3+ đoạn văn về Đừng dối trá (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Viết đoạn văn về "Đừng dối trá".
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 1)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 2)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 3)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 4)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 5)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 6)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 7)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 8)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (mẫu 9)
- Viết đoạn văn về "Đừng dối trá" (các mẫu khác)
Một trong những chiếc gai xuất hiện trong đời thường làm trái tim đau đớn chính là Dối Trá. Dối trá là sự thiếu trung thực, nói không thật, không đúng với sự thật nhằm che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Dối trá là không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp. Sự dối trá để lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người. Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất vấn đề. Dối trá làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng. Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định. Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá. Cần phân biệt nói dối và sự dối trá, bản chất của chữ Dối đã là xấu, Dối trá lại càng xấu hơn nhưng nói dối thì đôi khi không phải là xấu. Một người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng người thân giấu người bệnh nguồn tin ấy cũng là điều tốt; người cha người mẹ nói dối với con cái về sức khoẻ của mình cũng là để cho con cái yên tâm công việc mà không phải bận lòng lo lắng. Qua đây chúng ta cần lên án thói dối trá và rèn cho mình đức tính trung thực, sống đúng với lương tâm và sống cao thượng cho xứng đáng với danh nghĩa Con Người.
Dối trá hay giả dối là một trong những thói xấu mà con người cần phải tránh. Giả dối là không trung thực, lừa dối người khác, tạo ra cái ảo để gây điều tin tưởng cho người khác nhằm mục đích vụ lợi, làm mất đi chuẩn mực của đạo đức. Vậy đâu là những tác hại nếu như con người có lòng dối trá và tại sao cần loại bỏ nó? Vì đó là một thói quen rất xấu, một tính nết xấu làm suy đồi về mặt đạo đức của chúng ta. Giả dối sẽ khiến con người bán rẻ sự thật- thứ muôn đời vẫn được đề cao và trân trọng. Đồng thời, nếu dối trá sẽ khiến cho mọi người xung quanh có cái nhìn không tốt về ta. Bản thân sẽ đánh mất sự tin tưởng của người khác vào chính mình. Và tục ngữ cũng đã dạy "Một lần bất tín, vạn sự bất tin". Lòng tin phải được xây dựng trong 1 khoảng thời gian dài và chỉ cần một lời nói dối sẽ phá hủy gần như toàn bộ những gì mà ta đã xây nên. Từ đó, làm mất đi tình cảm quý báu của con người với nhau. Con người sống với nhau nhưng lại luôn hoài nghi, ngờ vực. Để khắc phục được thói dối trá này, cần phải nhận thức được những tác hại của nó. Đồng thời nhận ra ý nghĩa của sự thật, của đức tính trung thực.
Xã hội ngày càng phát triển, những đức tính không tốt đã len lỏi vào trong mỗi con người. Và có những đức tính xấu đặc biệt gây nguy hại cho xã hội. Có người cho rằng " dối ta chính là biểu hiện của sự suy thoái". Thói dối trá lại gây hại đến như vậy sao? Hành vi dối trá là việc đánh lừa người khác một cách có ý thức bằng những lời nói hoặc hành động không đúng sự thật. Nhằm thực hiện mục đích nhất định nào đó. thói dối trá là một biểu hiện sự suy đồi của đạo đức. Dối trá là không trung thực, không thành thật, hành động và lời nói không ăn khớp với nhau. Còn suy đồi về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Ta hiểu cả câu nói này có ý nghĩa là khi ta nhiễm phải thói dối trá thì nhân cách, đạo đức của chúng ta cũng bị lây nhiễm bởi cái xấu và chắc chắn đó là điều không tốt. Thói dối trá quả là một biểu hiện của suy đồi đạo đức bời vì nó đã làm cho mọi người nhìn nhận không đúng với ý đồ của mình, khiến cho họ làm sai. Đây quả là một hành động sai trái gây hậu quả đáng tiếc, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về mặt đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định, mất thăng bằng. Nó còn tạo ra sự căm ghét, trong lòng người khác khi những người đó biết mình bị lừa dối, tạo ra những suy nghĩ và hành động đáng tiếc của những người bị lừa dối với những người lừa dối họ. Dối trá cũng gây ra nhiều thiệt hại trong nhiều lĩnh vực như kinh tế có vụ việc Vinashin đã lừa dối mọi người ăn chặn hàng trăm ngàn tỷ đồng, gây thiệt hại to lớn. Hoặc là vụ việc bệnh viện Đa khoa Hoài Đức đã “nhân bản” hàng loạt bảng xét nghiệm, làm cho bệnh nhân hiểu sai về bệnh của họ, gây ra phương pháp chữa trị sai, khiến cho nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra. Nguyên nhân phát sinh thói dối trá này bắt nguồn từ sự tha hoá, biến chất, ích kỷ, tham lam, nó còn là những nhận thức lệch lạc về quan điểm sống của con người. Do ý muốn tiến thân quá lớn mà con người đã sử dụng những lời nói dối để tiến thân. Vì vậy mà ta cần phải có những biện pháp ngăn chặn ngay từ trong gia đình, nhà trường phải tôn trọng và ngăn chặn những việc suy thoái về đạo đức ngay từ khi mới bắt đầu, và bản thân mọi người cũng phải ý thức được việc hôm nay ta có thể nói dối nhưng không thể nói dối mãi mãi được. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những lời nói dối mang tính nhân đạo, nhằm mục đích giúp đỡ người khác, đặc biệt là trong các trường hợp những người bệnh nan y hoặc khi muốn giấu đi một sự thật có thể gây nguy hiểm cho ai khác. Mặc dù vậy sống trung thực là một biểu hiện của người có nhân cách cao đẹp, nhưng người nói dối thì có đầy vì vậy chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối trong bản thân chúng ta. Tóm lại, thói dối trá quả là một biểu hiện của sự suy đồi đạo đức. Và tôi cũng phải rèn luyện bản thân, kiên quyết và đấu tranh cho sự thật góp phần xây dựng xã hội phát triển và văn minh hơn.
Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân.Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nhiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.
Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạn đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người. Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vô cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay. Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tập cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.
Trong cuộc sống có vô vàn những điều khó khăn, thử thách đang chờ đợi mỗi chúng ta ở phía trước, đôi lúc con người với nhau vẫn chưa thật sự trung thực, vẫn có người nói dối, chính vì vậy nói dối có hại cho con người. Có một câu chuyện như thế này, chỉ vì một lời nói dối mà đã xảy ra những sự việc rất đau lòng và thiệt hại rất nhiều về vật chất của người khác. Có một cậu bé đi chăn cừu, khi đang đi trên cánh đồng cỏ, cậu nảy ra một ý định trêu mọi người là có sói đến bắt cừu thế là lúc mọi người đi đến nơi không thấy sói đâu, tất cả mọi người bảo cậu bé trêu quá rồi đó, ngày hôm sau có một con sói đến thật cậu chạy về báo tin, nhưng không ai tin cả chỉ vì họ nghĩ cậu đang nói dối, và những con sói đã ăn hết bầy cừu. Một câu chuyện ngắn nhưng nó thể hiện được tác hại của việc nói dối. Nói dối không chỉ hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh, nói dối được một lần chắc chắn sẽ có lần thứ 2, thứ 3, nếu ta không sửa đổi mà cứ tiếp tục nói dối như vậy. Ngay trong lớp học bình thường chúng ta đôi khi vẫn bắt gặp những tình huống nói dối, như sau mỗi bài kiểm tra có kết quả biết điểm thấp, lại sợ bố mẹ mắng nên khi về nhà bạn đó đã nói dối là không có bài kiểm tra. Những câu nói dối đó dần dần sẽ tạo ra một thói quen rất có hại cho con người, có hại nhưng vẫn rất nhiều người mắc phải. Một trong những cách nói dối xảy ra nhiều ở các gia đình đó chính là tình trạng con em chúng ta xin tiền đi học thêm, trong khi lại cầm tiền đi vào quán game chơi điện tử dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra như các em xa đọa vào các con đường tệ nạn, bỏ bê việc học hành. Chính vì vậy đẩy lùi và triệt để bệnh nói dối thì cần đến sự kết hợp trong nền giáo dục với gia đình. Như ta đã biết gia đình chính là nơi sinh thành dạy cho ta những điều mà chưa chắc trên lớp đã dạy cho chúng ta, các gia đình cần có các biện pháp trị triệt để căn bệnh nói dối này để các em có nhân cách của một con người trong sạch.
Một trong những chiếc gai sắc nhọn xuất hiện trong đời thường và làm trái tim đau đớn chính là dối trá. Dối trá là sự thiếu trung thực, nói không thật, không đúng với sự thật nhằm che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Dối trá là không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp. Thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống. Gần gũi nhất là trong lĩnh vực học tập, nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong những lần kiểm tra hay trong các cuộc thi. Ở trường đại học, nhiều sinh viên “đạo văn” luận văn, luận án của người khác khi làm khóa luận tốt nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng, các công trình bị rút ruột, dẫn đến không đảm bảo chất lượng, gây hại đến dân sinh. Trong thể thao, nhiều vận động viên sử dụng doping để nâng cao thành tích. Trong các lĩnh vực xã hội khác, việc “báo cáo láo” đã trở thành một hiện tượng phổ biến, bình thường đến nỗi người dối trá không tự ý thức còn người tiếp nhận không chút ngạc nhiên. Khi thói dối trá không chỉ tồn tại ở một vài cá nhân mà lan rộng ra cả cộng đồng thì quả là một biểu hiện minh xác của sự suy thoái về đạo đức. Ý kiến trên đã nhận định đúng đắn về vấn đề này. Sự dối trá để lại nhiều tác hại nghiêm trọng. Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người, làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất vấn đề. Dối trá làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định, gây ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá. cẩn phân biệt nói dối và sự dối trá, bản chất của chữ “dối” đã là xấu, dối trá lại càng xấu hơn nhưng nói dối thì đôi khi không phải là xấu. Một người mắc bệnh hiểm nghèo nhưng người thân giấu người bệnh nguồn tin ấy cũng là điều tốt; người cha người mẹ nói dối với con cái về sức khỏe của mình cũng là để cho con cái yên tâm công việc mà không phải bận lòng lo lắng. Một xã hội suy thoái đến tận cùng đạo đức chính là một xã hội buông xuôi, thỏa hiệp để cho thói dối trá lên ngôi. Hãy cùng đồng lòng sống trung thực để đẩy lùi thói dối trá.
Chắc nhiều bạn trẻ không xa lạ với cậu bé người gỗ Pinochio, nét đặc biệt nhất ở chú là cứ mỗi khi nói dối thì mũi của chú lại dài ra một chút. Câu chuyện là một lời khuyên nhẹ nhàng rằng các bé thiếu nhi không nên nói dối. Thế nhưng trong thế giới người lớn thì từ lâu thói dối trá đã hoành hành và gây nhiều tác hại ghê gớm. Ý kiến “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội” gợi cho ta nhiều suy nghĩ về một thói xấu đã trở thành hiện tượng xã hội này.
Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy thoái về đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức. Ý kiến trên nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội. Thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống. Gần gũi nhất là trong lĩnh vực học tập, nhiều học sinh vẫn còn quay cóp trong những lần kiểm tra hay trong các cuộc thi. Ở trường đại học thì nhiều sinh viên “đạo văn” luận văn, luận án của người khác khi làm khóa luận tốt nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng thì các công trình bị rút ruột, dẫn đến không đảm bảo chất lượng, gây hại đến dân sinh. Trong thể thao thì nhiều vận động viên sử dụng doping để nâng cao thành tích. Trong các lĩnh vực xã hội khác thì việc “báo cáo láo” đã trở thành một hiện tượng phổ biến, bình thường đến nối người dối trá thì không tự ý thức còn người tiếp nhận thì không chút ngạc nhiên. Khi thói dối trá không chỉ tồn tại ở một vài cá nhân mà lan rộng ra cả cộng đồng thì quả là một biểu hiện minh xác của sự suy thoái về đạo đức. Ý kiến trên đã nhận định đúng đắn về vấn đề này. Thói dối trá có tác hại ghê gớm đến như vậy. Một xã hội suy thoái đến tận cùng đạo đức chính là một xã hội buông xuôi, thỏa hiệp để cho thói dối trá lên ngôi. Nếu bây giờ mỗi người không cố gắng tu dưỡng để chống lại thói dối trá thì sẽ không còn kịp nữa. Hãy cùng đồng lòng sống trung thực để đẩy lùi thói dối trá.
Một trong những vấn đề nổi cộm nhận được sự quan tâm của toàn dư luận ngày nay chính là hiện tượng gia tăng tình trạng dối trá ở giới trẻ. Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi. Khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, các bạn liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân của tình trạng này không thể không nhắc đến đầu tiên đó là do chính bản thân mỗi người có suy nghĩ và hành động lệch lạc, vì những thú vui, lợi ích phù phiếm phía trước mà không màng đến những hậu quả phía sau nó. Nguyên nhân khách quan là do các bạn thiếu sự quan tâm, chăm sóc, dạy bảo của cha mẹ, sự lỏng lẻo của nhà trường mà môi trường xung quanh nhiều người xấu, có thói quen nói dối tác động vào và hình thành thói quen xấu này cho các bạn. Hậu quả của việc nói dối vô cùng khó lường. Các bạn trẻ sẽ dần hình thành tính cách xấu, thói quen nói dối ban đầu là nói dối những điều nhỏ nhặt, sau lớn dần thành nói dối những việc lớn hơn thậm chí là lừa đảo. Khi nói dối, bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Hơn nữa, mỗi người khi nói dối, dù có hối hận cũng không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm. Để khắc phục cũng như sửa chữa “căn bệnh” dối trá, trước hết mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực. Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp. Mỗi con người một hành động nhỏ, cùng chung tay đẩy xa tình trạng nói dối sẽ khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, lan tỏa được những thông điệp tích cực và các bạn trẻ sẽ trở nên hữu ích hơn cho xã hội.
Trong đời sống hiện nay, có rất nhiều đức tính không tốt đang tồn tại ở trong mỗi con người chúng ta mà nổi bật trong đó là thói dối trá, được xem là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội. Vậy ta hiểu “dối trá” là như thế nào?
Quả đúng như vậy, dối trá là không trung thực, lừa dối người khác, tạo ra cái ảo để gây điều tin tưởng cho người khác nhằm mục đích vụ lợi, làm mất đi chuẩn mực của đạo đức. Thói dối trá đang tồn tại trong các lĩnh vực cùa đời sống như trong công việc thì lừa gạt, khoét tiền của công ty và trong trường lớp thì coi tài liệu, chép bài của bạn để nộp cho thầy cô. Thói dối trá làm thiệt hại đến vật chất và tinh thần của xã hội. Nguyên nhân có sự tồn tại của thói dối trá ở con người là trình độ học vấn không đủ để lo cho bản thân, những thói xấu từ cha mẹ truyền qua con cái, từ môi trường xung quanh tác động đến mỗi người từ đó mà sinh ra những thói hư, tật xấu. Cho nên dối trá nhằm mục đích gì đều là tội lỗi, vô đạo đức.
Hậu quả của thói dối trá là khi đi đâu cũng bị người khác chê bai, coi thường, xa lánh, mất đi sự tin tưởng của mọi người, xem mình như kẻ tội đồ, rác rưởi. Từ một người có đạo đức, trở thành một người vô đạo đức. Không còn ai quan tâm và họ xem như mình không hề tồn tại trong xã hội. Chính vì thế chúng ta cần có những biện pháp khắc phục để xã hội không còn những thành phần xấu gây ảnh hưởng không tốt đến mọi người xung quanh. Chúng ta nên giáo dục thói quen trung thực cho con em từ nhỏ, đặc biệt là những mầm non của tương lai, cho chúng biết thế nào là những đức tính tốt cần phải học, những tính cách xấu nên tránh xa và tự khắc phục; cho chúng xem hay đọc những bộ phim hay truyện cố tích mang tính giáo dục cao. Còn người lớn thì phải biết suy nghĩ điều gì hay/ dở; điều gì tốt hoặc xấu trước khi làm và cũng để làm gương cho thế hệ sau này. Đối với chính tôi, thói dối trá là một đức tính xấu cần bị loại trừ, vì nếu tôi có đức tính xấu này thì tôi sẽ mất đi tình bạn bè, trở thành gánh nặng của xã hội. Vì vậy tôi cho rằng thói dối trá là thể hiện sự suy thoái đạo đức trong xã hội hiện nay. Tóm lại, thói dổi trá là một đức tính xấu của con người. Người có thói dối trá là một con người vô đạo đức, bất chấp thủ đoạn để lấy cái lợi về cho bản thân, làm cho con người mất đi sự tin tưởng lẫn nhau.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Viết đoạn văn 8-10 câu về lòng biết ơn hay nhất
- Viết đoạn văn 8-10 câu về lòng nhân ái hay nhất
- Viết đoạn văn về bản lĩnh hay nhất
- Viết đoạn văn về sống có ích hay nhất
- Viết đoạn văn về sự sẻ chia trong cuộc sống hay nhất
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều