5+ Nghị luận về lối sống ăn bám (điểm cao)
Đề bài: Nghị luận suy nghĩ về lối sống ăn bám
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 1
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 2
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 3
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 4
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 5
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 6
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 7
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 8
- Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 9
- Nghị luận về lối sống ăn bám - các mẫu khác
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 1
Đi ngược lại với câu thành ngữ “Tự lực cánh sinh”, xã hội ngày nay nổi lên lối sống tiêu cực, thụ động, được gọi là lối sống ăn bám. “Ăn bám” ở đây là cách nói chỉ hành động, lối sống thích phụ thuộc, dựa dẫm, sống nhờ gần như hoàn toàn vào người khác mà không chịu làm việc, hoạt động. Lối sống ăn bám được biểu hiện ở việc không chịu làm việc kiếm tiền, chỉ biết ngửa tay ra xin tiền, không có chính kiến và quan điểm riêng mà chỉ phụ thuộc vào sự sắp xếp của người khác. Lối sống này chủ yếu có trong gia đình bởi đó là nơi mà những người thân đùm bọc, che chở nhau hết mực. Lợi dụng tình thân đó, nhiều người đã tự cho mình cái quyền “được người khác nuôi” và ỷ lại, không chịu học tập, làm việc. Những người sống ăn bám, lười biếng chắc chắn sẽ không nhận được sự kính trọng, kiêng nể, tin tưởng từ những người xung quanh. Vậy nguyên nhân bùng phát lối sống tiêu cực này là gì? Theo tôi, nguyên nhân không chỉ đến từ bản thân người có lối sống ăn bám mà còn xuất phát từ sự chiều chuộng, nâng niu quá mức từ người thân mà chủ yếu là bố mẹ, ông bà. Lối sống ăn bám là lối sống tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người và sự văn minh, giàu đẹp của xã hội, bởi lối sống đó sẽ là mầm mống cho nhiều tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp,… Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần tránh xa lối sống ăn bám bằng cách tự nhận thức giá trị của bản thân, luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống riêng của mình.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 2
Ai đó đã nói: “Ở đời, đừng mượn hơi ai mà thở”, một câu nói ngắn gọn mà hàm súc đã nêu lên được thói quen xấu vốn đang là vấn đề nhức nhối trong giới trẻ Việt Nam hiện nay – thói quen ỷ lại.
Ỷ lại, một thói quen thường gặp hay cụ thể hơn là những bạn trẻ Việt. Ỷ lại, tức sống bám, sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người. Nếu bạn cảm thấy quen với việc có người luôn sẵn lòng giải quyết mọi vấn đề cho mình, thấy khó chịu khi thiếu sự chăm lo từng li từng tí của người thân hay thích thú trước những cái được bày sẵn trước mắt, điều đó có nghĩa là bạn đã mắc bệnh sống dựa, sống bám. Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”.
Có một sự khác biệt ở thế hệ trẻ Việt Nam và thế hệ trẻ của các nước bạn, đó là khi ở tuổi 18, họ đã phải chuyển ra ngoài sống tự lập thì ở nước ta, thanh niên 23 - 24 tuổi vẫn ngồi ở nhà ngửa tay xin tiền bố mẹ là chuyện thường. Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa con đi học, đến giờ về lại đón, mặc cho con mình đã là học sinh cấp ba hay sinh viên đại học. Ở nhà lại xuất hiện hình ảnh mẹ dọn dẹp phòng ốc cho con cái, giặt giũ, phơi phóng. Bố thì luôn miệng nhắc con học bài và đáp lại là đứa con “bảo bố” con đang bận chơi, hưởng thụ.
Lại nói đến ở trên trường, giáo viên đọc, học sinh chép, Toán thì làm theo bài mẫu, Văn thì không có dàn ý – mười bài giống như một, không có sáng tạo, không một chút tư duy… Tất cả những điều trên chính là bức tranh toàn cảnh về những mầm non tương lai của đất nước mà bức tranh trên chỉ là một mảnh ghép nhỏ. Vậy còn đâu một tương lai của một dân tộc khi con người không thể tự lập, tự lo cho chính bản thân mình? Sự ỷ lại tạo ra lớp thanh niên lười nhác, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng sống, luôn rụt rè, nhút nhát. Không những thế ỷ lại còn bào mòn cả trí thông minh, sáng tạo của những cá nhân vốn tràn đầy nhiệt huyết, sự mới mẻ của tuổi trẻ.
Vậy nguyên nhân của thói xấu ấy là ở đâu? Kỳ lạ thay nói lại xuất phát từ tình thương, niềm hy vọng. Cha mẹ quá yêu con, xót con nên “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, không dám cho con tiếp xúc với đời, sợ con vấp ngã mà bao bọc con thật kỹ dưới đôi cánh của mình. Nhưng một sai lầm mà bậc phụ huynh không nhận ra đó là họ đã vô tình ngăn cản sự trưởng thành, phát triển của con mình khiến chúng trở nên nhút nhát, hướng nội, hình thành tâm lý trông đợi ở người khác. Sau này khi ra đời chúng sẽ không tránh được sự bỡ ngỡ, hoảng sợ trước cuộc sống quá sức bấp bênh do chúng tựa như cây dương xỉ sống bám cây cổ thụ. Một khi cổ thụ già yếu như cha mẹ có lúc không trụ vững nữa thì dương xỉ cũng khó mà tồn tại.
Lại nói đến ở trường do chạy theo thành tích, điểm cao mà vô tình tạo ra phương pháp “học vẹt”, “học tủ”. Đây chính là sự giết chết tri thức, tạo ra vỏ ngoài hào nhoáng nhưng bên trong mục ruỗng. Đây cũng là một trong những lý do mà hiệu quả làm việc nhóm của người Việt luôn thấp. Người này ỷ lại người kia, người kia dựa kẻ nọ tạo ra phản ứng dây chuyền để tất cả đều sụp đổ. Cũng không thể hoàn toàn do bố mẹ và thầy cô mà còn ở chính những con người trẻ tuổi lười nhác, luôn lợi dụng sự quan tâm của mọi người để trốn tránh trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến, thiếu đam mê và ước mơ.
Đó là tất cả những gì đang kìm hãm sự tiến bộ của thế hệ trẻ Việt hiện tại. Một minh chứng cụ thể là thay vì đứng xuống phụ mẹ để xe có thể đi nhanh hơn thì cậu thanh niên cao lớn lại để mẹ ốm yếu đẩy xe còn mình thì ung dung ngồi sau. Điều này vừa khiến bản thân mình bị người khác chê cười, xem thường vừa thể hiện một nhân cách dựa dẫm “bám váy mẹ”. Trong khi ở cái tuổi đó đáng lẽ phải chở mẹ đi chứ không phải ngồi co ro trú mưa như thế.
Để cải thiện liệu có còn kịp! Không có gì là không thể nhưng cần có quyết tâm. Trước hết là ở chính các bạn trẻ, phải có tính tự giác, tự phụ giúp cha mẹ, tự làm việc của chính mình. Thoát ra khỏi cuộc sống khuôn mẫu, sự áp đặt để thoát ra khỏi cuộc sống ăn bám, nhàm chán, tạo cho bản thân một hình tượng tự lập “Đầu đội trời, chân đạp đất”. Về cha mẹ thì nên nới vòng tay để con mình có thể thỏa sức vươn đôi cánh ra ngoài, để chúng bước đi, tự đứng lên khi ngã, dạy cho chúng kỹ năng sống, đẩy chúng ra đời, tự sống, tự sinh tồn.
Nhà trường thì nên bỏ việc giải đáp mọi thắc mắc của học sinh, thay vào đó nên để học sinh tự tìm hiểu, khám phá, khơi dậy trong trong chúng sự tò mò, đam mê để tự thấy hứng thú và có động lực để làm tốt. Theo phương châm: Không có người giúp thì sẽ chẳng có kẻ nhờ, khi chúng thiếu cần, chúng ta có thể cho họ mượn cần để tự câu một con cá.
Thay đổi phương pháp giáo dục là biện pháp tốt nhất để thay đổi các thói quen ỷ lại trước khi chúng cắm rễ vào giới trẻ. Đây là công cuộc cần sự hỗ trợ của tất cả mọi người, của toàn xã hội vì một tương lai tươi đẹp của toàn đất nước.
Tóm lại, thói xấu ăn bám vào gia đình, thầy cô là vấn nạn cấp thiết được xử lý ở nước ta. Nên cha mẹ đừng vì tình cảm của mình mà lỡ tay làm hại con cái. Đừng vì thành tích ảo mà phá vỡ trí tưởng tượng của mầm non đất nước. Và quan trọng nhất, đừng vì biếng nhác mà làm hỏng tương lai. Vì giúp Tổ quốc vươn lên, theo kịp các nước bạn, mỗi người dân cần có trách nhiệm đẩy lùi thói ỷ lại, phòng ngừa việc sống bám, đừng là cây dương xỉ mà hãy là một gốc cổ thụ.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 3
Xã hội ngày càng phát triển văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên, còn không ít những hiện tượng tiêu cực. Trong đó không thể không kể đến một số thành phần thanh thiếu niên có lối sống ỷ lại, dựa dẫm. Đây quả thật là một vấn nạn của xã hội hiện đại.
Ta có thể hiểu lối sống ỷ lại dựa dẫm là lối sống phụ thuộc vào người khác, không có chính kiến của bản thân mình. Ví dụ như: có một số học sinh có thói quen không chịu làm bài tập mà cứ chờ bạn làm rồi mượn vở của bạn để copy, hoặc chờ ba mẹ soạn sách vở cho rồi chỉ việc cắp cặp đi học, hay chỉ đơn giản là chuyện ba mẹ dọn cơm ra rồi chỉ cần ngồi vào bàn ăn mà không ý thức tự giác phụ ba mẹ… Hiện tượng ỷ lại, dựa dẫm của thanh thiếu niên gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của mỗi các nhân nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Đối với bản thân, thói quen xấu đó sẽ khiến bản thân chúng ta càng ngày càng bị lệ thuộc vào người khác, sống không có lập trường, không tin tưởng vào năng lực của bản thân và sẽ làm ảnh hưởng tới ba mẹ, khiến ba mẹ lúc nào cũng phải canh cánh trong lòng không tin tưởng vào việc con mình làm. Đối với nhà trường, những học sinh như vậy sẽ ảnh hưởng tới thành tích của chính học sinh đó nói riêng và với lớp, trường nói chung. Nghiêm trọng hơn, những học sinh như vậy sau này bước ra xã hội sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội, dễ bị dụ dỗ lôi kéo sa vào các tệ nạn xã hội, nghiện ngập, cờ bạc.
Hiện tượng sống ỷ lại, dựa dẫm bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do học sinh quá lười biếng, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người khác, chưa có chính kiến và lập trường của bản thân. Còn nguyên nhân khách quan là do chưa được giáo dục đúng cách, luôn được cưng chiều quá mức, ba mẹ nuông chiều làm hết việc cho con cái khiến con không biết làm việc gì, luôn ỷ lại dựa dẫm vào người khác. Để giải quyết vấn nạn các thanh thiếu niên có lối sống ỷ lại, dựa dẫm cần đến những giải pháp đồng bộ. Nhà trường và gia đình nên rèn luyện cho con em mình cách sống tự chủ, tư lập. Lồng ghép các bài học giáo dục, các tác hại và sự ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen xấu vào các bài học ở trường, ở lớp.
Mỗi chúng ta là những thanh thiếu niên, là những mầm non tương lai của đất nước. Cần nhận thức được lối sống ỷ lại, dựa dẫm có tác hại xấu với chúng ta như thế nào. Từ đó, chúng ta cần có những việc làm cụ thể. Chúng ta nên cố gắng để phát triển bản thân, để có bản thân có đủ năng lực không cần ỷ lại vào người khác, có thể tự lực gánh sinh trong mọi chuyện.
Như vậy, lối sống ỷ lại, dựa dẫm của thanh thiếu niên hiện nay quả thật là một vấn nạn đáng báo động của xã hội hiện đại. Để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, cần đến sự chung tay của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng trong việc đẩy lùi tệ nạn sống ỷ lại, dựa dẫm.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 4
Xã hội ngày nay đang trải qua quá trình phát triển vững chắc, đồng bộ, mang lại nhiều lợi ích và tiện lợi cho cộng đồng. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng vẫn tồn tại những vấn đề, hiện tượng tiêu cực đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Trong số những vấn đề này, hiện tượng ăn bám đang trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
Ấu từ "ăn bám" được sử dụng để mô tả những người thiếu lòng cống hiến, không muốn đóng góp lao động của mình mà chọn cách phụ thuộc vào thành quả và cống hiến của người khác để thuận lợi cho cuộc sống cá nhân. Đây là một hình thái sống tiêu cực, mà mỗi cá nhân đều cần phải tránh xa.
Lối sống ăn bám mang theo nhiều hậu quả tiêu cực cho cá nhân và xã hội. Nó tạo nên tình trạng trì trệ, thụ động trong mọi hoạt động, đồng thời cản trở sự phát triển bản thân và cộng đồng. Khi phụ thuộc vào thành quả do người khác tạo ra, con người dễ trở nên yếu đuối, dễ từ bỏ khi gặp khó khăn, thách thức. Thái độ sống ăn bám cũng tạo ra một tương lai mờ mịt, thiếu định hình và người ăn bám không bao giờ có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đối mặt với những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Ngoài ra, lối sống ăn bám còn đặt gánh nặng cho những người xung quanh, khi họ phải đối diện với trách nhiệm và áp lực thêm vào từ người khác. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại những người có lối sống tích cực, sáng tạo và có ý chí mạnh mẽ. Họ tự lập, đặt ra mục tiêu rõ ràng và tự chủ làm việc để đạt được ước mơ của mình. Những người này xứng đáng được đánh giá cao, là nguồn động viên và mô hình mà mọi người có thể học tập và noi theo.
Với mỗi người trẻ, quan trọng nhất là phải tự chủ và chủ động trong cuộc sống. Đừng phụ thuộc quá mức vào người khác, hãy sống với ước mơ và lí tưởng của chính bản thân mình. Đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm, nhưng chỉ khi tự mình vươn lên, chúng ta mới có thể tạo ra những giá trị tích cực cho bản thân và đóng góp cho xã hội. Hãy xây dựng cuộc sống mà bạn mơ ước và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn từ đó.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 5
Để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, mỗi cá nhân đều cần phải hiện thực hóa tinh thần tích cực lao động, đóng góp vào việc tạo ra cơ sở vật chất cho bản thân, gia đình và xã hội. Mặc dù điều này là một quy tắc tự nhiên, nhưng thực tế cho thấy trong thời đại hiện đại, vẫn tồn tại một số lượng đáng kể người có xu hướng thói ăn bám, chỉ muốn dựa dẫm vào người khác.
Thuật ngữ "ăn bám" được định nghĩa để mô tả những người thiếu sẵn lòng lao động, ưa thích sự phụ thuộc vào người khác. Lối sống ăn bám là hành vi của những người không chịu đổ mồ hôi, chỉ muốn hưởng lợi từ thành tựu và đóng góp của người khác cho lợi ích cá nhân. Đây không chỉ là một kiểu sống lệch lạc và tiêu cực mà còn là một tình trạng mà đặc biệt là các bạn trẻ nên tránh xa và tự giáo dục bản thân.
Lối sống ăn bám mang theo nhiều hậu quả tiêu cực cho cá nhân và xã hội. Người ăn bám không chỉ mất đi sự tự điều khiển, mà còn thiếu chủ động trong cuộc sống cá nhân. Họ không có khả năng tự chủ và hướng dẫn bản thân đến một tương lai lý tưởng. Hành vi này không chỉ tạo ra áp lực và gánh nặng cho người ăn bám mà còn ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội nói chung.
Lối sống ăn bám, khi kéo dài, còn có thể dẫn đến những hệ quả lớn hơn như thói quen xấu (ví dụ như trộm cắp, cướp giật) và sự hủy hoại nhân phẩm cá nhân. Không chỉ vậy, những người sống ăn bám sẽ mất đi sự tôn trọng và lòng tin từ xã hội, không được công nhận và có khả năng bị đào thải.
Tuy nhiên, đằng sau mỗi bóng tối vẫn tồn tại những người có lối sống tích cực, ý chí mạnh mẽ và mục tiêu rõ ràng. Những người tự lập và có định hướng cho cuộc sống của mình, làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu lớn. Những người này đáng được tôn trọng, là nguồn động viên và mô hình mà mọi người có thể học tập và theo đuổi.
Mỗi người chúng ta đều có số lượng thời gian như nhau để sống, đóng góp và xây dựng giá trị trong cuộc sống. Vì vậy, thay vì phụ thuộc vào người khác, chúng ta nên tự cố gắng tạo lập một cuộc sống theo đúng ý muốn và đóng góp tích cực cho xã hội. Hãy tránh xa khỏi lối sống ăn bám, và hãy tự chủ, tự quản lý cuộc sống của mình để tạo ra những giá trị ý nghĩa.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 6
Con người khi sinh ra, giống như chấm số 0 tròn trĩnh, đó là một khởi đầu tươi mới và đầy tiềm năng. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm và khát khao phải nỗ lực, vươn lên để xây dựng cuộc sống của mình, để lại dấu ấn tích cực trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế đau lòng là vẫn còn hiện tượng đáng tiếc trong cuộc sống hiện đại - đó là sự tồn tại của những người ăn bám, không chịu lao động và chỉ phụ thuộc vào người khác.
Khái niệm "ăn bám" đơn giản là mỗi cá nhân không chịu đổ mồ hôi lao động, thay vào đó chỉ mong muốn dựa vào, lợi dụng người khác để đạt được thành quả. Đây không chỉ là một lối sống lệch lạc mà còn là hình thức tiêu cực, đặc biệt là không đáng học tập và noi theo của các bạn trẻ.
Người ăn bám thường là những người lười biếng, chỉ quan tâm đến niềm vui cá nhân, chạy theo sự thoải mái mà không muốn làm việc chăm chỉ, kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân. Họ có thái độ nhẫn nhục, tận dụng tài chính của người khác mà không hề suy nghĩ về đạo đức. Ngoài ra, họ thường sống mà không có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Lối sống ăn bám không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Nó làm cho chúng ta trở nên phụ thuộc và mất khả năng tự chủ trong cuộc sống cá nhân. Nếu dựa dẫm vào người khác quá lâu, người ta sẽ phát sinh nhiều hành vi tiêu cực như trộm cắp, cướp giật, hủy hoại nhân phẩm bản thân. Hơn nữa, những người sống ăn bám thường bị xã hội coi thường, khinh bỉ, không được công nhận và tin tưởng, và dần dần bị loại bỏ khỏi cộng đồng.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rằng trong xã hội vẫn tồn tại nhiều người sống có lí tưởng, ý chí mạnh mẽ và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình. Có những người tự lập, đã xác định hướng sớm cho cuộc sống và tự mình đối mặt với khó khăn để đạt được ước mơ. Những người này xứng đáng được tôn trọng, là nguồn động viên và mô hình mà mọi người có thể học tập và theo đuổi.
Mỗi con người chỉ sống một lần, và chúng ta có quyền lựa chọn cho mình một cuộc sống ý nghĩa và tích cực. Hãy sống với lòng quyết tâm, tạo ra những giá trị tốt đẹp và để lại dấu ấn tích cực trong cuộc sống này.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 7
Mỗi người chúng ta đều đặc biệt và có khả năng lựa chọn cho mình con đường sống, con đường làm người. Tại mỗi bước đi, có người chăm chỉ, nỗ lực vươn lên để xây dựng một cuộc sống đầy ý nghĩa và tốt đẹp. Tuy nhiên, trái ngược lại, xã hội ngày nay vẫn chứng kiến những người sống buông thả, ăn bám vào thành công của người khác.
Lối sống ăn bám chính là hành vi của những người không chịu đóng góp lao động, chỉ mong đợi, phụ thuộc vào người khác và muốn thuận lợi hưởng thành quả mà người khác đã đạt được. Đây không chỉ là một cách sống lệch lạc mà còn là một thực tế tiêu cực, đặc biệt là những bạn trẻ cần tránh xa để xã hội phát triển tích cực hơn.
Những người sống ăn bám thường là những người thiếu lòng chăm chỉ, lười biếng, chỉ tập trung vào việc tận hưởng niềm vui cá nhân, mê mải theo thú vui cá nhân mà không đặt nặng vào lao động và kiếm tiền. Họ có thái độ ỷ lại, tận dụng tài chính của người khác mà không có sự tự suy nghĩ hay ngần ngại. Hơn nữa, họ thường thiếu kế hoạch và mục tiêu cho cuộc đời của mình, sống hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
Lối sống ăn bám không chỉ tạo ra tác động tiêu cực cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Việc phụ thuộc quá mức vào người khác khiến chúng ta mất đi sự tự chủ trong cuộc sống cá nhân. Những hậu quả tiêu cực của lối sống này có thể biểu hiện qua những hành động xấu như trộm cắp, cướp giật, gây hại đến nhân phẩm bản thân. Những người sống ăn bám thường bị đánh giá thấp, coi thường, không nhận được sự công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, và cuối cùng, dần dần sẽ bị loại bỏ khỏi xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, vẫn tồn tại nhiều con người sống có lí tưởng, ý chí mạnh mẽ và không ngừng cố gắng để đạt được những mục tiêu đề ra. Có những người tự lập, từ rất sớm đã xác định hướng cho cuộc sống của mình, làm việc chăm chỉ để đạt được những ước mơ mơ ước. Những người này xứng đáng được tuyên dương, là nguồn động viên và mô hình mà mọi người có thể học hỏi và theo đuổi.
Mỗi con người chỉ có một cuộc sống, và chúng ta có trách nhiệm sống nó một cách ý nghĩa, góp phần xây dựng một xã hội tích cực và tự hào về những thành tựu của bản thân. Đồng thời, hãy cùng nhau loại bỏ lối sống ăn bám khỏi xã hội để tạo ra một môi trường sống lành mạnh và phát triển.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 8
Xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hiện tượng tiêu cực thu hút sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó chúng ta phải kể đến hiện tượng ăn bám. Ăn bám là động từ dùng để ám chỉ những người lười lao động, không muốn lao động mà dựa dẫm vào thành quả, công sức của người khác để lấy của cải, vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Đây là một cách sống tiêu cực mà mỗi người cần bài trừ. Lối sống ăn bám mang đến nhiều tác hại cho con người, nó tạo nên sự trì trệ, thụ động trong mọi công việc và cản trở sự phát triển của con người. Đồng thời, khi trông chờ vào thành quả do người khác tạo ra, con người sẽ trở nên yếu đuối và dễ dàng từ bỏ, thất bại, gục ngã trước những khó khăn thử thách. Thái độ sống ăn bám sẽ tạo nên m tương lai mờ mịt, vô định, người ăn bám chưa bao giờ tự mình nỗ lực và thử bất cứ việc gì thì sẽ chẳng thể nào có kinh nghiệm và hành trang để bước vào cuộc đời. Việc sống ăn bám còn tạo nên gánh nặng cho người khác, họ sẽ phải gánh vác thêm trách nhiệm áp lực. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học tập theo. Mỗi người trẻ chúng ta cần chủ động hơn nữa trong cuộc sống của mình, không dựa dẫm vào người khác, sống có ước mơ, lí tưởng và cố gắng vươn lên để có được một cuộc sống tốt đẹp như mình mong muốn. Để sống ăn bám thì rất dễ nhưng tự mình vươn lên lại là một chuyện hoàn toàn khác đòi hỏi sự nỗ lực của con người rất nhiều. Hãy tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân mình và cho xã hội.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 9
Để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, mỗi chúng ta phải tích cực lao động, tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, rất dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống ngày nay vẫn còn có nhiều người có thói ăn bám, chỉ thích dựa dẫm vào người khác. Lối sống ăn bám dùng để chỉ những người không chịu lao động, làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân. Đây là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội. Lối sống ăn bám để lại những hậu quả khôn lường trước hết là cho cá nhân, sau là cho gia đình và toàn xã hội. Người ăn bám chỉ biết trông chờ, phụ thuộc vào người khác, từ đó làm mất đi khả năng tự điều khiển, không tự chủ được cuộc sống bản thân. Người khác cho gì nhận nấy, không có tư duy, ý chí để hướng đến một tương lai tốt đẹp. Bên cạnh đó, việc dựa dẫm vào người khác lâu dần sẽ sinh ra nhiều tính xấu khác, như: khi người ta không đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình, chúng ta dần sẽ sinh ra thói xấu (trộm cắp, cướp giật,…) và tự tay hủy hoại nhân phẩm của chính mình. Lối sống ăn bám không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân mỗi người mà người sống ăn bám sẽ bị người đời khinh bỉ, coi thường, không được công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, dần dần sẽ bị đào thải khỏi xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học hỏi. Mỗi người có một quỹ thời gian như nhau để sống, cống hiến và tạo ra những giá trị tốt đẹp. Chính vì thế, chúng ta không nên dựa dẫm vào bất kì ai mà hãy cố gắng tạo lập cho bản thân mình một cuộc sống như ý muốn.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 10
Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, để lại tiếng thơm cho đời. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn trong cuộc sống hiện nay đó là vẫn có những người không chịu lao động mà chỉ ăn bám vào người khác.
Ăn bám là việc mỗi cá nhân không chịu lao động, làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân. Đây là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội.
Người có thói lười lao động, thích ăn bám là người không chịu lao động, làm việc, kiếm tiền, chỉ lo chơi bời, chạy theo thú vui, u mê của bản thân. Họ không ngần ngại ngửa tay xin tiền người khác, dùng tiền của người khác để phục vụ cuộc sống, thú vui của mình mà không biết ngại hoặc mảy may suy nghĩ. Bên cạnh đó, họ còn là những người sống không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời của mình, sống phụ thuộc vào người khác.
Việc sống ăn bám mang đến cho con người nhiều tác hại tiêu cực. Nó khiến chúng ta phụ thuộc vào người khác, không tự làm chủ được cuộc sống của bản thân mình. Việc dựa dẫm vào người khác lâu dần sẽ sinh ra nhiều tính xấu khác: khi người ta không đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình sẽ sinh ra trộm cắp, cướp giật,… hủy hoại nhân phẩm của chính mình. Ngoài ra, người sống ăn bám sẽ bị người đời khinh bỉ, coi thường, không được người đời công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, dần dần sẽ bị đào thải.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học hỏi.
Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 11
Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách làm người. Có người cố gắng, nỗ lực vươn lên để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Lại có những người sống buông thả, ăn bám vào người khác.
Ăn bám chính là việc mỗi con người không chịu lao động, làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân. Đây là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Người có lối sống ăn bám là người không chịu lao động, làm việc, kiếm tiền, chỉ lo chơi bời, chạy theo thú vui, u mê của bản thân. Họ thường ngửa tay xin tiền người khác, dùng tiền của người khác để phục vụ cuộc sống, thú vui của mình mà không biết ngại hoặc mảy may suy nghĩ. Ngoài ra, dây còn là những người sống không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời của mình, sống phụ thuộc vào người khác. Tác hại của việc sống ăn bám đầu tiên phải kể đến là khiến chúng ta phụ thuộc vào người khác, không tự làm chủ được cuộc sống của bản thân mình. Việc dựa dẫm vào người khác lâu dần sẽ sinh ra nhiều tính xấu khác: khi người ta không đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình sẽ sinh ra trộm cắp, cướp giật,… hủy hoại nhân phẩm của chính mình. Người sống ăn bám sẽ bị người đời khinh bỉ, coi thường, không được người đời công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, dần dần sẽ bị đào thải.
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học hỏi.
Mỗi con người chỉ được sống một lần trong đời, chúng ta hãy sống và trở thành một công dân có ích cho xã hội và xây dựng cho bản thân mình những thành tích để sau này nhìn lại có thể tự hào đồng thời bài trừ lối sống ăn bám ra khỏi xã hội.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 12
Trong cuộc sống, bên cạnh những biểu hiện sống tích cực thì con người cũng nổi cộm lên những thái độ sống chưa đẹp, chưa chuẩn mực, cụ thể là ăn bám. Thật vậy, lối sống ăn bám là thái độ sống phụ thuộc vào thành quả lao động của người khác một cách vô lý mà chẳng hề tự thân vận động hay tự lực nào cả. Lối sống này là lối sống đáng chê trách vì nó mang đến nhiều tác hại. Đầu tiên, sống ăn bám sẽ làm cho bản thân ù lì, chậm chạp, thụ động và lười biếng. Con người ăn bám sẽ luôn sống thoải mái trên sức lao động của người khác thì sẽ chẳng thể nào tự mình làm được bất cứ việc gì cho chính mình. Hậu quả là, người đó sẽ luôn có suy nghĩ lệ thuộc, cuộc sống lệ thuộc và thụ động suốt đời, chẳng thể làm ra bất cứ thành quả gì trong cuộc sống của mình hết. Thứ hai, thái độ sống ăn bám sẽ tạo nên 1 tương lai mờ mịt, vô định. Người ăn bám chưa bao giờ tự mình nỗ lực và thử bất cứ việc gì thì sẽ chẳng thể nào có kinh nghiệm và hành trang để bước vào cuộc đời. Cuối cùng, việc sống ăn bám còn tạo nên gánh nặng cho người khác. Dù cho người mà bị ăn bám là ai thì họ cũng sẽ phải gánh vác thêm trách nhiệm áp lực nếu như cứ bị ăn bám như vậy. Tóm lại, thái độ sống ăn bám là thái độ sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt là các bạn trẻ.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 13
Trong xã hội hiện nay, lối sống ăn bám đang trở thành một trong những chủ đề đáng được quan tâm. "Ăn bám" là cụm từ để miêu tả lối sống phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác và không biết tự lực cánh sinh. Lối sống ăn bám được thể hiện qua việc không nỗ lực hoạt động, rèn luyện mà luôn trông chờ, phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ và giúp đỡ của người khác. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, đây là lối sống tiêu cực và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước hết, lối sống ăn bám sẽ tạo nên sự trì trệ, thụ động trong mọi công việc và cản trở sự phát triển của con người. Thái độ ỷ lại và không biết tự lập chính là nguyên nhân dẫn đến việc con người không có động lực để học hỏi, rèn luyện kĩ năng, từ đó đánh mất giá trị tồn tại của bản thân. Đồng thời, khi trông chờ vào thành quả do người khác tạo ra, con người sẽ trở nên yếu đuối và dễ dàng từ bỏ, thất bại, gục ngã trước những khó khăn thử thách. Mặt khác, lối sống ăn bám sẽ biến chúng ta trở thành gánh nặng của người khác và cản trở sự phát triển của xã hội. Lối sống này xuất phát từ tâm lí hưởng thụ, không muốn nỗ lực, cố gắng của con người. Bởi vậy, chúng ta cần xác lập cho bản thân lí tưởng sống đúng đắn, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Đồng thời, luôn tích cực, chủ động trong mọi tư duy, hành động và việc làm. Là học sinh, chúng ta cần nỗ lực trong học tập, lao động và xác lập lối sống tự lập, tự lực.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 14
Chúng ta đã từng nghe câu thành ngữ “Tự lực cánh sinh” rất hay và ý nghĩa. Nhưng trái ngược với câu thành ngữ đó, xã hội ngày nay luôn nổi lên lối sống tiêu cực, thụ động và được gọi là lối sống ăn bám. “Ăn bám” là một cách nói chỉ hành động, lối sống dựa dẫm, phụ thuộc, sống gần như dựa hoàn toàn vào người khác mà không chịu làm việc, hoạt động. Lối sống ăn bám được biểu hiện ở việc không chịu làm việc kiếm tiền, chỉ biết ngửa tay ra xin tiền, không có chính kiến và quan điểm riêng mà chỉ phụ thuộc vào sự sắp xếp của người khác. Lối sống này chủ yếu có trong gia đình bởi đó là nơi mà những người thân đùm bọc, che chở nhau hết mực. Lợi dụng tình thân đó, nhiều người đã tự cho mình cái quyền sống “được người khác nuôi” và ỷ lại, không chịu học tập, làm việc. Những người sống ăn bám, lười biếng chắc chắn sẽ không nhận được sự kính trọng, kiêng nể, tin tưởng từ những người xung quanh. Vậy nguyên nhân bùng phát lối sống tiêu cực này là gì? Theo tôi, nguyên nhân không chỉ đến từ bản thân người có lối sống ăn bám mà còn xuất phát từ sự chiều chuộng, nâng niu quá mức từ người thân mà chủ yếu là ông bà, bố mẹ. Lối sống ăn bám là lối sống tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người và sự văn minh, giàu đẹp của xã hội, bởi lối sống đó sẽ là mầm mống cho nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, bạo lực … Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần tránh xa lối sống ăn bám bằng cách tự nhận thức giá trị của bản thân, luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống riêng của mình.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 15
Trong xã hội ngày nay, lối sống ký sinh đang trở thành một trong những chủ đề đáng được quan tâm. “Tự do” là cụm từ để chỉ lối sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác và không biết tự lập. Lối sống kí sinh được thể hiện qua việc không nỗ lực lao động, rèn luyện mà luôn trông chờ và hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, đây là lối sống tiêu cực và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước hết, lối sống ký sinh sẽ tạo ra sự trì trệ, bị động trong mọi công việc và cản trở sự phát triển của con người. Thái độ ỷ lại và không biết tự lập là nguyên nhân khiến con người không có động lực học tập, rèn luyện kỹ năng, từ đó đánh mất giá trị hiện sinh. Đồng thời, khi ỷ lại vào thành quả do người khác tạo ra, con người sẽ trở nên nhu nhược, dễ bỏ cuộc, thất bại, gục ngã trước khó khăn, thử thách. Mặt khác, lối sống kí sinh sẽ khiến chúng ta trở thành gánh nặng cho người khác và cản trở sự phát triển của xã hội. Lối sống này xuất phát từ tâm lý hưởng thụ, không muốn nỗ lực của con người. Vì vậy, chúng ta cần xác lập cho mình lý tưởng sống đúng đắn, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Đồng thời luôn tích cực, chủ động trong mọi suy nghĩ, hành động và việc làm. Là sinh viên, chúng ta cần nỗ lực trong học tập, lao động và hình thành lối sống độc lập, tự chủ.
Nghị luận về lối sống ăn bám - mẫu 16
"Ăn bám" là từ để ám chỉ những người sống nhờ vào lao động của người khác, có khả năng lao động nhưng lại không chịu làm việc và tự mình chăm sóc bản thân. Đây là thói quen xấu và là vấn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội hiện đại ngày nay. Thói quen ỷ lại, dựa vào người khác và thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có của một người dần trở thành một điều hiển nhiên trong mắt của các bạn trẻ. Và đây là những gì mà tất cả chúng ta cần phải khắc phục. Biểu hiện của một người có lối sống ăn bám chính là không chịu tự mình lao động, làm việc, kiếm tiền, không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời của mình, luôn luôn phụ thuộc vào người khác. Họ sử dụng thành quả và công sức lao động của người khác cho mục đích vui chơi, sinh hoạt cá nhân của mình, tiêu dùng tài sản của người khác mà không hề cảm thấy ngại ngùng hay tự ti về điều đó. Ngày nay, vấn đề giới trẻ chỉ muốn tận hưởng một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi nhưng lại luôn tránh né công việc, đùn đẩy trách nhiệm, khó khăn đang ngày càng trở nên phổ biến. Có một sự khác biệt ở những bạn trẻ Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới, đó chính là việc "tự lập khi đủ 18 tuổi". Không khó để bắt gặp những hình ảnh sinh viên, các bạn trẻ Việt Nam hàng ngày thoải mái thảnh thơi vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi trong khi đó cha mẹ đều đã lớn tuổi hàng ngày vẫn phải quan tâm, chăm sóc, chuẩn bị từng bữa cơm hàng ngày cho con của mình. Trong một số trường hợp, khi được người lớn trong nhà nhờ làm công việc gì đó hoặc bạn bè, cấp trên tại công ty yêu cầu xử lý công việc, các bạn trẻ đã liên tục né tránh hoặc đùn đẩy công việc đó cho người khác, thậm chí thẳng thừng nói với cha mẹ "thôi con không làm đâu", "thôi con ngại lắm" hoặc "thôi con đang chơi game"... để có thể thoái thác công việc. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các bạn trẻ ngày nay lựa chọn lối sống như vậy? Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến giới trẻ hình thành lối sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác bắt nguồn từ truyền thống đùm bọc lẫn nhau trong gia đình. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến hiện tượng như trên là do trong thời điểm hiện nay, hoạt động xin việc trở nên rất khó khăn, khoảng cách giữa thu nhập thực tế so với mức chi tiêu sinh hoạt trong xã hội ngày nay ngày một lớn, áp lực công việc cao... Chính những điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ dần nản chí và dần ỷ lại vào những người xung quanh khi nhận thấy mọi người có thể đùm bọc mình. Hậu quả của lối sống này sẽ khiến họ mất đi khả năng tự chủ của bản thân, không có chính kiến và luôn nghe theo ý kiến, sự sắp đặt của người khác. Bên cạnh đó, đối với cộng đồng và xã hội, lối sống này của các cá nhân sẽ tạo gánh nặng cho xã hội và làm chậm đi quá trình phát triển của nền kinh tế, văn hóa của nhân loại. Chính vì vậy, các bạn trẻ ngày nay cần xác lập cho mình lý tưởng sống đúng đắn, luôn tích cực, chủ động trong mọi suy nghĩ, hành động và việc làm. Là sinh viên, chúng ta cần nỗ lực trong học tập, lao động và hình thành lối sống độc lập, tự chủ. Để có thể cải thiện những điều này, mỗi chúng ta cần phải có tính tự giác, chủ động hỗ trợ, phụ giúp cha mẹ, tự mình học hỏi, tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới. Tất cả chúng ta cần năng động và nhiệt huyết hơn nữa, cố gắng nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho đời sống, xã hội.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
- Suy nghĩ của em về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn hay nhất
- Nghị luận nêu suy nghĩ về sự tử tế hay nhất
- Viết đoạn văn ngắn về ô nhiễm môi trường hay nhất
- Viết đoạn văn ngắn về lòng yêu nước hay nhất
- Viết đoạn văn ngắn về an toàn giao thông hay nhất
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều