5+ Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 1
- Dàn ý Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 2
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 3
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 4
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 5
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 6
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 7
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 8
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 9
- Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - các mẫu khác
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 1
Cuộc sống với muôn vàn những số phận khác nhau, có người hạnh phúc, nhưng cũng có những người bất hạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia, đồng cam cộng khổ đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Đó đều là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, lối sống tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Dàn ý Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.
2. Thân bài.
a.Giải thích
“Tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.
b. Phân tích
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệnỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 2
Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn.Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ,kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 3
Trong cuộc sống, mỗi con người đều có một số phận riêng, có người hạnh phúc, nhưng cũng có người lại bất hạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Vậy việc tử tế là gì? Đó là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, việc làm tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 4
Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 5
Sự tử tế là một trong những đức tính quý báu mà mỗi con người cần có trong cuộc sống, không kể thời đại. Nó đại diện cho tấm lòng lương thiện và phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người và sẵn sàng giúp đỡ khi gặp khó khăn, sẻ chia với người khác. Trong xã hội, có rất nhiều mảnh đời đang chịu bất hạnh, đau thương và khổ cực. Khi chúng ta yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ những người này, chúng ta làm xoa dịu và giảm bớt nỗi đau của họ, đồng thời giúp xã hội phát triển đẹp đẽ và vững mạnh hơn. Khi giúp đỡ người khác, ta cũng sẽ nhận lại sự kính trọng và niềm tin yêu từ người khác, cũng như sẵn sàng giúp đỡ khi mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội giàu tình cảm hơn và phát triển văn minh hơn.
Ví dụ về những con người sống và hành động tử tế đã được mọi người biết đến và tôn trọng, không thể không nhắc đến ca sĩ Thủy Tiên. Trong đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, cô không ngần ngại đứng lên quyên góp và giúp đỡ đồng bào miền Trung bằng sức lực và tài chính của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội vẫn tồn tại những người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến bản thân mà không để ý đến người khác, cũng như những người vô tâm và lạnh lùng, lờ đi nỗi đau của đồng loại. Những người này cần phải được phê phán và chỉ trích. Mỗi con người có quyền tự lựa chọn cách sống của mình. Hãy sống sao để được mọi người yêu quý, tôn trọng và học hỏi từ những điều mình tin tưởng và những việc tử tế mà mình thực hiện.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 6
Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều quan trọng và phải rèn luyện nhiều đức tính cao quý. Trong số đó, không thể không nhắc đến đức tính tử tế. Tử tế là tấm lòng lương thiện và phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, luôn chia sẻ và sẻ chung với người khác. Những người sống tử tế là những người sẵn lòng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, và cũng giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết tôn trọng, yêu thương và theo đuổi những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa những hành động và thông điệp tích cực trong cộng đồng. Sống tử tế mang lại ý nghĩa to lớn cho con người. Khi giúp đỡ người khác, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp và vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự tôn trọng và niềm tin yêu từ người khác, cũng như sẵn sàng nhận sự giúp đỡ khi mình gặp khó khăn. Một người cha, người mẹ sống tử tế sẽ trở thành gương mẫu cho con cái và thế hệ sau, từ đó xây dựng nền tảng cho một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại những người ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết suy nghĩ cho bản thân mà không quan tâm đến người khác, và còn những người vô tình phớt lờ đau khổ của đồng loại,... Những người này cần xem xét lại bản thân. Sống một cuộc sống đơn giản dễ dàng, nhưng sống một cuộc sống có ý nghĩa thì lại khó khăn vô cùng. Vì vậy, chúng ta hãy sống tử tế thật sự.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 7
Con người Việt Nam từ lâu đã được bạn bè trên năm châu ngưỡng mộ vì những phẩm chất tốt đẹp. Trong số đó, không thể không nhắc đến sự tử tế. Sự tử tế đích thực là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người và sẵn sàng giúp đỡ khi gặp khó khăn, chia sẻ với người khác. Đồng thời, đó còn phản ánh thái độ và cách cư xử lịch sự với mọi người. Trong xã hội hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều mảnh đời đang chịu đựng bất hạnh, đau khổ. Sống tử tế, yêu thương và giúp đỡ những người này sẽ làm dịu đi nỗi đau của họ và cùng xã hội phát triển và vững mạnh hơn.
Hơn nữa, khi giúp đỡ người khác, chúng ta cũng sẽ nhận được sự kính trọng và niềm tin từ người khác, cũng như sẵn sàng được giúp đỡ khi mình gặp khó khăn. Điều này làm lan tỏa thông điệp "cho và nhận" trong xã hội ngày càng lan rộng. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội giàu tình cảm hơn và phát triển văn minh hơn.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, chúng ta cũng thấy một số người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến bản thân mà không để ý đến người khác, hay lạnh lùng và vô tâm đối với nỗi đau của người đồng loại. Cũng có những người sống với cách hành xử thô lỗ và thiếu tinh tế. Những người này cần phải được phê phán và chỉ trích. Là công dân của đất nước với hàng ngàn năm văn hiến và những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và hành động đúng, để bảo vệ những phẩm chất tốt đẹp mà tổ tiên chúng ta đã xây dựng.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 8
Mark Twain, một văn hào vĩ đại, từng khẳng định: "Sự tử tế là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể đọc." Vào năm 1987, bộ phim tài liệu Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy đã tạo ra cơn sốt trong cộng đồng. Bộ phim này khám phá thế giới của những người nghèo khó và những mâu thuẫn xã hội để tìm hiểu ý nghĩa thực sự của "sự tử tế".
Mặc dù đã trôi qua 30 năm, nhưng phim vẫn giữ được tính thời sự, vì sự tử tế vẫn là một chủ đề nóng bỏng, khiến nhiều người đang loay hoay tìm kiếm trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Trong xã hội ngày nay, khi những hành vi và lối sống thiếu chuẩn mực trở nên phổ biến, con người lại càng khao khát sự tử tế từ mỗi cá nhân.
Sự tử tế không yêu cầu những hành động lớn lao, mà có thể bắt nguồn từ những hành động giản dị hàng ngày của chúng ta trong giao tiếp. Theo quan niệm của nhà văn Nguyễn Một, tử tế không phải là làm những điều to tát cao siêu, mà làm những điều đơn giản trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Một hành động thân thiện, lời nói lịch sự, sự giúp đỡ, chia sẻ với người khác...
Tất cả đều là sự tử tế. Khi xã hội đang chứa đựng những điều tiêu cực và khiến mọi người phải phê phán, chúng ta càng cần những "liều thuốc" từ sự tử tế. Rõ ràng, khi sự tử tế được lan tỏa trong xã hội, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp, lịch sự và văn minh hơn. Sống tử tế, chúng ta không chỉ đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội, mà còn tìm thấy niềm vui và sự yên bình trong tâm hồn. Và hiển nhiên, những điều đó chỉ có những người có lòng tử tế mới có thể cảm nhận được.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 9
Cuộc sống hòa quyện từ những yếu tố đa dạng, từ tri thức đến tình cảm. Khi con người tích lũy, phát triển bản thân tốt, xã hội cũng tiến bộ hơn. Như cũng vậy, sự sống tử tế giữa con người càng lan tỏa, thông điệp nhân văn càng lan rộng.
Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất cao quý của con người, luôn chăm sóc, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn lòng chia sẻ. Đồng thời, đó còn là thái độ lịch sự, tôn trọng mọi người.
Trong xã hội hiện nay, nhiều mảnh đời đang gánh chịu bất hạnh và đau thương. Sống tử tế, yêu thương và chia sẻ với họ sẽ làm giảm bớt nỗi đau, giúp xã hội vững mạnh, phát triển đẹp đẽ hơn. Khi giúp đỡ người khác, ta cũng nhận được sự kính trọng và niềm tin yêu, cũng như sẵn sàng được giúp đỡ khi mình gặp khó khăn. Điều này lan tỏa thông điệp "cho đi và nhận" trong xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại những người ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến bản thân mà lãnh đạm vô cảm với nỗi đau của đồng loại. Những hành vi thô lỗ, thiếu tinh tế cần phải bị chỉ trích.
Chúng ta chỉ sống một lần, hãy sống với tấm lòng tử tế, yêu thương và cho đi để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, để mỗi con người được sống đầy tình cảm, bởi cuộc sống thực sự đẹp khi ta cùng nhau chia sẻ và quan tâm đến nhau.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 10
Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 11
Sự tử tế chính là phẩm chất tốt đẹp của con người trong cuộc sống, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" - thông điệp về sự tử tế trong cuộc sống vẫn được chúng ta nhắc nhở nhau hằng ngày. Bởi trong cuộc sống còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh cần được yêu thương và chia sẻ. Rất nhiều những việc làm lan tỏa sự tử tế trong cuộc sống. Đơn giản đó là những hành động nhường ghế cho trẻ em, người già, phụ nữ khi tham gia phương tiện giao thông công cộng. Hay đó là những tấm lòng hảo tâm luôn hướng tới người nghèo, người cô đơn. Những giúp đỡ đồng bào bão lũ, thiên tai, những việc làm thiện nguyện quyên góp giúp đỡ những trẻ em nghèo, mồ côi không nơi nương tựa.... Tất cả đều là những việc làm tốt đẹp, hướng con người ta tới những phẩm chất cao quý. Ai trong chúng ta đều có thể làm những việc tử tế, lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 12
Cuộc sống được cấu tạo từ nhiều yếu tố khác nhau từ tri thức đến tình cảm. Con người càng tích lũy được nhiều, càng phát triển bản thân tốt thì xã hội càng tiến bộ. Cũng giống như việc nếu con người càng sống tử tế với nhau bao nhiêu thì thông điệp nhân văn càng được lan tỏa bấy nhiêu.
Vậy thế nào là sự tử tế? Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 13
Đại văn hào Mark Twain từng khẳng định: “Sự tử tế là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể đọc”. Năm 1987, phim điện ảnh tài liệu Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy ra mắt đã gây “sốt” trong công chúng. Bộ phim đi vào thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội để đi tìm khái niệm “thế nào là sự tử tế?”.
Đã ra đời cách đây 30 năm, nhưng phim vẫn còn nguyên tính thời sự khi hiện nay, sự tử tế vẫn luôn là đề tài nóng khiến nhiều người trăn trở trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Có thể nói, trong xã hội hiện nay, khi những hành vi và lối sống thiếu chuẩn mực, người ta lại càng tha thiết kêu gọi sự tử tế từ mỗi cá nhân con người.
Sự tử tế ấy không cần phải đao to búa lớn, mà có thể xuất phát từ chính những hành động giản dị hàng ngày chúng ta giao thiệp. Như quan niệm của nhà văn Nguyễn Một, tử tế không phải là làm những điều to tát cao siêu, mà làm những điều giản dị trong cuộc sống và bất cứ ai cũng có thể làm được. Một cử chỉ thân thiện, lời nói lịch sự, một hành động giúp đỡ, cử chỉ chia sẻ với tha nhân…
Tất cả đều là tử tế. Khi xã hội đang tồn tại những điều xấu khiến người ta phải lên tiếng phê phán, thì càng cần “thuốc thang” bằng những điều tử tế. Rõ ràng, khi sự tử tế được nhân rộng trong xã hội, cuộc sống cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn, lịch sự và văn minh hơn. Sống tử tế, mỗi người không chỉ góp phần giúp xã hội tiến bộ hơn mà còn tìm thấy được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Và lẽ dĩ nhiên, những điều đó chỉ có người tử tế mới cảm nhận được.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 14
Tử tế vừa là một phẩm đức cao quý vừa là một lối sống cần có trong xã hội. Bác Hồ từng dạy rằng: “Việc gì phải thì cố làm cho bằng được dù là điều phải nhỏ. Việc gì trái thì hết sức tránh dù là điều trái nhỏ”. Mỗi người chúng ta phải là con người tử tế bằng những việc làm tử tế, tránh làm những việc sai trái.
Việc tử tế là những việc làm tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có ích cho mình và cho mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng tốt, sống đàng hoàng, kỹ càng, cẩn thận, đúng đắn, biết trân trọng,quan tâm và chia sẻ, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.
Làm việc tử tế rất đơn giản chứ không cần phải là những việc lớn lao. Đó là những việc tưởng chừng như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn như nhặt một mảnh chai giữa đường để người khác không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều bàn tay cùng dựng dậy, một bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công nhặt rác trên sân trường…
Những việc lớn lao cần có sự hi sinh như một nhân viên gác cổng xe lửa nhanh tay cứu một em bé chơi trên đường ray, cộng đồng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau của một người bệnh nan y,…
Hơn cả một phẩm đức, tử tế là một lối sống, một phong cách sống. Những việc làm tử tế tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần dần hình thành nhân cách cao đẹp. Ai cũng tử tế với nhau sẽ làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn, con người có văn hoá hơn. Mọi nỗi đau sẽ vơi đi, và hạnh phúc được chia đều, không còn hận thù, ganh ghét…
Nếu ai cũng tử tế trong thái độ, hành vi và việc làm thì xã hội không còn lòng ích kỉ, thù oán, ganh ghét lẫn nhau. Một nụ cười rạng rỡ dành tặng cho nhau trên đường gặp gỡ sẽ làm ấm áp lòng người. Một lời chào thân ái hay cái bắt tay chân thiện sẽ gắn kết tình người bền chặt.
Giúp nhau những việc nhỏ, rồi việc lớn, không so đo, tính toán, không mòng cầu đền đáp sẽ giúp xã hội yên bình, thịnh vượng. Biết giúp đỡ người khó khăn, kẻ hoạn nạn để cùng nhau tìm kiếm hạnh phúc. Việc tử tế cần chi là những việc lớn lao mà là những việc nhỏ được làm một cách tử tế.
Người ăn nói tử tế sẽ được bao điều tốt đẹp. Người ăn nói không tử tế sẽ lãnh hậu quả việc mình làm. Mối lo lắng trong lòng khiến con người suy sụp, nhưng những lời tử tế làm cho họ hân hoan. Chính sự tử tế sẽ mang đến cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao, giúp họ tự tin trong cuộc sống, có động lực vượt qua khó khăn thử thách và làm những điều tốt đẹp góp phần dựng xây cuộc sống này.
Nhờ sự tử tế, mọi người sẽ gắn kết với nhau bằng những việc làm tốt đẹp, hữu ích. Tử tế bỏ rác đúng nơi quy định, tử tế trong việc tôn trọng người khác. Tử tế khi cho tặng người khác một cái gì đó hay nhận về cho mình một giá trị. Cuộc sống sẽ không còn mâu thuẫn, xung đột hay bạo lực nếu mọi người ứng xử tử tế với nha. Sự tử tế khơi dậy ở con người niềm trân trọng cuộc sống quý giá, đáng gìn giữ và đáng sống.
Chính lòng tử tế có sức mạnh cảm hóa con người. Nhờ sự tử tế của mọi người, kẻ xấu sẽ dần thay đổi tâm tính, hướng đến việc làm tốt đẹp, sống cuộc đời tốt đẹp hơn. Những việc làm tử tế luôn được đề cao và người tử tế luôn được xã hội tôn trọng. Ai cũng muốn trở nên tử tế hơn nhưng bởi cuộc sống quá nhiều lo toan, có những lúc đã không tử tế được. Người tử tế luôn được người khác yêu mến và giúp đỡ. Tính tử tế từ lâu đã là chuẩn mực đạo đức được dân tộc ta tôn vinh.
Hiện nay trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm với mọi việc đang diễn ra. Thậm chí có kẻ lạnh lùng gây ra nỗi đau hoặc phiền toái rắc rối cho người khác: tài xế vô cảm khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bạn nhỏ dửng dưng vứt rác không để ý tấm áo ướt mồ hôi của người công nhân vệ sinh, gian thương làm hàng giả bất chấp tính mạng sức khoẻ người tiêu dùng, nhiều công trình thi công vô trách nhiệm làm thất thoát tài sản, gây tai nạn…
Là học sinh, hãy biết làm những việc tử tế mỗi ngày. Hãy chung tay góp sức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những hành động tử tế như: làm tốt nhiệm vụ học tập, giúp bạn vượt khó trong học tập, chăm sóc và quan tâm đến người thân trong gia đình….
Sống tử tế là sống có tấm lòng, có nghĩa cử đẹp từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp trong xã hội. Lời nói và việc làm tử tế cũng giống như mật ong làm ngọt ngào đôi môi, khiến tâm hồn tươi trẻ. Người tử tế cũng nhận được những tình cảm tốt đẹp từ người khác. Bởi thế, hãy luôn tử tế với chính mình và với cộng đồng để từ đó từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 15
Đại dịch Covid 19 đã mang đến bao thiệt hại, cả những mất mát, đau thương. Thế nhưng cũng trong mối "hiểm họa" ấy, chúng ta chợt nhận ra một thứ quý giá hơn tất thảy, đó là lòng tốt và sự tử tế mà con người dành cho nhau. "Sự tử tế" là tấm lòng quan tâm, sự cẩn thận, chu đáo trong lối sống và ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là người giàu yêu thương, họ sẵn sàng sẻ chia những khó khăn và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, chúng ta vẫn được nghe, được chứng kiến những câu chuyện thật đẹp về sự tử tế, đó là hình ảnh những cây ATM gạo trên đường phố, là hành động sẻ chia lương thực của những nhà hảo tâm dành cho những người nghèo khó, kém may mắn. Sự tử tế không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác mà làm cho chính bản thân mỗi người trở nên vui vẻ, ý nghĩa, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên khăng khít, gắn bó. Sự tử tế không chỉ là sự sẻ chia về vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần to lớn giúp nâng đỡ, xoa dịu những nỗi đau cho người khác. Bên cạnh những tấm gương đáng quý về sự tử tế thì trong xã hội ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những con người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết sống cho riêng mình mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta biết lan tỏa những yêu thương, khi chúng ta sống chân thành và đối xử với nhau bằng sự thiện lương và tử tế.
Nghị luận về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống - mẫu 16
Việc tử tế là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người ta dễ chạy theo đồng tiền và đánh đổi cả nhân phẩm để đạt được mục đích. Đó là việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. Biểu hiện của người tử tế là người cho đi mà không yêu cầu đền đáp, luôn sống đúng với lương tâm, suy nghĩ đúng đắn của bản thân mình. Hiện nay trên rất nhiều các chương trình truyền hình ca ngợi những việc làm tử tế, như "Việc tử tế",… Từ đó mà lan tỏa các hành động ý nghĩa ra khắp cộng đồng. Đó là hành động rửa xe lấy tiền làm từ thiện, câu chuyện về đôi mắt của 2 thiên thần Hải An, Vân Nhi, cô gái người Ba Na nhận con nuôi ở tuổi 15,... Những hành động tử tế ấy đã mang lại ý nghĩa rất lớn với cộng đồng. Trước hết, nó giúp cuộc sống mỗi người trở nên vui vẻ, hạnh phúc, kể cả người cho đi và người được nhận. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn, con người sống nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn. Từ đó, xây dựng một xã hội lành mạnh, nhân ái nơi mà con người trở nên được yêu thương, trân trọng hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng mà xem, với một hành động nhỏ như nhận con nuôi của cô gái Ba Na đã là một điều kì diệu đối với cuộc sống của đứa bé ấy. Việc tử tế như một phép màu nhưng không phải ở thế giới cổ tích, cũng không phải do bà tiên, ông bụt nào vẽ ra mà được thực hiện bằng chính những con người thật với trái tim nóng bỏng ngay trong cuộc sống thực tại. Và lan tỏa những hành động đẹp ấy là điều cần thiết hơn bao giờ hết để khiến cho " người với người sống để yêu nhau".
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Bài văn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm hay nhất
- Suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa hay nhất
- Suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân hay nhất
- Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn hay nhất
- Nghị luận nêu suy nghĩ về sự tử tế hay nhất
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều