5+ Mở bài người bà trong bài thơ Đò Lèn (hay, ngắn gọn)

Đề bài: Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy.

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 1

Hình ảnh người bà là một đề tài chưa bao giờ cũ trong nền văn học Việt Nam. Nếu Bằng Việt có hình ảnh người bà hiện lên bếp lửa ấp ưu nồng đượm, thì ở Nguyễn Duy ta lại nhìn thấy hình ảnh của người bà sớm hôm tảo tần với những buôn bán ngược xuôi vất vả. Đấy chính là hình ảnh người bà trong tác phẩm "Đò Lèn".

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 2

Tình cảm gia đình luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, vì chỉ có gia đình mới là người bên ta dù cho khó khăn hay sung sướng mà thôi. Có biết bao nhiêu thứ tình cảm đi qua đời một con người như tình bạn, tình yêu, tình bằng hữu… nhưng duy nhất chỉ có tình cảm gia đình là bền vững nhất. Trong tình cảm lớn ấy chúng ta không chỉ biết đến công cha nghĩa mẹ mà còn biết đến sự yêu thương chăm sóc của bà. Người bà đã biết bao nhiêu lần trở thành đề tài văn học tiêu biểu trong những bài thơ bài văn nói về bà ấy có thẻ nhắc đến hình tượng người bà trong bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy. Qua tác phẩm này ta thấy những vẻ đẹp của người bà hiện lên một cách rõ ràng và nó tiêu biểu cho hình tượng những người bà trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 3

Nếu trong thơ của Bằng Việt hình ảnh người bà được gắn với hình ảnh bếp lửa thì trong thơ Nguyễn Duy hình ảnh người bà lại gắn với những vất vả, cơ cực của cuộc sống hàng ngày. Hình ảnh ấy đã gợi nhắc cho chúng ta nhớ về mối tình thiêng liêng đó chính là tình bà cháu.“Đò Lèn” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1983 trong một lần nhà thơ trở về quê hương, sống với những kí ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. Hình ảnh người bà hiện lên là một người yêu thương cháu tha thiết.

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 4

“Đò Lèn” là một trong số ít những tác phẩm của Nguyễn Duy viết về thời thơ ấu, hồn hậu. Ở đó, hình ảnh trung tâm, cũng gây nhiều suy ngẫm tới người đọc chính là nhân vật người bà. Hôm nay chúng ta cùng nhau phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ "Đò Lèn"- Nguyễn Duy.

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 5

Tuổi thơ của mỗi chúng ta không chỉ có sự hiện diện của những bạn bè cùng trang lứa mà tuổi thơ ấy còn gắn liền với những con người thân thuộc, trong đó có người bà. Chúng ta thường gắn bó với những câu chuyện cổ tích bà kể, gắn bó với những món quà quê tuy giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa mà người bà dành tặng cho ta sau mỗi phiên chợ. Văn học Việt Nam đã có không ít những bài thơ viết về người bà đáng kính nhưng bài thơ để lại cho bạn đọc nhiều cảm xúc nhất có lẽ là bài thơ "Đò lèn" của Nguyễn Duy.

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 6

Hình ảnh người bà, một chủ đề không bao giờ trở nên lỗi thời trong văn học Việt Nam, luôn được những tác giả tài năng khai phá và tái hiện. Trái với việc Bằng Việt mô tả người bà nấu ăn trên bếp lửa ấp ưu nồng đượm, Nguyễn Duy chọn lựa góc nhìn khác nhau khi thể hiện hình ảnh người bà trong tác phẩm “Đò Lèn”.

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 7

Đò Lèn là tác phẩm Nguyễn Duy viết năm 1983 trong dịp trở về quê hương. Những hồi ức về quê hương đã thôi thúc nhà thơ viết về những ngày thơ ấu của mình, đó là những kỉ niệm bên người bà yêu thương. Trong bài thơ hình ảnh người bà hiện lên gần gũi, chân thực mà cũng vô cùng cảm động. Những kỉ niệm giản dị nhưng sâu nặng bên bà của tác giả có sức lay động chân thành, nó cũng như “tấm vé” đưa chính những độc giả về với tuổi thơ của chính mình.

Mở bài hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn - mẫu 8

Nguyễn Duy đã rất thành công trong việc miêu tả thành công nhân vật người bà trong tác phẩm, đó là hình tượng thành công trong sự nghiệp văn học của ông. Hình ảnh đó đã trở thành một hình mẫu văn học đẹp trong văn học.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học