Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Cảm nhận về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ

   Đã từ lâu, văn chương nghệ thuật dành một dung lượng lớn để viết về người phụ nữ. Mỗi một thời đại khác nhau, hình ảnh người phụ nữ lại hiện lên thật khác nhau. Có thể nói, văn học dân gian là cội nguồn cảm hứng về những người phụ nữ cho văn học viết sau này. Qua những bài ca dao than thân, người đọc lại có thêm một góc nhìn châm thực khác họ.

   Đời người ai ai rồi cũng sẽ gặp những bất trắc, khổ đau, oan trái, thua thiệt… Nhưng có vẻ như những điều ấy đến với những người phụ nữ phong kiến nhiều hơn. Họ gánh trên mình nhiều lễ giáo, “tam tòng tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”… Họ là nạn nhân của chế độ “phụ quyền” với tư tưởng “trong nam khinh nữ”… cho nên bao nhiêu cay đắng họ đầu gánh chịu. Những người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Phẩm chất của họ sáng ngời, họ chịu thương, chịu khó, đầy đức hi sinh, nhẫn nhịn…nhưng lại bị đối xử bất công, bị rẻ rúng và bị coi thường. người phụ nữ đành phản kháng lại xã hội bất công ấy bằng những lời hát than thân. Điều đó vừa như để giải tỏa, vừa như giúp họ nói ra được phần nào ấm ức trong lòng.

   Qua những câu hát than thân, người phụ nữ hiện lên là nhưng người phụ nữ đẹp, đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại bị phụ thuộc. Họ tự ví mình như tấm lụa ngoài chợ, đẹp đấy, có giá trị đấy nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào người khác.

    Thân em như dải lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

   Bên cạnh đó, người phụ nữ còn như củ ấu gai, tuy vẻ ngoài giản dị, không có gì đặc sắc nhưng tấm lòng họ cũng chan chứa điều tốt đẹp, “ ngọt ngào”

    Thân em như củ ấu gai

    Ruột trong thì g trắng vỏ ngoài thì đen

    Ai ơi nếm thử mà xem

    Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Không chỉ có vậy, người phụ nữ trong ca dao than thân còn là những người chung thủy, son sắt, chịu khó, chịu khổ nhưng vẫn bị chồng phụ bạc, đối xử không ra gì. Đắng cay ấy họ biết kêu ai?

    “Cái cò lặn lội bờ sông

    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”

   Họ tần tảo, nhọc nhằn, vất vả, lăn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con mà chỉ âm thầm nuốt nước mắt vào trong. Khi chồng đau ốm, họ chăm sóc tận tình, chu đáo nhưng cũng không được ghi nhận:

    "Nhớ xưa anh bủng anh beo

    Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

    Bây giờ anh mạnh anh lành

    Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

   Gặp phải người chồng vũ phu, người phụ nữ cũng chỉ trách móc vu vơ bằng cách mượn hình ảnh con cò, con vạc:

    "Cái cò là cái cò quăm

    Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

    Ngoài ra, người phụ nữ ngoài bị “trọng nam khinh nữ” còn phải buồn lòng vì chính mẹ cha “ép duyên” lấy người mình không yêu. Có những người cha, người mẹ mong con gái có thể vào một gia đình hào môn, “nhà cao cửa rộng” để nhận tiền sinh lễ hậu hĩnh. Cũng có gia đình vị nợ nần mà éo gả con gái cho người cô không yêu để trừ nợ… Mỗi hoàn cảnh éo le người chịu đựng đều là những người con gái dù đã yêu, đã thương ai đó mà không dám “kết tóc” bởi sợ cha sợ mẹ:

    "Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

    Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

    Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

    Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

    Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

    Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan"…

   Chưa hết, người phụ nữ còn chịu cảnh làm dâu “cay đắng trăm bề”:

    Làm dâu khổ lắm ai ơi,

    Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than.

   Lúc nhớ mẹ, thương cha cũng chỉ biết ra ngõ sau trông về với tâm trạng đau đớn, bất lực:

    Chiều chiếu ra đứng ngõ sau

    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều…

    Như vậy, câu ca dao than thân không chỉ là tiếng hát nói lên những bi kịch của người phụ nữ mà qua đó cũng ngầm khẳng định những giá trị tốt đẹp của họ: nhân hậu, vi tha, nhẫn nhịn, hi sinh… Cho đến nay, những phẩm chất đó của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn tồn tại và được phát huy.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: