷ niệm khó quên trong tâm hồn bé Thu và ông Sáu.

Mà có lẽ, ta không thể không xúc động trước tình cảm yêu thương tha thiết của ông Sáu dành cho đứa con gái.Ôi ! ta phải thốt lên trước những hành động suy nghĩ của ông Sáu khi ở căn cứ. Vì nỗi nhớ thương con da diết đã khiến ông dồn hết tâm trí và sức lực những lúc dỗi dãi ông chau chuốt làm cho con một chiếc lược thật đẹp bằng ngà voi. Cái hình ảnh ấy cứ thấp thoáng đâu đây: "Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc". Chiếc lược đã trở thành vật thiêng liêng quý giá chứa đựng bao nỗi nhớ thương yêu con của ông Sáu. Ông đã từng tưởng tượng cái giây phút hạnh phúc khi được tận tay trao chiếc lược cho con nhưng tất cả đã trở thành kỷ niệm, ông Sáu đã hy sinh. Một lần nữa người đọc lại thấm thía về sự mất mát hy sinh của chiến tranh.

Tóm lại, khi đọc tác phẩm "Chiếc lược ngà" với cốt truyện chặt chẽ, bất ngờ đã đưa người đọc đến với tình cảm cha con sâu nặng nhưng vô cùng éo le trong cảnh ngộ chiến tranh. Qua đó Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến bạn đọc rằng: tình cảm cha con là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đối với mỗi chúng ta. Vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng tình cảm và quý mến tình cảm ấy.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 17

Chúng ta đang sống trong một đất nước hoà bình, được sự dìu dắt, yêu thương của cha mẹ, được đùa vui dưới mái trường đầy ắp tiếng ca. Chúng ta có thể quên được chăng những trang sử hào hùng ấy, ngày các lớp cha anh đi trước đã hi sinh cả tính mạng. Máu của các anh đã nhuộm màu phì nhiêu cho đất nước, sự hi sinh tươi đẹp cho thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Các anh đã hi sinh cả thể xác lẫn tinh thần, hi sinh cả những hạnh phúc mà lẽ ra các anh phải được hưởng. Chiến tranh, vùng trời của tang thương và chết chóc. Trong mưa bom lửa đạn, trong chất cay xè của mùi thuốc súng, tình cảm cao đẹp nhất của tình đồng chí đồng đội trào dâng. Những bùi ngùi dấu tận đáy lòng của những người cha lên đường chiến đấu gửi lại quê hương đứa con thân yêu nhất của mình để rồi trong giờ phút hiếm hoi giữa cuộc hành quân nỗi nhớ con không còn dấu được. Tình cảm thiêng liêng ấy càng mãnh liệt hơn trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1945, tập kết ra Bắc Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng thuộc nhiều thể loại : Truyện ngắn có "Con chim vàng", "Người quê hương", "Chiếc lược ngà", "Người đàn bà đức hạnh", "Vẽ lại bức tranh xưa"...

Các tiểu thuyết "Đất lửa", "Mùa gió chướng", "Dòng sông thơ ấu" được nhiều độc giả biết đến và đặc biệt là kịch bản phim nổi tiếng "Một thời để nhớ một thời để yêu". Có lẽ vì sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình."Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu sau chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích SGK đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử.

"Chiếc lược ngà" được viết vào năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nội dung văn bản trong SGK là cuộc gặp gỡ của anh Sáu - một người xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu - con gái anh không nhận cha, trái lại đã đối xử lạnh nhạt, có lúc vô lễ với cha. Điều đó làm anh Sáu đau lòng, nhưng anh vẫn yêu thương con bằng tình cha con ruột thịt. Sau vài ngày ngắn ngủi sum họp gia đình, anh Sáu phải ra đi. Đến lúc ấy Bé Thu bỗng thay đổi thái độ. Em ôm chặt lấy cha không muốn cha con phải xa nhau. Mọi người ngỡ ngàng sửng sốt. Thì ra mấy ngày trước do nhìn thấy trên mặt anh Sáu có vết sẹo lớn, bé Thu thấy anh không giống cha chụp chung ảnh với mẹ. Nhờ bà ngoại giảng giải, Thu đã hiểu ra mọi chuyện, em cất tiếng gọi "Ba...ba!.." và hẹn "Ba mua cho con một cây lược nghe!". Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm yêu quí nhớ con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng trong một cuộc chiến đấu anh đã ngã xuống. Trước lúc nhắm mắt anh còn kịp trao cây lược cho người bạn, gửi về tận tay cho con. Truyện được viết theo lời kể qua cái nhìn của ông Ba - nhân vật xưng tôi. Tuy đây là một đề tài khá phổ biến trong văn chương nhưng chính vì thế mà giá trị nhân văn của truyện càng trở nên sâu sắc.

Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện "Chiếc lược ngà" đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.

Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi "Sao không cho con bé lên cùng?''. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy ... Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và má. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẵng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước găp bố.

Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Anh Sáu được nghỉ phép. Ngày về thăm con, trên xuồng mà anh Sáu cứ nôn nao cả người. Anh đang nghĩ tới đứa con, nghĩ tới giây phút hai cha con gặp nhau như thế nào. Những điều ấy choáng hết tâm trí khiến anh không còn biết mình đang ngồi trên xuồng với người bạn. Khi xuồng vừa cập bến, anh Sáu đã nhón chân nhảy thót lên bờ. Người bạn đi cùng cũng rất hiểu anh nên không hề trách. Tôi không thể quên được giây phút vô cùng thiêng liêng và trọng đại của anh Sáu, là giây phút người cha mong chờ đứa con sẽ chạy tới ôm siết lấy mình, là bước trở về sau bao xa cách...

Hẳn vì quá xúc động nên lúc ấy anh Sáu đã có những cử chỉ mà ngay cả người bạn của anh cũng không ngờ tới "giọng anh tập bập run run", anh dang hai tay chờ đón con và sải những bước dài đến gần con. Tưởng rằng con bé sẽ chạy tới nhào vào lòng anh nhưng không ngờ bỗng nó hét lên "má...má" và bỏ chạy. Tại sao Thu lại có những hành động như vậy ? Nó yêu ba nó lắm cơ mà? Nó mong ba về từng ngày từng giờ. Vậy mà tất cả đều lật ngược với nó. Ba nó thật đây, sao nó không nhận? Hành động của con bé khiến anh sững sờ. Bao yêu thương, mong chờ mà anh dồn nén bấy lâu dường như tan biến hết chỉ còn lại trong anh là nỗi đau khổ vô bờ.

Nỗi đau ấy còn dày vò anh trong suốt ba ngày ở nhà. Ba ngày ở nhà anh Sáu không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn ở nhà chơi với con. Anh muốn dùng lời nói, hành động của mình để bù đắp những mất mát về tình cảm cho con bé. Dường như anh muốn bằng những cử chỉ và lời nói yêu thương tràn đầy âu yếm, anh sẽ xoa dịu đi những nghi ngờ, xóa tan những lạnh lùng của con bé đối với anh. Anh muốn ôm con mà nói rằng: "Ba yêu con nhiều lắm Thu à!" và có lẽ chắc anh cũng mong đứa con gái của mình có thể chạy sà vào lòng mà rằng "Con cũng yêu bố nhiều lắm ạ!" thế nhưng không... những gì anh từng mơ ước, từng suy nghĩ, giờ chỉ như giấc mơ không thật bởi chính thái độ của Thu đối với ba nó. Khi mẹ bảo nó gọi bố vào ăn cơm thì con bé đã nói trổng: "Vô ăn cơm!". Câu nói của con bé như đánh vào tâm can anh, nhưng anh vẫn ngồi im giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm." Thế nhưng Thu vẫn bướng bỉnh không chịu gọi ba, đã vậy còn bực dọc nói mấy câu "Cơm chín rồi!" và "Con kêu rồi mà người ta không nghe". Đến lúc này anh chỉ biết "nhìn con bé vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi." Tôi thoáng nghĩ đến cảm xúc lúc này và những câu hỏi xoay quanh anh. Tại sao thế nhỉ? Thu làm vậy là sao? Ba nó sao nó không chịu nhận? Nhìn nó tôi như có cảm giác nó cự nự, quyết không chịu gọi ba. Thái độ này thật không đúng với tình cha con xa cách bấy lâu, hay con bé đang giận ba vẩn vơ gì đó chăng?

Cao trào của câu chuyện càng nâng cao khi nồi cơm sôi, một mình nó bé, không thể tự nhấc nồi để chắt nước, nó đã phải cầu cứu đến người lớn. Tình thế khiến người đọc ngỡ rằng nó sẽ phải thua không thể "chiến tranh lạnh" được nữa - nó buộc phải gọi ba để giúp đỡ. Nhưng nó vẫn không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong! Chỉ cần nói lên cái tiếng ba ấy thế thôi, là nó sẽ thoát khỏi thế bí. Nhưng quyết không! Nó vẫn hành động theo sự bướng bỉnh tự mình làm lấy một công việc nguy hiểm và quá sức! Nghĩa là nó không chịu nhượng bộ, không chịu thua cuộc. Điều ấy làm cho người cha, người bạn của cha và cả người đọc phải đau lòng. Còn gì đau khổ bằng người cha giàu lòng thương yêu con mà lại bị chính đứa con ấy chối bỏ!

Dường như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông. Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông. Tất cả cũng chỉ là do anh quá yêu thương con. Có thể coi việc bé Thu hết cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay anh dồn nén và chất chứa trong lòng.

Nhưng khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng: Chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý. Chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha. Đơn giản vì lúc bấy giờ trong trí nhớ thơ ngây của Thu thì cha em đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ vậy mà nó không hiểu, lại xa lánh khiến cha đau khổ thêm. Cô bé không tin, thậm chí còn ngờ vực, điều đó chứng tỏ cô bé không dễ tin người. Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé vẫn chưa gọi. Nó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín sau này làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng. Đến khi được bà ngoại giảng giải về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Đã vỡ lẽ thì tình yêu ba nhân lên gấp bội nhưng ... đã muộn rồi. Song đến giây phút cuối cùng, trước khi anh Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Lúc ra đi, chân anh ngập ngừng không muốn bước. Hẳn rằng anh Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại giãy đạp và bỏ chạy nên anh chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu.

Trong ánh mắt của anh, chất chứa bao yêu thương mà anh muốn trao gửi tới con. "Thôi ba đi nghe con". Phải chi bé Thu hiểu được ánh mắt của ba nó, hiểu được tâm trạng của ba nó lúc này nhỉ? Rồi bỗng nó chạy đến kêu thất thanh "Ba...a....a...ba!". Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại. Người cha không cầm nổi nước mắt vì bất ngờ, vì sung sướng, vì thương yêu và vì cả sự éo le của tình cảm nữa. Cùng với cử chỉ "vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên". "Vừa ôm chặt lấy cổ ba, nó vừa nói trong tiếng khóc "Ba...ba...không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con". Nó ôm hôn anh Sáu và "hôn cả vết thẹo dài trên má của ba", biểu hiện một tình yêu ruột thịt nồng nàn của đứa con đối với ba. Và khi nghe anh Sáu nói "Ba đi rồi ba về với con", cô bé hét lên "không", rồi hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp chặt lấy ba, đôi vai nhỏ run run! Chắc cô bé khóc.

Phải chăng lúc ấy Thu thật sự thấy xót xa, ân hận về lỗi lầm của mình, thật sự thấy xót thương người cha đau khổ? Nó mếu máo "Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba...". Tất cả lời nói thể hiện rõ tính cách của một cô bé bồng bột thơ ngây và chứng tỏ lòng yêu thương vô bờ của em đối với ba. Thật sâu sắc và cao đẹp biết bao. Có lẽ lúc này bé Thu đã trở thành một người lớn thực sự. Tất cả sự dỗi hờn của bé Thu lúc này đều chuyển thành lòng yêu thương sâu sắc ba nó. Trong cái ương ngạnh, bướng bỉnh, trong cái giận dỗi và cả sự hối hận của Thu, ta vẫn thấy bé thật thơ ngây, thật đáng yêu. Về phần anh Sáu hạnh phúc đến với anh quá đột ngột khiến cổ anh nghẹn lại. Không kìm được xúc động, anh Sáu đã khóc. Giọt nước mắt của anh là giọt nước mắt của vui sướng, hạnh phúc. Và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con...Thế là con bé đã gọi anh bằng ba. Ai có thể ngờ được một người lính đã dày dạn nơi chiến trường và quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng mềm yếu trong tình cảm cha con. Sau bao năm tháng mong chờ, đau khổ, anh Sáu đã được đón nhận một niềm vui vô bờ. Bây giờ anh có thể ra đi với một yên tâm lớn rằng ở quê nhà có một đứa con gái thân yêu luôn chờ đợi anh, từng giây từng phút mong anh quay về.

Tình cảm của anh Sáu dành cho bé thu trở nên mãnh liệt hơn, cao cả, thiêng liêng và cảm động hơn bao giờ hết là việc anh tự tay làm chiếc lược nhà cho con gái. "Ba về! Ba mua cho con một cái lược nghe ba!", đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên và cũng là duy nhất cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng. Anh bật dậy như bỗng lóe lên một sáng kiến lớn: làm lược cho con bằng ngà voi. Có lẽ không đơn thuần vì ở rừng rú chiến khu, anh không thể mua được cây lược nên làm lược từ ngà voi là một cách khắc phục khó khăn. Mà cao hơn thế, sâu hơn thế, ngà voi là thứ quý hiếm - chiếc lược cho con của anh phải được làm bằng thứ quý giá ấy. Và anh không muốn mua, mà muốn tự tay mình làm ra. Anh sẽ đặt và trong đấy tất cả tình cha con của mình. Kiếm được ngà voi, mặt anh "hớn hở như một đứa trẻ được quà". Vậy đấy, khi người ta hoá thành con trẻ lại chính là lúc người ta đang hiện lên cái tư cách người cha cao quý của mình. Rồi anh "ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc ", "gò lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Anh thường xuyên "lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm mượt". Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời cho nên chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao!

Nhưng ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến nữa. Anh không kịp đưa chiếc lược ngà đến tận tay cho con thì người cha ấy đã hi sinh trong một trận đánh lớn của giặc. Nhưng "hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được". Không còn đủ sức trăn trối điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc "đưa tay vào túi, móc cây lược" đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cứ nhìn bạn hồi lâu. Nhưng đó là điều trăn trối không lời, nó rõ ràng là thiêng liêng hơn cả một lời di chúc, bởi đó là sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân, ước nguyện của tình phụ tử! Bắt đầu từ giây phút ấy, chiếc lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành một người cha - người cha thứ hai của cô bé Thu.

Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật cũng đã đành một lẽ còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của anh không thể đắp cao lên được, vì tìm thấy mồ mả bọn chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết, cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy. Bác Ba bạn của anh đã lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ. Sống như thế và chết như thế hỏi vậy làm sao mà chịu được. Chúng ta buộc phải cầm súng. Và bé Thu không còn là cô bé ngày xưa nữa mà là một cô giao liên thông minh, quả cảm. Thu đi theo con đường mà ba cô đã chọn. Thu đi để trả thù cho quê hương, cho cha mình đã bị bọn giặc giết hại.

Tuy anh Sáu đã hi sinh nhưng câu chuyện về hai cha con anh sẽ còn sống mãi. Hình ảnh chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa rõ nét tâm hồn, tình cảm của anh Sáu và bé Thu. Truyện dẫn người đọc dõi theo số phận và lòng quả cảm, dõi theo tâm tình của cha con một người chiến sĩ diễn ra hàng chục năm trời đi qua hai cuộc chiến tranh. Người còn, người mất những kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng đối với chúng ta "cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập đến là người đã khuất, là tổ ấm gia đình không còn tồn tại trọn vẹn trong thực tại. Đó là tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Song cái được mà chúng ta nhìn thấy là không có sự bi luỵ xảy ra, sức mạnh của lòng căm thù đã biến cô bé Thu trở thành một người chiến sĩ thông minh, dũng cảm, đã gắn bó cuộc đời con người có ít nhiều mất mát xich lại gần nhau để cùng đứng lên viết tiếp bản ca chiến thắng.

Gấp sách lại, chia tay với ông Ba, câu chuyện về "Chiếc lược ngà" với lời nói cuối cùng của ông - giọng trầm ấm khoan thai - cứ âm vang mãi trong bạn đọc chúng ta, như sự âm vang của một truyện cổ tích. Truyện cổ tích hiện đại đó đã thành công trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả tâm lý, tình cảm nhân vật và giọng kể nhẹ nhàng, thấm thía truyền cảm. Ông Ba - người kể chuyện - hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Phải là người từng trải sống hết mình vì công cuộc kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người quê hương giàu tình nghĩa, rất nhân hậu mà kiên cường, bất khuất, bất diệt, nhà văn mới nhập được vào các nhân vật, sáng tạo được nhiều hình tượng, chi tiết sinh động, bất ngờ, có được giọng văn dung dị và cảm động như vậy. Đồng thời truyện đã làm sống lại quãng thời gian giữ nước để thông qua đó tác giả muốn người đọc phải suy nghĩ và thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Qua cuộc đời nhân vật, từ cô bé Thu đến ông Sáu, ông Ba, Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống... mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 18

Có câu nói: “Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!”. Vì lòng yêu cha, một cô bé nhỏ mới tám tuổi nhưng nhất quyết không nhận người khác làm bố,cho dù bị đánh. Vì lòng thương con, một người chiến sỹ dù ở xa trường vẫn luôn cặm cụi làm một chiếc lược để tặng đứa con gái bé bỏng. Có người nhận xét rằng tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử. Song nếu đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, có thể bạn sẽ phải có cái nhìn khác mới mẻ và chân thực hơn. Câu chuyện khắc họa hình ảnh một nhân vật bé Thu đầy ấn tượng và tinh tế, hơn thế lại ca ngợi tình cha con thiêng liêng,vĩnh cửu dù trong chiến tranh.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1933 ở An Giang. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Sau năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn.Có lẽ vì sinh ra và hoạt động chủ yếu ở miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Các tác phẩm chính là Chiếc lược ngà (1968), Mùa gió chướng (1975), Dòng sông thơ ấu (1985),… Nguyễn Quang Sáng có lối viết văn giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, xoay quanh những câu chuyện đời thường nhưng ý nghĩa. Chiếc lược ngà viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ chống Mỹ, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng, khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc, xây dựng tình huống bất ngờ và ca ngợi tình cha con thắm thiết. Vẫn viết về một đề tài dường như đã cũ song truyện mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Câu chuyện xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu. Khi ông Sáu đi kháng chiến chống Pháp, lúc đó bé Thu chưa đầy một tuổi. Khi ông có dịp thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi. Song bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một tiếng Ba. Đến khi bé Thu nhận ra cha mình thì cũng là khi ông Sáu phải ra đi. Ông hứa sẽ mang về tặng con một cái lược ngà. Những ngày chiến đấu trong rừng, ông cặm cụi làm chiếc lược cho con gái. Chiếc lược làm xong chưa kịp trao cho con gái thì ông đã hi sinh. Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con mình.

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng ba, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống, cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị ông Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ là một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha chụp chung trong bức ảnh với má. Người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh, bé Thu cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo: Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ cô bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già dặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Song khi chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi, vừa tinh tế. Dù như thế thì bé Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi hồn nhiên, dẫu có vẻ như cứng rắn và mạnh mẽ trước tuổi.

Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình, dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha, song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào, cao lớn nhường nào, có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao? Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lạ kia làm bố. Khi đến ngày ông Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại như thể bị bỏ rơi, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…, vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó,” Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa.Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua,tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói,tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: nhân vật bé Thu.

Không chỉ khắc họa thành công nhân vật bé Thu, truyện ngắn Chiếc lược ngà ca ngợi tình cha con sâu đậm mà đẹp đẽ. Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh, vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, và đặc biệt ông là người yêu con tha thiết. Sau ngần ấy năm tham gia kháng chiến, ông Sáu vẫn luôn nung nấu khao khát cháy bỏng là được gặp con và nghe con gọi một tiếng cha. Nhưng cái ngày gặp lại con thì lại nảy sinh một nỗi éo le là bé Thu không nhận cha. Ông Sáu càng muốn gần gũi thì dường như sự lạnh lùng, bướng bỉnh của con bé làm tổn thương những tình cảm da diết nhất trong lòng ông. Còn gì đau đớn hơn một người cha giàu lòng thương con mà bị chính đứa con gái ấy từ chối. Có thể coi việc bé Thu hất cái trứng ra khỏi chén như một ngòi nổ làm bùng lên những tình cảm mà bấy lâu nay ông dồn nén, chứa chất trong lòng. Có lẽ ông biết rằng mình cũng không đúng vì suốt bảy năm trời chẳng thể về thăm con,chẳng làm gì được cho con, nên nhân những ngày này ông muốn bù đắp cho con phần nào. Giá gì không có cái bi kịch ấy, giá gì bé Thu nhận ra ông Sáu sớm hơn, thì có thể ông Sáu và bé Thu sẽ có nhiều thời gian vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng sợ rằng một câu chuyện như vậy sẽ chẳng thể gây được cảm động cho người đọc với những xúc cảm khác nhau, có lúc dồn nén, có lúc lại thương xót, có lúc lại mừng mừng tủi tủi cho ông Sáu khi mà bé Thu cất tiếng gọi Ba”, tiếng gọi muộn màng nhưng lại có ý nghĩa đẹp đẽ! Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường,quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mềm trước con gái mình. Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, sống lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! (“Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt).” Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với người cha thì đó là mơ ước đầu tiên và duy nhất, cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng ông. Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trở nên thiêng liêng, cao cả và mãnh liệt hơn biết bao khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con. Khi ông Sáu túm được khúc ngà sung sướng như trẻ con vớ được quà. Ông thận trọng tỉ mỉ,”Ông gò lưng khắc từng nét. Một loạt hành động cảm động như khẳng định tình cha con sâu đậm. Tất cả tình yêu, nỗi nhớ con dồn cả vào công việc làm chiếc lược ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong đời. Cuối truyện có chi tiết ông Sáu đưa tay vào túi, móc lấy cây lược, đưa cho bác Ba và nhìn một hồi lâu. Ông Sáu hi sinh mà không kịp trăn trối điều gì, chỉ có một ánh mắt với niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn của mình sẽ là người thực hiện nốt lời hứa duy nhất của mình với con. Tình cảm của ông sáu khiến người ta phải thấy ấm lòng và cảm động sâu sắc.

Người mất, người còn nhưng kỷ vật duy nhất, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại, chiếc lược ngà vẫn còn ở đây. Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu, là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu; và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con. Có thể chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà xuất hiện đánh dấu một kết cấu vòng tròn cho câu chuyện,và cũng là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con.

Cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập là những người đã khuất, là tổ ấm gia đình không còn trọn vẹn. (Người đọc có thể bắt gặp tình huống này một lần nữa ở truyện Chuyện người con gái Nam Xương). Đó thật sự là tội ác,những đau thương mất mát mà chiến tranh tàn bạo đã gây ra. Chính chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng, chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách, rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hy sinh trên chiến trường. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà ly tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy mà là sức mạnh, lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cùng đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng,

Chiếc lược ngà như một câu chuyện cổ tích hiện đại, thành công trong việc xây dựng hình tượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con. Nhân vật ông Ba - người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng, phải là người từng trải, sống hết mình vì cách mạng kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người giàu tình yêu, nhân hậu mà rất kiên cường, bất khuất, nhà văn mới có thể nhập hồn được vào các nhân vật, sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động, bất ngờ, hơn nữa lại có giọng văn dung dị,cảm động!

Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại, nhưng từ chính trong gian khổ khốc liệt, có những thứ tình cảm đẹp vẫn nảy nở: tình đồng chí, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, và cả tình của một người cha với con gái. Truyện ngắn Chiếc lược ngà là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng,với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ, như nhân vật bé Thu.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 19

Trong văn học Việt Nam và thế giới, các nhà văn, nhà thơ đã dành không ít bút lực để ca ngợi người mẹ – tình mẹ. Song trong thực tế, nếu “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình” thì “Tình cha ấm áp như vầng thái dương”. Tình yêu thương của cha đối với con cũng không kém phần người mẹ. Hình tượng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và hình tượng ông Sáu, người cha, người chiến sĩ cách mạng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp về tình cha.

Lão Hạc là người nông dân nghèo, tình cảnh của lão Hạc thật bi thương. Vợ lão chết sớm, vì quá nghèo lão không có tiền cưới vợ cho con. Con lão phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, bỏ lại lão bơ vơ cùng con chó vàng ở nhà. Lão bị ốm nặng, làng mất vé sợi, cơn bão đi qua phá hoại hết hoa màu, tuổi già sức yếu chẳng ai muốn thuê lão làm việc nữa. Lão đành bán con chó yêu quý của lão rồi ăn củ khoai, củ ráy, rau má, bữa trai bữa ốc cho qua ngày, tới khi không còn cái gì ăn nữa thì lão ăn bả chó tự tử. Cái chết của lão thật đau đớn thê thảm.

Tình cảnh bi thương nhưng phẩm chất của lão thật cao quý. Lão luôn day dứt vì không có tiền cưới vợ cho con. Bao tình thương yêu, lão gửi gắm qua con chó Vàng- kỉ vật duy nhất còn lại của đứa con. Cách lão gọi “cậu Vàng”, cách lão chăm sóc, trò chuyện, cưng nựng…con chó Vàng. Lão ở nhà sức tàn lực kiệt nhưng vẫn bòn vườn, ki cóp dành tiền cho con để nó về cưới vợ và có chút vốn làm ăn. Lão chịu đói khổ chứ không tiêu vào số tiền dành dụm, quyết chết để lại mảnh vườn cho con chứ không chịu bán. Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lo ma chay cho mình, gửi lại mảnh vườn nhờ ông giáo trông nom cho con khi nó trở về.

Lão Hạc là một người cha tốt, người cha rất mực thương con, hi sinh hết lòng vì con. Dù lâm vào cảnh cùng quẫn nhưng lão vẫn giữ mình trong sạch “đói cho sạch, rách cho thơm”, không làm việc xấu xa như Binh Tư đã nghĩ. Phẩm chất của lão thật cao quý, đáng trọng.

Đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, ông Sáu cũng như bao người chiến sĩ cách mạng khác phải lìa xa vợ con, gia đình, quê hương đi chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình cho đất nước. Chín năm kháng chiến trường kì và đằng đẵng xa con, ông khổ sở, mong mỏi đến nôn nao cái phút giây được gặp lại con, được ôm con vào lòng cho thỏa niềm thương nhớ. Song thật trớ trêu! Cái giờ khắc nhìn thấy con, ông càng vồ vập, cuống quýt bao nhiêu thì đứa con lại lảng tránh, chối bỏ ông bấy nhiêu. Nguyễn nhân là do chiến tranh đã để lại di chứng vết thẹo trên gương mặt ông, đã làm cho con ông không nhận ra cha.

Xót xa khi con nhận ra cha, cất tiếng gọi ba thì cũng là lúc cha con vĩnh viễn xa nhau. Người cha thân yêu ấy đã mang theo vào chiến trường một mong ước của con: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba”. Ở nơi rừng rú chiến khu này tìm mua đâu cho được cây lược? Ý nghĩa nhất chính là tự tay cha làm cho con một chiếc lược mới có thể phần nào bù đắp được tình cha những lúc vắng xa.

Ông Sáu là người cha thầm lặng, đau khổ rất mực thương con. Ở chiến trường, ông quyết dồn tâm huyết để làm cho con một cây lược. Khi kiếm được khúc ngà, mặt ông “hớn hở như đứa trẻ được quà”, những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”. Khi chiếc lược đã hoàn thành, ông tỉ mẩn gò công khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nâng niu, trân trọng như một vật báu, ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng mượt”.

Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo. Sáng tạo một tác phẩm thiêng liêng, cao quý duy nhất về tình cha con. Vì thế, cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà thật kì diệu.

Đáng tiếc, kỉ vật thiêng liêng ấy chưa kịp trao cho con thì ông Sáu đã hi sinh. Tàn lực cuối cùng ông dồn lên đôi mắt và đưa tay vào túi, móc cây lược ra đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết nhất, như muốn nói, như muốn chuyển giao sự sống, chuyển giao ước nguyện cuối cùng của người cha cho người đồng chí: hãy tiếp tục làm tròn bổn phận của một người cha, hãy gìn giữ mãi tình cha con ruột thịt. Ông Sáu hi sinh, nhưng tình cha con thì không bao giờ chết được. Chiến tranh, sự khốc liệt có thể cướp đi tính mạng, thể xác, không thể cướp đi tình cha con cao quý, sâu nặng. Nó sẽ sống mãi trong chiếc lược ngà mà ông đã dành cho con.

Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Cả hai nhân vật đều là biểu tượng sáng ngời cho tình phụ tử sâu nặng: dành cho con tất cả, thậm chí sẵn sàng hi sinh tất thảy vì con.

Để khắc họa tình cha con, cả hai tác phẩm đều xây dựng được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Ở “Lão Hạc”, Nam Cao khám phá tình cha con của người nông dân Bắc Bộ trước Cách mạng tháng 8 trước thử thách khốc liệt của cái đói và miếng ăn, của cảnh ngộ khốn cùng, qua đó, tác giả thể hiện niềm tin bất diệt vào vẻ đẹp, bản chất lương thiện của họ. Ở “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng khắc sâu chủ đề về tình cha con của người chiến sĩ cách mạng miền Nam trong thử thách khốc liệt của chiến tranh trên cả hai phương diện: tình cha với con và ngược lại, từ đó cho người đọc thấy những nỗi đau tột cùng mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống con người.

Cùng viết về tình cha con nhưng cách chọn ngôi kể ở mỗi tác phẩm là khác nhau. Ở “Lão Hạc”, Nam Cao chọn nhân vật tôi – ông giáo là người trần thuật lại câu chuyện. Nhân vật tôi mang hình bóng cái tôi của tác giả đã đi từ dửng dưng, nghi ngờ đến ngạc nhiên, thấu hiểu. Có lúc, tác giả còn xen vào những lời bình luận trữ tình ngoại đề. Giọng điệu trần thuật của tác phẩm , do đó, cũng mang tính chất đa thanh: vừa dửng dưng lạnh lùng, vừa đằm thắm yêu thương, vừa xót xa bi phẫn… Hành trình nhận thức của nhân vật tôi cũng chính là hành trình mà người đọc khám phá những vẻ đẹp nhân cách cao cả của lão Hạc.

Trong khi đó, ở “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng để nhân vật tôi là người bạn chiến đấu lâu năm với ông Sáu kể lại câu chuyện cảm động về tình cha con. Do đó, câu chuyện được kể lại bằng giọng điệu thân mật, dân dã, thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu của tình bạn, tình đồng chí, giàu tính nhân văn. – Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thấm đẫm chất Nam Bộ. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, đặc biệt là tâm lí của trẻ thơ. Truyện của Nam Cao giàu chất trữ tình và triết lí.

Lão Hạc thuộc tầng lớp nông dân cố cùng sống trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Lão tiêu biểu cho số phận người nông dân khốn cùng trước Cách mạng tháng Tám. Cha con phải xa lìa nhau là do đói nghèo, do xã hội thực dân nửa phong kiến dã man tàn bạo, áp bức, bóc lột khiến cho đời sống của họ lâm vào bước đường cùng.

Còn ông Sáu, cha con phải xa lìa nhau, không nhận ra nhau là do chiến tranh. Tội ác của chiến tranh đã gây bao đau thương tang tóc cho mỗi gia đình Việt Nam. Ông Sáu là người chiến sĩ trung thành với cách mạng, gắn bó với quê hương, đồng chí, đồng đội. Thương yêu con nhưng vì nghĩa lớn phải ra đi và bị hi sinh.

Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm có những sáng tạo độc đáo trên là do: bản chất của văn học (phải không ngừng sáng tạo), do sự khác biệt của thời đại, mục đích sáng tác, đặc điểm sáng tác của hai tác giả. – Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện tình cha con ở hai tác phẩm: Sự tương đồng góp phần làm nên chất nhân bản, nhân văn của văn học. Sự khác biệt làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng của văn học.

Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, thiêng liêng. Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Ở trong cảnh ngộ càng khó khăn thì tình cha con càng được tỏa sáng, thiêng liêng và cao quý.

Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong mỗi tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng biết mấy.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 20

Điều kỳ diệu của văn chương đâu chỉ là tái hiện lại cuộc đời mà còn mở ra trong lòng người một thế giới của tình yêu. Câu chuyện của văn chương là câu chuyện của sự rung động bắt đầu từ nhà văn truyền đến độc giả thông qua sợi dây đồng cảm. Đọc Chiếc lược ngà, chúng ta day dứt mãi với tiếng gọi nấc nghẹn của một đứa con khi gặp gỡ cha mình lần đầu cũng là lần cuối. Tình phụ tử thiêng liêng đặt trong chiến tranh lại càng éo le, càng thấm thía. Bằng ngòi bút đôn hậu mang đậm hơi thở của nhân dân Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã đưa nhân vật của mình vượt qua bi kịch cuộc chiến để sống mãi với tình cảm gia đình, cất cao bài hát tình cha con sâu nặng.

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Sống gắn bó với người lính trong chiến trường và trải qua những cuộc bão táp lịch sử, Nguyễn Quang Sáng được hun đúc bằng tấm chân tình mộc mạc của người dân Nam Bộ. Thế nên văn phong của ông cũng gần gũi, giản dị như một dòng sông chở nặng phù sa. Năm 1966, nhà văn từ miền Bắc về Nam, ghé ngang Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Trên cái nhà sàn cao tít, nghe cô giao liên có chiếc lược ngà trắng kể chuyện, Nguyễn Quang Sáng đã hồi hợp như nghe chuyện đời mình, “Chiếc lược ngà” ra đời nhanh chóng sau đó.

Câu chuyện lấy điểm nhìn từ nhân vật tôi, cũng là người bạn của anh Sáu, một nhân vật đồng hành cùng anh Sáu trong chuyến về lại nhà của một người cha biền biệt con bảy, tám năm trời. Điểm trần thuật này giúp nhà văn có cách nhìn khách quan về nhân vật và thông qua ông Ba, nhà văn truyền tải được thông điệp trong tác phẩm. Anh Sáu là một chiến sĩ tham gia kháng chiến. Anh xa nhà từ khi đứa con gái chưa tròn một tuổi. Ngày hoà bình lập lại, anh về quê nhà thăm con. Vì vết sẹo trên mặt mà con không nhận ra cha. Đến lúc anh lên đường thì thì con mới hiểu ra mọi chuyện. Thương con, ở chiến trường anh Sáu tỉ mỉ làm chiếc lược tặng con. Món quà chưa kịp trao tận tay con thì anh đã hi sinh.

Tình cha con của anh Sáu và bé Thu được khắc hoạ trong hai hoàn cảnh đó là trước khi Thu nhận cha và sau khi cuộc chia tay nước mắt diễn ra.

Bảy, tám năm trời xa cách con, anh Sáu cũng như bao chiến sĩ quên mình vì nghĩa lớn, đã âm thầm gom niềm thương, nỗi nhớ thành ý chí quyết tâm đánh đuổi quân thù, chờ ngày hoà bình để gặp lại người thân. Tấm lòng người cha chắc ngày đêm khắc khoải nỗi nhớ mong con. Hoà bình lập lại, anh Sáu được phép về thăm nhà, có lẽ con đường về nhà hôm ấy là con đường dài nhất trong đời người lính của anh. Bởi lẽ bao niềm phấn khởi, hồi hợp chi phối bước chân người lính. Thế nên vừa nhìn thấy “một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chơi dưới bóng cây xoài trước sân nhà” anh Sáu đã đón biết không ai khác ngoài con mình. Dù chẳng có nhiều dấu hiệu để nhận ra nhưng chỉ cần nhìn thấy dáng vóc ấy, đôi mắt ấy là người cha đã đủ linh cảm để biết chính xác giọt máu nóng của mình đang chảy trong cơ thể con bé. Được gặp con, lòng anh càng nôn nao “nhảy lên bờ khi xuồng chưa kịp cập bến”, “bước những bước dài” để nhanh đến bên con. Từng cử chỉ, hành động của anh, dù nhỏ thôi nhưng cũng đủ để bày tỏ được tâm trạng không thể chờ đợi thêm giây phút nào nữa. Ngần ấy thời gian mong mỏi, nay hình hài thân yêu ấy đã hiện hữu trước mắt anh, anh Sáu cất tiếng gọi con trong nỗi xúc động đã dâng lên đầu lưỡi “Thu! Con!” Đấy đâu chỉ là tiếng gọi mà còn là tiếng lòng, làm tình thương của người cha cất giữ bấy lâu, dồn nén tám năm trời chờ đến ngày được bật ra thành tiếng. Để rồi dòng thác lũ hi vọng bị chặn lại bởi thái độ hờ hững, xa lạ của con mình. Thu đã không ôm chầm lấy anh, không thút thít gọi ba. Những gì Thu làm khiến anh không dưới một lần thất vọng. Người lính kiên cường trên chiến trường đã vắng mặt, trước sân, đối diện với đứa con gái nhỏ, chỉ còn lại một người cha thua cuộc. Anh buông thõng cả hai tay, cảm giác hụt hẫng chiếm lấy anh. Có lẽ anh Sáu đã lặng người đi rất lâu, cái lặng người không thể tin rằng mọi chuyện lại xảy ra theo cách khiến anh đau lòng nhất.

Anh Sáu có buồn nhưng không trách con, con bé còn nhỏ đâu phải mọi chuyện đều thuận theo ý mình. Đặc biệt là khi anh không bên cạnh con bảy, tám năm, tình cảm chưa thể nối kết trong một sớm, một chiều. Vì thế mà anh Sáu dành cả ba ngày bên cạnh con, hi vọng thời gian đó có thể khiến con nhận ra mình cũng là cho anh cơ hội bù đắp sự quan tâm của một người cha mà Thu đã không nhận được. Mọi chuyện đâu đơn giản như anh nghĩ, nhất là khi Thu là đứa trẻ cá tính. Mong muốn được nghe một tiếng “ba” với anh sao khó quá. Nỗi chờ đợi suốt bảy, tám năm trời kéo dài đến tận hôm nay, khoảng thời gian ấy với ba ngày bên cạnh con đâu dễ gì so sánh được thời gian nào dài hơn.

Anh Sáu càng muốn tạo cơ hội để con gọi “ba” thì Thu lại tìm cách chối từ. Anh càng muốn sít lại gần con thì Thu càng rời xa anh. Mọi người trong gia đình cũng tạo ra những tình huống để bé Thu được gần bên cha. Bao nhiêu lần mọi người và chính anh Sáu đã tạo cơ hội để Thu gọi một tiếng “ba”. Vậy mà bấy nhiêu lần khiến anh thất vọng. Chị Sáu đã doạ đánh con với hi vọng ép con bé gọi anh là ba nhưng đòn roi vẫn không thể bắt buộc Thu. Lúc đó, chắc anh Sáu phải khổ sở biết chừng nào khi nhận được những tiếng gọi trống không lại còn xa lạ “người ta”. Không còn gì xót xa hơn đứa con gái của mình gọi mình bằng “người ta” nghe cứ như một người dưng không hơn không kém. Thế nên anh Sáu mới không thể khóc được mà “chỉ khe khẽ lắc đầu cười”. Cái lắc đầu bất lực, nụ cười héo hắt khi biết rằng trong mắt con, anh chưa phải một người cha. Nỗi khổ sở của anh cũng khó mà có thể cười hay khóc. Thu tiếp tục xát muối làm lòng anh Sáu khi con bé chẳng chịu nhận sự giúp đỡ từ anh. Thu tự chắt nước cơm, dù lo sợ mẹ quở trách, hốt hoảng với nồi cơm sôi sắp nhão và trước gợi ý của anh Ba, nhưng Thu nhất quyết không thốt một tiếng gọi “ba”. Không gọi đã đành, sự quan tâm của anh Sáu dành cho Thu cũng bị gạt đi. Cái trứng cá vàng ngon nhất dành phần con đã bị Thu hất ra ngoài. Thời gian không còn nhiều, anh không thể kìm được nỗi nóng lòng, tức giận nên chưa kịp nghĩ đã đánh con. Thu không khóc nhưng nước mắt đã ngập lòng anh. Anh Sáu day dứt suốt mãi sau này, cảm giác thất vọng não nề.

Trái ngược với sự mong đợi nơi ba, bé Thu tỏ ra mình là đứa trẻ ương bướng, cá tính. Không đáp lại lời của ba, Thu đã hốt hoảng vụt chạy và gọi mẹ. Thu cố chấp vì có sự hiểu lầm anh Sáu không phải ba mình. Trong lòng Thu chỉ duy nhất người cha trong tấm ảnh mà Thu được mẹ cho xem từ bé. Dù bị mẹ doạ đánh, bắt buộc Thu gọi ba, Thu vẫn kiên quyết chối từ. Tiếng gọi thiêng liêng đâu dễ dàng tốt ra từ miệng của cô bé có suy nghĩ riêng như Thu. Chính điều đó đã không ít lần khiến anh Sáu đau lòng. Danh xưng “người ta” mà Thu dành cho ba mình cứ như gọi một người dưng.

Thêm một tình huống khó khiến Thu phải lưỡng lự. Má bảo Thu cơm sôi thì gọi ba chắt nước giùm. Một đứa trẻ lên bảy đối diện với hoàn cảnh sắp sửa bị la rầy nếu như để nồi cơm nhão trong khi bản thân không thể tự làm thì chỉ cần gọi tiếng ba là có thể giải quyết vấn đề. Vậy mà Thu cố chấp đến cùng. Thu lờ đi gợi ý của ông Ba, chẳng cần bận tâm đến nỗi mong chờ nằm dài trên khuôn mặt người cha, Thu vẫn giữ thái độ ban đầu, con bé gọi trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”.

Đâu chỉ có bao nhiêu, Thu tiếp tục thêm chút đắng cay vào trong lòng ba mình bằng việc chối từ một cách thẳng thừng cái trứng cá mà ba đã gắp cho trong bữa cơm. Một đứa trẻ thông thường sẽ vô tư đón nhận sự quan tâm của người lớn, sẽ thích thú khi được cho trứng cá vì đó là phần ngon của cá. Tuy nhiên một đứa trẻ bướng bỉnh như Thu sẽ không thể cứ mặc nhiên mà đón nhận tình cảm của bất cứ người đàn ông nào khác ngoài người mà Thu nghĩ là ba. Trong suy nghĩ của Thu, nếu như vô tư ăn trứng cá kia, mặc nhiên mà đón nhận đồng nghĩa với việc chấp thuận ông ấy là ba mình. Cuộc chiến giữ vững suy nghĩ của Thu vẫn kiên quyết đến cùng. Bức thành trì mà một đứa con gái cá tính tạo nên đâu dễ vì cái trứng cá mà sụp đổ. Khi bị ba đánh, Thu đau nhưng không khóc lóc. Con bé lặng lẽ bỏ lại trứng cá vào chén cơm rồi sang bên nhà ngoại. Chi tiết Thu cố tình khua dây xuồng thật kêu để báo cho mọi người biết mình đi lại đúng thật là tâm lý của một đứa trẻ. Dù không khóc đó nhưng Thu vẫn báo rằng mình đi vì mình giận. Thu vẫn mong muốn được chú ý, được sự quan tâm của người lớn như bất cứ đứa trẻ nào. Đọc đến đây, tuy có chút đồng cảm với anh Sáu và thương cho một người cha chưa tròn ước nguyện nhưng cũng không vì thế mà nỡ ghét bỏ Thu. Suy cho cùng mọi sự cố chấp của Thu cũng xuất phát từ tình yêu thương, kính trọng đối với một người cha mà em tôn thờ. Sự kiên quyết không cần suy xét lý do của một đứa trẻ không cho phép Thu gọi ai là “ba”. Người đàn ông có vết sẹo dài trên mặt và người cha trong trí tưởng tượng của Thu hoàn toàn khác nhau.

Ấy vậy mà trong giây phút sau cùng trước khi anh Sáu lên đường, Thu đã kịp bộc lộ hết tình cảm của một đứa con xa cha, cần hơi ấm vòng tay người cha và khao khát được gọi “ba”. Thu đâu phải đứa trẻ vô tâm, cũng không phải ngang bướng hay cứng đầu. Mọi hành động em làm điều có lý do. Tất cả cũng vì vết sẹo lớn trên gương mặt ba. Thu cũng thấy ân hận vì lỡ làm ba mình buồn lòng. Cô bé đâu chỉ là trẻ con, khi đã nghe và hiểu, Thu đâu khác gì một người lớn hiểu chuyện. Thu nhận ra mình đã sai và lần đưa tiễn này đây chính là cơ hội cuối cùng. Thu là một đứa trẻ, mà trẻ con thì luôn muốn được thương yêu và thể hiện sự yêu thương của bản thân dành cho người khác bằng hành động mãnh liệt nhất. Lời chào tạm biệt của người cha như giọt nước nhỏ vào ly đã đong đầy. Thu thốt lên tiếng kêu xé lòng, tiếng gọi là Thu đã ấp ủ từ tấm bé nay được thỏa nỗi mong chờ. “Ba ….a..a..ba!”Gọi vẫn còn chưa đủ, Thu chạy tới trong cử chỉ cuống quýt, vồ vập. Thu dùng cả cơ thể mình để đón lấy tình phụ tử thiêng liêng. Hàng loạt những động từ thể hiện hành động của Thu như chạy xô tới, hót lên, giang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ… Cả vết sẹo mà trước đó không lâu Thu còn e sợ thì giờ đây Thu không hề né tránh thậm chị còn hôn lên nó. Với Thu, vết sẹo kia mới thật sự oai phong làm sao, nó là chiến tích của một người người hùng. Trong lòng Thu giờ đây ắt hẳn cảm thấy có lỗi với cả vết sẹo này vì Thu đã từng xem nó là bằng chứng để Thu xa lánh ba mình. Cô bé cố thâu tất cả những tình thương vào trong nụ hôn và vòng tay siết chặt ba mình cho thỏa những tháng ngày mong mỏi. Thu đã trở về là một đứa con nít, không gai góc xù xì, không ương bướng khó bảo, Thu trở về là Thu nguyên vẹn trong hình hài một đứa con khao khát tình cha, một đứa trẻ nhõng nhẽo không muốn ba mình phải rời đi. Sự nhõng nhẽo ấy mới đúng tâm lý của cô con gái. Giây phút tiếng “ba” bật lên từ đôi môi bé xíu của Thu, cũng là giây phút cảm động nhất của câu chuyện.

Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến anh Sáu hạnh phúc nhất.“một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ” Nếu biết đó là giọt nước mắt đầu tiên cũng là cuối cùng khi nghe đứa con gái nhỏ gọi ba chắc có lẽ anh Sáu đau lòng biết mấy. Tiếng gọi “ba” xoắn chặt lấy tâm can anh Sáu, trong buổi chia ly, ai ngỡ đó là giây phút cuối cùng. Anh Sáu đã ân hận khi trót đánh con và cũng luyến tiếc khi chẳng thể ở gần con thêm nữa. Tấm lòng người cha gửi hết vào món quà mà anh tự tay làm cho con. Mong ước đơn giản của đứa co gái bé bỏng cũng là niềm vui lớn lao khiến người cha không tiếc công sức mài dũa từng răng lược. Nhìn vẻ mặt hớn hở của anh khi nhặt được khúc ngà trong rừng cũng đủ để thấy được món quà là tất cả tình thương, là hiện thân cho ước mơ ngày gặp lại. Thời gian rảnh ở chiến khu, anh “cưa từng răng lược”, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”…Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mái lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt. Anh nâng niu chiếc lược như đôi bàn tay cha nâng niu đứa con bé nhỏ. Anh chải lên tóc mình để cảm nhận được hơi ấm của những ngón tay con vuốt lên tóc anh ngày nào.

Chiếc lược ấy đã gỡ rối được lòng anh, đã xoa dịu được trái tim với quá nhiều nỗi đau của người cha bất hạnh. Người lính đâu chỉ can trường mà còn đem tình thương của mình thành nghệ thuật. Chiếc lược có lẽ là tác phẩm cuối cùng cũng là duy nhất được tạc nên bằng tình thương vô bờ của người cha. Người chiến sĩ dũng cảm đã mãi mãi ở lại chiến trường. Sự hi sinh của anh không thể giết chết tình phụ tử “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”. Giờ phút cuối cùng, điều người cha đau đáu nhất vẫn là chưa tận tay trao cho con chiếc lược. Anh Sáu đã nghĩ gì trong lúc nhờ người bạn của mình gửi lại cho Thu? Phải chăng trong đáy mắt là hình ảnh cô bé mặc áo bà ba đỏ đang chơi nhà chòi, ngước đôi mắt thơ ngây nhìn anh hay là cô bé nấc lên nghẹn ngào gọi tiếng ba. Câu chuyện khép lại với nỗi buồn vô hạn cũng chan chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vượt qua nỗi đau mất mát người thân, Thu tìm thấy được sức mạnh tình thương của người cha để biến đau thương thành động lực. Trong giây phút cầm trên tay chiếc lược được trao lại từ tay ông Ba, cô giao liên Thu đã nhận được một món quà còn vĩ đại hơn thế nữa, đó là tình cha con sâu nặng, là động lực giúp Thu vững bước hơn trên con đường mình đã chọn.

Anh Sáu, anh ba, bé Thu đều là những con người đã hi sinh tuổi đời cho cách mạng. Riêng nhân vật anh Sáu, anh xứng đáng là người hùng thầm lặng khi ngã xuống trên hành trình cả nước tiến đến ngày thống nhất. Tuy vậy, Nguyễn Quang Sáng không chủ ý hướng ngòi bút của mình để xây dựng bản anh hùng ca, nhà văn chọn những chi tiết rất đỗi bình thường nhưng lại đắt giá vì có sức ám ảnh sâu sắc. Chiếc lược ngà chính là chi tiết nhỏ nhưng làm nên ý nghĩa lớn. Chiếc lược ngà xuất hiện ở gần cuối đoạn trích, trong lúc mọi người tiễn anh Sáu lên đường cũng là khi bé Thu nhận ba mình. Chiếc lược là mong muốn của bé Thu, là ao ước giản dị của một cô con gái muốn được cha mình thể hiện tình yêu thương.

Chiếc lược là kỷ vật, là món quà cuối cùng của một người cha. Quá trình làm nên chiếc lược ngà đã gửi gắm bao nhiêu tình thương, niềm hi vọng, đợi chờ ngày trở lại quê nhà để giữ tròn lời hứa cũng là để tận tay trao chiếc lược cho con. Thế nên hình tượng chiếc lược còn là nỗi day dứt, nuối tiếc của một lời hứa chưa trọn vẹn. Dẫu người cha không thể nhìn mặt con lần cuối nhưng đã có chiếc lược chải vào mái tóc dài đen mượt của con. Dòng chữ khắc trên ấy là tất cả tâm sự của anh Sáu muốn nói cùng con. Đâu chỉ là tình cha, chiếc lược còn là lời nhắn nhủ Thu tiếp bước thế hệ đã ngã xuống, giữ gìn từng tấc đất, từng cánh đồng cho con cháu mai sau. Lời động viên, nhắc nhở ấy được Thu đón nhận bằng cả tấm lòng và sự biết ơn sâu sắc. Chiến tranh có thể cướp mất đi sinh mạng, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le, nhưng không thể cắt đứt chùm rễ của niềm tin, hi vọng sống, càng không thể chia cắt được tình cảm thiêng liêng.

Đọc văn Nguyễn Quang Sáng nói chung và Chiếc lược ngà nói riêng ta thấy được cuộc sống gần gũi, giản dị của người dân Nam Bộ như hiện ra trước mắt. Với lối viết đơn giản như kể, sử dụng nhiều hình tượng nghệ thuật mang chiều sâu ý nghĩa, Chiếc lược ngà đâu chỉ là bản hùng ca về một thời oanh liệt mà còn là khúc đau thương nhưng cảm động về tình cha con bất diệt. Cái tài tình của nhà văn còn nằm ở cách lựa chọn ngôi kể, tạo tình huống truyện và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tự nhiên. Vì thế mà “Chiếc lược ngà” đã gây một nỗi ưu hoài không bao giờ dứt đối với độc giả.

Vết sẹo trên gương mặt anh Sáu đã gây ra những hiểu lầm để hai cha con dù gần nhau mà con chẳng nhận ra cha, cha không được ôm con vào lòng cho thuở nhớ mong. Vết sẹo vô hình của chiến tranh lại càng tàn khốc, nó lấy đi cơ hội ngày về của một người cha. Câu chuyện khép lại, người đọc vẫn còn tiếc thương cho tình phụ tử chưa trọn vẹn và cảm phục trước tấm lòng của những bậc làm cha dành cho con cái. Bản tình ca về tình phụ tử sẽ mãi sống cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ chúng ta biết quý trọng tình cảm gia đình, quý trọng sự hi sinh của mẹ cha và những người đi trước.

Cảm nhận về tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà - mẫu 21

Trong chiến tranh đau thương, chúng ta càng cảm nhận được nhiều thứ tình cảm thiêng liêng, gắn bó. Đó có thể là tình đồng chí đồng đội cùng nhau vào sinh ra tử, tình cảm thủy chung của người vợ chờ chồng,… Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm viết về tình cha con cảm động, đáng trân trọng trong thời kỳ đó.

Bé Thu – nhân vật người con trong câu truyện là một cô bé mới tầm 6 tuổi nhưng đã cho chúng ta cảm nhận được tình yêu thương cha mãnh liệt đằng sau tính cách mạnh mẽ, ngang bướng của mình. Khi ba từ chiến trường về thăm nhà, bé Thu không chịu nhận ba vì người trước mặt có vết sẹo dài bên má nhưng người cha trong tấm ảnh chụp chung với má không có nên bé Thu đã tự khẳng định rằng đó không phải ba mình. Với niềm tin đó, cô bé đã có những lời nói xa lánh, cự tuyệt ba mình, nhất định không nói ra từ "ba" dù mọi người trong nhà có dọa nạt hay dỗ dành ngon ngọt. Đến khi được bà ngoại giải thích rằng vết sẹo đó do thằng Tây gây ra, Thu đã mất ngủ cả đêm hôm đó, lăn qua lăn lại rồi thỉnh thoảng lại thở dài. Sáng hôm sau cũng là ngày ba bé Thu quay trở lại chiến trường. Vào thời khắc chia tay, cô bé đã thét gọi "ba". Tiếng ba đã kìm nén bao lâu giờ được cất lên. Tiếng gọi ấy xuất phát từ tình yêu thương ba vô cùng mãnh liệt, sâu sắc khiến cho tất cả mọi người đều cảm động. Bé Thu chạy xô tới, dang tay ôm lấy cổ ba, dang cả hai chân để ôm ba thật chặt, con bé hôn ba cùng khắp, hôn cả vết sẹo dài mà nó đã từng ghét bỏ. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu ba của bé Thu.

Người cha trong câu chuyện này là anh Sáu, một người lính đã tham gia kháng chiến khi con gái mình còn chưa đầy một tuổi. Khi được nghỉ phép về nhà, anh rất háo hức, mong chờ được gặp con. Nhưng sự mong chờ ấy đã hóa thành đau khổ, thất vọng khi con bé không nhận ra anh, thậm chí còn tỏ vẻ xa lánh, ghét bỏ anh. Đỉnh điểm của nỗi thất vọng là tức giận khi anh Sáu đã lỡ tay đánh con khi bé Thu tỏ thái độ cự tuyệt mình. Anh rất ân hận về điều đó, khi quay lại chiến trường, anh cứ day dứt khôn nguôi vì lỗi lầm của mình. Khi tìm thấy miếng ngà voi, anh dồn hết tâm trí và tình yêu con của mình vào để làm một chiếc lược ngà tặng cho con gái. Trên chiếc lược, anh còn cẩn thận khắc chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Từng dòng chữ như chứa đựng tất cả nỗi niềm của anh, chỉ mong nước nhà sớm độc lập để hai cha con được đoàn tụ.

Qua câu truyện trên, ta thấy thấm thía tình cảm cha con thiêng liêng, sâu đậm. Dù không nói ra nhưng cả bé Thu và ông Sáu đều có cách yêu thương riêng, khiến chúng ta thầm ngưỡng mộ và xúc động. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất sáng tạo khi đặt điểm nhìn của người kể chuyện vào nhân vật phụ của câu chuyện để thể hiện được thái độ, cảm xúc của cả hai nhân vật chính, cốt truyện đầy bất ngờ cũng khiến cho tình phụ tử trong câu chuyện này được nhấn mạnh sáng rõ.

Bài giảng: Chiếc lược ngà - Cô Nguyễn Dung (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài văn mẫu phân tích, dàn ý truyện ngắn Chiếc lược ngà lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


chiec-luoc-nga.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học