5+ Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại (điểm cao)

Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 1

Bạn có nghĩ một ngày nào đó mình trở nên lạc lõng, chẳng ai dám chơi, chẳng ai quan tâm đến sự tồn tại của mình, chẳng ai cần đến bạn nữa không? Nếu ngày đó xảy đến thì bạn hãy suy nghĩ về câu nói “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”. Viễn cảnh trên sẽ diễn ra nếu bạn chỉ sống vì mình, tức là sống một cách ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân, không màng đến người khác. Chắc chắn rồi, cuộc sống này là một mối tổng hòa các quan hệ, sự tồn tại của mỗi người là dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, hỗ trợ, sẻ chia để cùng phát triển, tiến bộ. Nên người khác chẳng cần đến bạn khi bạn chỉ biết sống vì mình. Họ cũng chẳng quan tâm xem bạn ra sao khi bạn chỉ giữ bo bo cho riêng mình. Họ làm sao dám chơi, mà thực ra không muốn chơi với bạn khi bạn lúc nào cũng chỉ nghĩ cho mình. Thế giới của bạn là thế giới tự thân, cô độc. Bạn không chỉ biến thành kẻ ích kỉ mà nó sẽ kéo theo cả sự vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, xấu hơn là có thể trở thành kẻ ác lúc nào không hay chỉ vì cái quyền lợi mà bạn theo đuổi. Hàng xóm, bạn bè, thậm chí cả gia đình cũng rất khó khăn để chấp nhận bạn. Bạn ơi, nếu sống vì mình như thế, bạn tự loại bỏ mình ra khỏi cuộc sống này chứ không phải ai đó đẩy bạn. Nếu ai cũng như bạn thì thử hỏi thế giới này có bao nhiêu ốc đảo, bao nhiêu hành tinh? Sống chung được với người khác mới khó, còn sống tách biệt như vậy quả thực dễ dàng. Nhưng sự tồn tại của bạn sẽ chẳng được lâu dài, các giá trị bạn tạo ra không thể bền vững vì chẳng có ai công nhận nó. Vậy nên, chỉ cần vì người khác một chút thôi, giảm bớt quyền lợi của mình đi, mở lòng với mọi thứ xung quanh, bạn có thể giữ chân mình ở lại. Đừng tự biến mình thành người thừa bằng lối sống ích kỉ như vậy, cuộc sống này là một sự gắn kết không thể tách rời mà bạn chắc chắn không muốn mình sống cô đơn, tẻ nhạt phải không?

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 2

Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở chung của cả nhân loại. Con người ta khi sinh ra, tâm hồn ai cũng như ai, vô tư, hồn nhiên. Thời gian trôi qua, tính cách mỗi con người dần phát triển, và cũng hoàn toàn khác nhau. Mọi người bắt đầu nghĩ về lợi ích riêng của mình, dần dần dẫn đến những hành động, lời nói bất lợi cho người khác, khiến ngứời khác cảm thấy khó chịu. Đó phình là lòng ích kỉ. Con người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngầm cho kĩ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một gốc mà ra. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỉ muốn vơ hết về mình. Lật lọng, tráo trở cũng bắt nguồn từ ích kỉ vì nhằm đến cái lợi riêng cho mình. Tự phụ, độc đoán, hiếu thắng, háo danh lúc nào cũng cho mình là nhất, xem thường người khác chẳng qua cũng chỉ biết có mỗi mình. Và chắc chắn rằng: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”. Có bao giờ bạn suy nghĩ đến cách sông của mình chưa? Có bao giờ bạn ngồi suy ngẫm rằng mình đã sống ra sao, đã cư xử với mọi người xung quanh như thế nào không? Tôi thì có đấy, nhưng tôi chỉ nghĩ đến nó khi chợt nhận ra rằng mọi người đang tránh xa tôi, đang rời khỏi tôi. Tôi tự thầm trách rằng tại sao lại đối xử với tôi như vậy. Chắc hẳn không riêng gì tôi, mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ như thế trước tiên mà quên mất rằng bản thân mình đã làm gì cho họ, đã cư xử như thế nào? Như ông bà ta có câu: “Không có lửa làm sao có khói”. Vốn trong con người mỗi chúng ta, không nhiều thì cũng có một chút lòng ích kỉ. Người mà lúc nào cũng chỉ nghĩ về mình theo kiểu “Của mình thì giữ bo bo; Của họ thì bỏ cho bò nó ăn’ sẽ có lúc bị người đời xa ỉánh và loại trừ thành “người thừa”.

Con người cũng giống như một món đồ vậy, không dùng được nữa thì vứt đi. Các mốỊ quan hệ trong xã hội như tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm,… hay trong các mối quan hệ làm ăn đều phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ, sự đồng cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau mới bền vững lâu dài được. Không ai ngu ngốc đến mức để một người mang đến bất lợi bên cạnh mình mãi cả. Đã là “thừa” thì mang theo chỉ thêm nặng vai mà thôi. Tôi có một cô bạn, từ câu chuyện mà cô ấy tâm sự với tôi, tôi đã thấm thía được một điều quan trọng và rút ra cho mình một bài học quý giá. Cô ấy khá thân với một người bạn và cô ấy rất quý người bạn ấy. Mọi việc cô ấy làm đều nghĩ đến điều có lợi mà cả hai cùng nhận, và cô ấy đã rất vui khi mình giúp được người bạn đó. Nhưng người bạn đó luôn có thái độ hững hờ, thiếu quan tâm, không xem trọng những việc mà cả hai đang thực hiện, mới đầu cô ấy nghĩ rằng do tính cách của người bạn đó như thế nên không để ý mà bỏ qua. Nhưng rồi cô ấy chợt nhận ra rằng, mình như một con ngốc, cứ cố gắng trải thảm đỏ cho người bạn bước qua một cách dễ dàng, để rồi nhận ra chỉ có mình là cô' gắng, còn người bạn kia chỉ lợi dụng và không hề xem trọng cô ấy. Cuối cùng cô ấy đã quyết định sẽ tiếp tục việc cả hai đang thực hiện nhưng cô ấy sẽ không trải thảm cho người bạn bước lên nữa, sẽ để ngựời bạn tự làm mọi việc của mình, cô ấy sẽ không quan tâm hay giúp gì cho người bạn kia nữa. Đối với cô ấy giờ đây người bạn ấy chỉ như một người bình thường, thậm chí là một người dư ra trong cuộc sống của mình mà cô ấy muốn vứt bỏ đi. Liệu có phải người bạn kia thật ngu ngốc khỉ để mất một người bạn tốt như vậy, luôn sẵn lòng giúp mình. Đúng là con người thật phức tạp. Thật khó để biết cách sống, thật khó để chiện thắng bản thân. Người ta nói, sự nguy hiểm của lòng ích kỉ không thể lường trước được. Xã hội càng hiện đại, hạnh phúc gia đình càng dễ bị tan vỡ, tỉ lệ ly hôn càng cao. Chỉ bởi con người ta ích kỉ hơn, nghĩ đến cá nhân mình nhiều hơn. Tội nghiệp cho những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm và những ám ảnh tinh thần đến suốt cuộc đời. Nếu những người tham gia giao thông có ý thức tự bảo vệ tính mạng mình và cả của người khác hơn, thì tỉ lệ người bị chết và bị thương vong trong tai nạn giao thông sẽ không vượt qua tỉ lệ người đã thiệt mạng mỗi năm trong hai cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua. Nghe thật lạ phải không? Nhưng đó là sự thật đấy. Và nếu bớt đi những ham muốn cá nhân như cờ bạc, nghiện hút, lăng nhăng thì cuộc sống con người bình yên biết bao. Sự nguy hiểm của ích kỉ không chỉ dừng ở đó. Khi biến thành tệ nạn, tham nhũng, nó ảnh hưởng đến cả xã hội. Khi một số kẻ lợi dụng quyền hành để tham nhũng, chúng không chĩ vô trách nhiệm với cộng đồng mà còn gây mất lòng tin của người dân với chính quyền với Nhà nước. Tệ hơn nữa là nó dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc, nội chiến, xung đột, chiến tranh, khủng bố khiến bao nhiêu người vô tội thiệt mạng. Sự ích kỉ của một con người thôi cũng đã đáng sợ, huống chi là sự ích kỉ của nhiều nhóm người, chỉ vì quyền lợi của cá nhân mà quên đi lợi ích chung của cộng đồng, còn khủng khiếp hơn. Cuộc sống hiện đại là thế, con người ta tranh chấp nhau, ganh đua nhau mà sống. Đã có nhiều người từng nói với tôi rằng, sống phải ích kỉ, phải biết nghĩ về bản thân trước tiên. Tôi rất hiểu câu nói đó. Sống luôn phải nghĩ về bản thân, nhưng không chỉ thế, ta còn phải nghĩ đến những người xung quanh. Hăy tưởng tượng nếu như những người bên cạnh ta luôn chỉ sống cho bản thân họ, chỉ biết đến lợi ích của họ thì liệu thái độ của bạn với họ sẽ như thế nào. Đối với người khác cũng thế thôi, cho dù đó là người tốt đến mức nào đi chăng nữa,, cho dù ta luôn nói tình bạn không tính toán, không quan tâm đến lợi ích gì cả, nhưng ta cũng không nên quên đi rằng tình bạn có được nhờ vào tính cách của nhau, nhờ vào sự chân thành của mỗi người, sự bình đẳng trong mối quan hệ. Không ai cần một người bạn lúc nào cũng chi nghĩ đến mình mà quên đi người khác. Trong tình bạn còn có cái tình, cái nghĩa nhưng trong xã hội, trong kinh doanh thì cái tình, cái nghĩa rất lu mờ, thì người thừa thãi sẽ nhanh chóng bị loại ra. Bạn có muốn trở thành người đó không? Người được cho là người thừa với những người còn lại đấy. Người bị khai trừ, bị cô lập, bị tránh xạ. Điều đó rất khủng khiếp, con người không thể sống mà không có bạn bè, không có người thân, không có xã hội, Vì thê đừng biến mình thành người thừa mà hãy làm người có ích cho gia đình, cho xã hội và trước hết đương nhiên là cho bản thân. Nếu được quyền vứt đi một tính xấu của con người, tôi sẽ không ngần ngại vứt đi tính ích kỉ. Sống mở rộng lòng mình sẽ thấy thế giới này thật bao la, rộng lớn, con người ta cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tôi luôn ghi nhớ trong lòng câu nói của Bailey: “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn hạn, bạn cười”. Đời sẽ đẹp hơn khi chúng ta sống đẹp hơn!

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 3

Việt Nam ta có truyền thống về tinh thần đoàn kết, về tấm lòng thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng những thế mà trải qua bao cuộc đấu tranh ác liệt, nhân dân ta đã hết lần này đến lần khác đánh đuổi được lũ quân xâm lược, mang về cho đất nước nền hòa bình, độc lập như ngày nay. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy hòa bình đã được lập lại, con người dược sống trong một hoàn cảnh mới, tốt đẹp hơn rất nhiều. Nhưng, hiện nay trong xã hội cũng xuất hiện một bộ phận không nhỏ những con người sống quá thực dụng, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mà vô tình quên đi những người xung quanh, đi ngược lại với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là những người chỉ biết sống vì mình. Nói về vấn đề này, đã có một câu nói phản ánh rất đúng thực trạng đáng báo động này: “Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại”.

Câu nói: “Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại”.” là một câu nói phản ánh rất đúng về thực trạng tồn tại trong xã hội ngày nay, đó là sự thực dụng trong cách sống, cách suy nghĩ của một bộ phận người không nhỏ trong xã hội. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người không ngừng được cải thiện, người dân không còn phải lo nhiều về miếng ăn như xưa nữa, nhưng một vấn đề khác đặt ra, đó chính là những con người trong xã hội đều phấn đấu hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa, đủ đầy hơn nữa. Đó vốn là việc tốt bởi nó sẽ góp phần đưa cuộc sống xã hội của con người đi lên. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận người tuyệt đối hóa phần lợi ích này, họ coi trọng sự hơn thua mà vô tình đánh mất đi những bản sắc tốt đẹp của dân tộc từ bao đời nay.

Cuộc sống ngày nay vô tình đã đặt lên con người những áp lực, buộc họ phải vươn lên khẳng định mình nếu không muốn bị xã hội phủ định và lâm vào cuộc sống khó khăn. Nhưng đôi khi quá coi trọng một điều gì quá cũng không tốt, đặc biệt là khi những suy nghĩ, hành động dễ bị tác động ảnh hưởng, đó là khi con người chỉ biết đến lợi ích, quyền lợi của mình mà thờ ơ, vô tình với người khác, thậm chí họ không quan tâm đến người khác ra sao, miễn sao họ có thể đạt được những lợi ích tốt nhất. Điều này hoàn toàn không tốt, bởi nó sẽ làm cho quan hệ giữa con người với con người trở nên xa cách, từ đó sẽ làm cho xã hội đi xuống.

Nếu chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình thì lợi ích của người khác họ sẽ không quan tâm, đái hoài gì đến lợi ích gì khác. Nếu cả một tập thể, một xã hội ai cũng chỉ biết đến mình thì xã hội ấy đâu còn mang đúng ý nghĩa của nó nữa. Xã hội ấy sẽ trở nên vô cảm, con người sẽ trở thành những loài động vật máu lạnh, sống bằng bản năng như khi chưa tiến hóa. Tôi nhớ một câu nói khá hay của nhà nghiên cứu Nguyễn Bùi Vợi về vấn đề vô cảm của con người như sau: “Nếu không còn tình nghĩa, con người chỉ là bầy thú giàu sang mà thôi”, đúng vậy, khi con người không sống với nhau bằng tình thương, mà bằng lí trí, bản năng thì đâu có khác gì con vật, không tư tưởng, không tình cảm, chỉ biết sống cho bản thân mình.

Cuộc sống không tình nghĩa, không tình thương mà chỉ có lợi ích thì thật vô vị, lúc ấy cuộc sống của con người đơn giản cũng chỉ là duy trì sự tồn tại của bản thân mà mất hết đi những ý nghĩa tốt đẹp của nó. “Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại”, và khi chỉ biết sống cho riêng mình, sống vì lợi ích của riêng mình thì con người đó sẽ trở nên vị kỉ, nếu lúc nào chúng ta cũng chỉ giới hạn mình trong phạn vi chật hẹp của bản thân thì sẽ trở thành những người thừa với người khác.

Nếu sự ích kỉ này lan rộng ra toàn xã hội thì sẽ đưa xã hội ấy đi xuống, nhưng nếu tồn tại ở một bộ phận những con người trong xã hội thì không chỉ suy nghĩ mọi người không liên quan đến mình mà chính cá nhân của người ấy cũng trở thành những con người thừa của xã hội. Bởi, chính bản thân họ đã cách li, tạo khoảng cách với mọi người trong xã hội, chính lối sống vị lối sống vị kỉ ấy đã đưa họ tách xa với mọi người, trở thành những những người thừa thãi, không còn ý nghĩa với người khác. “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, chính bản thân của họ đã coi những mọi người là thừa thãi thì cũng chính là họ tự đẩy mình thành những nhân vật thừa của xã hội.

Vì một xã hội lành mạnh, phát triển thì chúng ta, những con người trong xã hội ấy cần sống cho đúng nghĩa của cuộc sống, sống không chỉ là sự tồn tại mà nó còn cần cho ý nghĩa, hãy quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh ta, vì đó là những người bạn đồng hành trên đường đời gian khó phía trước, nếu chỉ biết sống cho riêng mình thì sớm hay muộn ta cũng bị chính những suy nghĩ, cách sống của mình cô lập, đẩy ta xa cuộc sống của mọi người, khiến ta trở thành những “mẩu” thừa thãi của xã hội.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 4

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng nghe tới địa danh Biển Đen. Đó là một hồ nước chứa rất nhiều muối mặn chát cả nước trong hồ. Không có bất kì một sinh vật sống nào có thể tồn tại được ở trong lòng của biển Đen. Nguyên nhân chính là do nước ở biển Đen không hề chảy ra tới bất kì một nơi nào. Thậm chí, nó cũng không hề nhận thêm nước ở bất kì nơi đâu. Chính điều đó đã làm cho nước hồ càng ngày càng mặn, và theo thời gian, nước hồ nay đã mặn tới mức mà không có bất kì một sinh vật nào có thể tồn tại được ở nơi đây. Cũng giống như con người vậy. Nếu như con người chỉ toàn sống vì chính bản thân mình thì người đó sẽ trở thành người thừa đối với những người còn lại.

Chúng ta ai cũng có cuộc sống của chính bản thân mình và có quyền được lựa chọn cách mà mình sẽ sống như thế nào cho đúng. Có những người sống một cách ích kỉ, nhú nhatt. Lúc nào họ cũng chỉ biết nghĩ tới bản thân mình sẽ được những gì mà không hề nghĩ tới những người ở bên cạnh, thậm chí là người thân của chính họ. Thế nhưng, lại cũng có những người họ luôn sống bằng một thái độ tích cực, luôn giúp đỡ những người ở xung quanh mình và cố gắng hoàn thành những ước mơ của chính bản thân mình. Và chúng ta đều thấy được một điều rằng, chỉ có những người luôn quan tâm tới người khác mới có thể nhận được tình cảm đáp lại của mọi người, khẳng định được mình đang sống một cách thực sự. Bằng cách như vậy, chúng ta thấy được chúng ta cũng đang được sống, được là chính mình, là một phần của thế giới và được mọi người coi như là một phần của cuộc sống họ. Đó chính là một thành công của con người ấy. Tình cảm con người là một điều gì đó vô cùng thiêng liêng. Nếu như chúng ta chịu hi sinh vì người khác thì tin rằng, sẽ có một ngày, cũng có những người hi sinh lại vì bạn như vậy. Đó chính là quy luật nhân quả. Ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng một điều rằng, những khi mà chúng ta sống cùng những người ích kỉ và chỉ biết sống vì chính bản thân mình thì họ luôn mong muốn nhận hết những điều tốt đẹp về họ và không chịu chia sẻ cho cho bất kì một ai. Chính bởi vậy mà những người bên cạnh họ lại phải nhận những khó khăn và vất vả thay phần của họ. Hình ảnh đó không hề thiếu trong cuộc sống ở xung quanh chúng ta khắp mọi nơi như trong lớp học, trên xe bus hay ở công viên… Và có một điều đáng buồn rằng những người như vậy lại càng ngày càng nhiều hơn. Ví như một ví dụ ngay trên xe bus. Có rất nhiều những thanh niên còn trẻ, còn khỏe vậy mà khi đi trên xe bus, họ được ngồi mà vẫn dửng dưng, không muốn nhường ghế cho những ông, bà già trên xe. Đó quả là một hành động vô cùng đáng buồn. Nếu như họ chỉ cần hi sinh, chia sẻ một chút, côi những ông bà già kia như chính ông bà của mình thì chắc hẳn đã không xảy ra tình trang như vậy.

Có những khi chúng ta tự hỏi rằng bản thân họ có khi nào tự nhìn lại chính bản thân mình và ân hận vì những hành vi của mình hay không? Có lẽ là không. Bởi những người như vậy ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Họ không còn quan tâm tới những người xung quanh nữa. Lí do của sự thay đổi trong xã hội này là ở chỗ, chính những điều này không được người lớn dạy cho con cái của mình khi chúng còn nhỏ, và cũng bởi chính sức mạnh của đồng tiền. Trước những cám dỗ của đồng tiền thì những việc làm sai trái khiến cho con người không nhận thấy sự hối lỗi, họ cũng không còn nhận biết thế nào là tự trọng và liêm sỉ. Để trở thành những “ người này người kia” mà thậm chí họ không còn cố gắng tự đi lên bằng chính khả năng của mình mà chỉ trông chờ vào việc lấy thành tích và công sức của người khác.

Sống không chỉ là chỉ biết tới bản thân mình mà còn phải chia sẻ với những người xung quanh. Có như thế, chúng ta mới nhận ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống này và thấy được cuộc đời tươi đẹp như thế nào.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 5

Việt Nam, với truyền thống vững vàng về tinh thần đoàn kết, lòng thương yêu và sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh ác liệt. Nhân dân Việt Nam, thông qua những nỗ lực không ngừng nghỉ, đã đánh bại lũ quân xâm lược, mang về cho đất nước hòa bình và độc lập. Mặc dù hòa bình đã được thiết lập và cuộc sống được cải thiện đáng kể, nhưng trong xã hội hiện đại, một số người sống quá thực dụng và chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà quên mất những giá trị truyền thống tốt đẹp. Họ trở thành những người chỉ biết sống vì bản thân, đối lập với tinh thần đoàn kết của dân tộc.

Câu nói "Người chỉ biết sống vì mình sẽ trở thành những người thừa với những người còn lại" phản ánh chân thực về thực trạng này. Trong xã hội ngày nay, khi mọi người đều đang hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn, có áp lực vươn lên khẳng định bản thân, một số người đánh mất sự quan tâm đến người xung quanh và chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân. Điều này có thể dẫn đến một xã hội vô cảm, xa lạ và mất đi ý nghĩa của cuộc sống.

Sự ích kỷ này, nếu lan rộng ra toàn xã hội, có thể gây hậu quả lớn, đưa xã hội đi xuống. Những người chỉ sống cho bản thân không chỉ làm mất đi tình nghĩa và tình thương trong cuộc sống, mà còn tạo ra khoảng cách xã hội. Nếu mọi người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, không đoái hoài đến người khác, xã hội sẽ trở nên vô cảm, như một bầy thú giàu sang mà thiếu đi tư tưởng và tình cảm.

Cuộc sống không chỉ là về sự tồn tại mà còn về ý nghĩa. Nếu con người chỉ biết sống cho riêng mình, họ có thể trở nên vị kỷ và tách biệt từ cộng đồng. Quan hệ giữa con người và con người sẽ trở nên xa lạ, và xã hội sẽ mất đi sự đa dạng và sức sống.

Để xây dựng một xã hội lành mạnh, chúng ta cần sống với ý nghĩa của cuộc sống, quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh. Nếu mọi người chỉ biết sống cho lợi ích cá nhân, họ có thể trở thành những người thừa với xã hội và với nhau. Tình thương và đoàn kết là những giá trị cốt lõi của một xã hội phồn thịnh và bền vững. Hãy giữ gìn và phát triển những giá trị này để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 6

Cuộc sống và cách chúng ta sống luôn là một đề tài thú vị và phức tạp, không ngừng làm cho con người trăn trở. Tâm hồn mỗi người khi mới chào đời đều trong trắng, vô tư và hồn nhiên. Nhưng theo thời gian, tính cách của mỗi cá nhân phát triển và trở nên độc đáo theo cách riêng của họ. Trong hành trình này, nhiều người bắt đầu hướng sự chú ý đến lợi ích cá nhân, dẫn đến những hành động và lời nói không lợi cho người khác, tạo nên tâm trạng khó chịu cho những người xung quanh - và đó chính là lòng ích kỷ.

Con người nảy sinh nhiều tình huống tiêu cực, và nếu nhìn kỹ, có vẻ như mọi tình huống xấu xa này đều có một nguồn gốc chung - lòng ích kỷ. Tham lam xuất phát từ mong muốn đặc biệt chỉ thuộc về mình. Cùng với đó, sự lật lọng, tráo trở cũng chủ yếu bắt nguồn từ lòng ích kỷ, khi muốn hưởng lợi riêng cho bản thân. Tự phụ, độc đoán, hiếu thắng, và háo danh đều là những phẩm chất xuất phát từ lòng ích kỷ, khi người ta coi mình là trung tâm của mọi sự kiện và xem nhẹ người khác.

Nếu bạn từng ngồi suy nghĩ về cách bạn sống, cách bạn tương tác với người xung quanh chưa? Câu hỏi này đưa ta đến một chân lý: "Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại." Tôi cảm nhận điều này khi thấy mọi người tránh xa tôi, rời bỏ tôi. Đôi khi, tự thân trách nhiệm là phải tự đặt ra câu hỏi, liệu tôi đã đối xử với họ như thế nào, đã đóng góp gì cho họ? Câu "Không có lửa làm sao có khói" có thể ánh sáng cho nhiều tình huống, vì lòng ích kỷ thường tồn tại ẩn tàng trong mỗi cá nhân.

Một câu chuyện thực tế có thể làm ta suy nghĩ sâu sắc hơn về lòng ích kỷ là câu chuyện của một cô bạn. Cô ta luôn hết mình giúp đỡ một người bạn, nhưng cuối cùng nhận ra rằng người đó chỉ lợi dụng mà không đánh giá đúng giá trị của mình. Từ đó, cô ta quyết định không còn trải thảm đỏ cho người đó, để họ tự đứng trên chân mình. Câu chuyện này làm cho người ta nhận ra rằng sự tự giác và lòng ích kỷ không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể làm thay đổi cả cuộc sống xã hội và kinh doanh.

Khám phá sâu hơn, lòng ích kỷ không chỉ đơn giản là một vấn đề cá nhân, mà còn có thể trở thành tệ nạn, thách thức cho xã hội. Khi người ta lợi dụng quyền lực để tham nhũng, họ không chỉ mất lòng tin của cộng đồng mà còn gây hậu quả phức tạp như phân biệt chủng tộc, xung đột, chiến tranh. Lòng ích kỷ khiến con người đôi khi quên đi lợi ích chung của cộng đồng, chú trọng quá nhiều vào quyền lợi cá nhân.

Cuộc sống hiện đại có vẻ như khuyến khích sự cạnh tranh và lòng ích kỷ, nhưng có lẽ chúng ta cần nhìn xa hơn. Sự chia sẻ, lòng nhân ái và sự đồng lòng chính là những yếu tố giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa và bền vững. Nếu chúng ta có cơ hội loại bỏ một khía cạnh xấu xa trong con người, không có lý do gì chúng ta không nên từ chối lòng ích kỷ. Sống mở rộng tâm hồn không chỉ làm cho thế giới rộng lớn và đẹp hơn, mà còn tạo ra sự thoải mái và hạnh phúc cho chính bản thân.

Bailey đã để lại một triết lý đẹp: "Khi bạn sinh ra, bạn khóc và mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc và bạn cười." Điều này là một lời nhắc nhở rằng cuộc sống đẹp đẽ nhất là khi chúng ta sống để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác, không chỉ là sống vì bản thân mình.

Như vậy, cuộc sống có thể trở nên đẹp hơn nếu chúng ta học cách sống không ích kỷ và chia sẻ yêu thương với những người xung quanh. Đừng để lòng ích kỷ trở thành nguy cơ làm tan vỡ những mối quan hệ quan trọng và gây hậu quả tiêu cực cho cả xã hội. Hãy chọn con đường của sự nhân ái và lòng nhân bản để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 7

Con người không tồn tại như những thực thể đơn lẻ mà chúng ta hiện diện như một phần tất yếu của một cộng đồng phức tạp. Cuộc sống của chúng ta không chỉ là sự tồn tại cá nhân mà còn là một hình ảnh phản ánh của môi trường xã hội, nơi mà những giá trị cộng đồng định hình và thăng bằng mọi hành động. Gắn kết, trong bối cảnh này, trở thành một trụ cột không thể thiếu, một liên kết tinh thần giữa những cá thể đa dạng.

Châm ngôn "khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại" không chỉ là một tuyên bố, mà là một luật lệ tưởng chừng như vĩnh cửu của xã hội. Sự ích kỷ, cá nhân, không quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra một loại cuộc sống cô độc, nơi "người thừa" là người không ai cần tới. Điều này là một cảnh báo rõ ràng rằng, nếu chúng ta chỉ biết sống vì bản thân mình, chúng ta sẽ mất đi giá trị của sự kết nối và sẽ lạc lõng trong đám đông.

Xã hội hiện đại, với sự phức tạp và biến động không ngừng, đặt ra thách thức lớn cho con người giữ vững bản chất của mình. Mặc dù từ thời xa xưa, lương thiện và lòng hảo tâm đã được đánh giá cao, nhưng trước những cám dỗ của lợi ích cá nhân trong một xã hội đang phát triển, lòng ích kỷ đã trở thành một đặc điểm tiêu biểu. Con người hiện đại thường coi đó như một phương châm sống, một cách tiếp cận mọi tình huống.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sự ích kỷ cũng mang lại hạnh phúc và thành công. Ngược lại, nó thường dẫn đến sự cô độc và lạc lõng. Khi mọi quyết định và hành động chỉ xoay quanh bản thân, con người dễ rơi vào áp lực và stress, cũng như mất hứng thú và ý nghĩa trong cuộc sống. Sự thiếu hụt mối quan hệ gắn kết và đồng cảm với những người xung quanh là hậu quả không tránh khỏi của lối sống ích kỷ.

Không hề có lợi ích trong việc trở nên lạnh lùng, khô cứng và cô độc. Sống một cách ích kỷ chỉ khiến mình trở thành một "hình bóng" vô hình trong xã hội, mất đi giá trị thực sự của sự hiện diện và ảnh hưởng tích cực. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại một mình. Điều quan trọng là hãy học cách cho đi để có thể nhận về những điều có giá trị và mang lại hạnh phúc cho bản thân.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 8

Tố Hữu từng nói rằng: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình", đây là câu nói thể hiện quan điểm sống của ông, sống tức là cống hiến, là cho đi, như một dòng sông bao giờ cũng chảy ra biển, cũng tỏa ra nhiều nhánh. Cách sống, nhân cách sống ở đời của mỗi con người là điều mà ai cũng trăn trở. Không phải ai sinh ra cũng là những kẻ tàn bạo, là một kẻ ác nhân, ích kỉ và xấu xa, thế nhưng, khi chúng ta lớn lên, những lợi ích xung quanh thay đổi, chúng ta sẽ lựa chọn cách sống như thế nào cho riêng mình? Có nên ích kỉ, toan tính vì cái lợi riêng của mình? Liệu lối sống với suy nghĩ ích kỉ như thế có làm con người ta trở nên giàu có và tốt đẹp hơn chăng? Hay là: Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại?

Mỗi mối quan hệ chúng ta có ở kiếp này theo Phật dạy là duyên phận từ kiếp trước. Năm trăm lần ngoái đầu ở kiếp trước mới đổi được một lần gặp mặt ở kiếp này. Thế nhưng để tiếp tục giữ được mối nhân duyên đó trở nên tốt đẹp hoặc lụi tàn là do cách mà chúng ta đối xử với nhau. Vậy câu nói "Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại" có đúng hay không ở trong xã hội này? Khi mà con người đã qua cái thời kì sống theo bản năng tự nhiên "ăn nông ở lỗ", qua giai đoạn mà cái đói hành hạ, vật vạ họ từng ngày và con người đang dần hướng tới một cuộc sống đầy đủ cả vật chất và tinh thần, văn minh, tiên tiến hơn?

Lối sống "chỉ sống vì mình" có thể hiểu ở đây là lối sống ích kỉ, cá nhân, tư tưởng thực dụng, không quan tâm tới người khác. Còn "người thừa" tức là thừa thãi, không ai cần tới, không ai đoái hoài, quan tâm. Hai khái niệm này tưởng chừng như không liên quan mà lại gần gũi và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Câu nói tưởng chừng như chỉ là một lời buột miệng nhưng thực ra lại là một quan điểm vô cùng đúng đắn ở xã hội hiện nay. Lối sống ích kỉ đang dần len lỏi vào bên trong mỗi con người, nhưng nếu chỉ biết sống vì bản thân mình mà không biết đến người khác thì sớm muộn cũng chỉ là những kẻ sống ở bên ngoài xã hội mà thôi, sẽ chẳng ai quan tâm hay yêu thương những con người như thế!

Một con người tồn tại rất nhiều mối quan hệ: tình bạn. tình yêu, tình thân, ... Nhưng dù là tình cảm gì thì tất cả đều phải dựa trên sự chân thành, yêu thương, cho đi và nhận lại. Vậy lối sống ích kỷ "chỉ vì minh" bắt nguồn từ đâu? Có hai nguồn nguyên do để bắt đầu cho lối sống ích kỉ, một là môi trường và sự giáo dục, hai là do cá tính, bản thân.

Nguyên do đầu tiên, bạn có thể nhìn vào những gia đình "con một" hay những gia đình với tư tưởng trọng nam khinh nữ! Những đứa trẻ được nuôi lớn trong sự yêu thương, chiều chuộng của gia đình, bố mẹ. Chúng có thể đạt được bất cứ thứ gì mà chúng thích, chỉ cần không có được sẽ là sự nhõng nhẽo, khóc lóc, mè nheo. Từ đó, chúng hình thành lối sống "mình là nhất", không ai có thể từ chối hay được phép làm trái ý chúng. Đó là nguyên nhân hình thành nên lối sống ích kỉ của một số thanh thiếu niên hiện nay. Ngoài ra còn là do sự thu vén lợi ích cá nhân, chỉ quan tâm tới những lợi ích của mình mà quên đi những người khác. Bằng mọi giá, họ phải đạt được mục tiêu của mình mà không cần quan tâm đến ai, người nào. Những ai cản đường họ đều bị gạt ra khỏi tầm mắt. Điển hình là vụ việc của nhà máy bột ngọt Vedan xảy ra năm 2008. Nhà máy này đã xả chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải khiến dòng sông bị ô nhiễm nặng nề, gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới những người dân trong vùng. Những chất thải mà họ thải ra vượt ngưỡng cho phép tới 10 lần với lượng khoảng 5000m3/ ngày. Điều này đã gây mất cân bằng sinh thái, gây nên bệnh tật cho người dân xung quanh. Họ - những người đã quyết định xả thải ra môi trường đã vì những lợi ích của cá nhân mà khiến cho hàng trăm ngàn những hộ dân gần công ty phải sống trong ô nhiễm. Đó là sự ích kỉ, sự thu vén lợi ích chỉ biết tới bản thân mình. Họ là những kẻ "chỉ biết sống vì bản thân mình" và cái giá phải trả là sự tẩy chay từ người tiêu dùng. Họ đã tự biến mình thành "người thừa" trong xã hội.

Nguyên nhân thứ hai là do cá tính, bản thân. Cổ nhân thường nói "nhân chi sơ, tính bản thiện", thế nhưng không phải ai sinh ra cũng giữ cho mình sự thiện lương vốn có. Cái tôi to lớn có thể là nguyên nhân gây nên bản tính ích kỉ. Họ "bo bo" giữ cho mình, lúc nào cũng tự coi mình là "nhất", mọi người đều phải phục tùng. Đó là nguyên do của sự ích kỉ, và chắc chắn rằng họ - những người với lối sống cá nhân hoá sẽ sớm trở thành những "người thừa" của xã hội!

Lối sống ích kỉ có thể gây nên rất nhiều tác hại to lớn mà một trong số đó là sự bài trù, bài xích của xã hội. Mỗi con người đều được sinh ra với một vai trò, một mục đích trong xã hội, nhưng lối sống ích kỉ có thể giết chết đi những mối quan hệ, những tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm. Với lối sống "Của mình thì giữ bo bo, của người thì cho bò nó ăn" sẽ biến những con người đó trở thành những "kẻ thừa" của xã hội. Họ chỉ là đang "tồn tại" chứ không phải sống. Họ bị khinh miệt, xa lánh, dần dần sẽ trở nên cô lập, ảnh hưởng tới tinh thần, sức khoẻ của chính họ. Xã hội là sự trao đổi giữa người và người, nếu chỉ sống một mình thì sẽ không còn là xã hội nữa. Con người thiếu đi sự giao tiếp, giao cảm thì cũng chỉ là những "xác chết" giữa cuộc đời. Hãy thử tưởng tượng nếu cha ông chúng ta cũng sống lối sống đó, cũng chỉ biết ích kỉ vì bản thân mình thì liệu chúng ta có được nền độc lập như ngày hôm nay hay có được những chiến công hiển hách, "vang dội năm châu, chấn động địa cầu" hay chăng?

Thế nhưng, không gì là không thể sửa chữa. Tính ích kỉ cũng vậy, cũng có những cách chữa trị căn bệnh này hiệu quả. Mỗi người phải tự học cách hoàn thiện bản thân mình. Ai cũng có cái tôi, thế nhưng, cái tôi phải đặt đúng chỗ, đúng hướng thì mới có được hiệu quả. Hãy tự tập cho mình cách lắng nghe người khác, hãy chú ý tới những hành vi của mình để xem bạn đối xử với người khác đã đủ tử tế hay chưa. Hãy đến với người khác bằng sự chân thành, chia sẻ, yêu thương và quan tâm, thay thế những ghen tị bằng sự hài lòng và vui vẻ. Bạn sẽ thấy cuộc đời sang một trang mới, lạc quan và vui tươi hơn rất nhiều. Đẻ làm được những điều đó thì lòng quyết tâm là không thể thiếu!

Ngày nay, xã hội phát triển, lối sống thực dụng, ích kỷ đã được một số bạn trẻ "hưởng ứng" rất nhiệt tình. Bởi họ cho rằng "đời chỉ sống có một lần" thì phải sống vì bản thân mình, không cần quan tâm tới suy nghĩ của người khác. Từ đó, lối sống vô văn hoá, "ngủ ngày cày đêm", buông thả phát triển ngày càng mạnh mẽ. Họ nghĩ rằng điều đó là đúng đắn, là chân lý. Nhưng các bạn không hiểu rằng sống "sâu", sống sao cho có ý nghĩa mới là một cuộc sống đích thực. Còn lối sống các bạn đang lựa chọn chẳng qua là sự ích kỉ, muốn sống cho riêng bản thân mình từ đó gây nên những hệ luỵ vô cùng xấu sau này.

Liệt sĩ, nữ bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm đã từng viết thế này trong nhật ký của mình: "Đời người chỉ sống của một lần. Phải sống làm sao để không sống hoài sống phí". Phải, đời người chỉ có một, sống ích kỉ, "chỉ vì mình" cũng là một lựa chọn. Vậy tại sao không hoà chung với xã hội để tạo nên những giá trị cho bản thân mình, để giúp ích cho non sông? Đừng trở thành những "kẻ thừa" của xã hội, hãy trở thành "phiên bản" tốt nhất của chính mình, để tạo nên những giá trị ý nghĩa cho gia đình và xã hội.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 9

Con người không tồn tại độc lập mà là một phần của xã hội. Chúng ta sống trong một môi trường xã hội chịu ảnh hưởng của các giá trị cộng đồng nên sự gắn kết là không thể thiếu. Câu nói “khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại” đã thể hiện đúng quy luật ấy của xã hội. Lối sống "chỉ sống vì mình" là lối sống ích kỷ, cá nhân, không quan tâm người khác. "Người thừa" là người không ai cần tới. Câu nói muốn nói rằng nếu như chỉ biết sống vì bản thân mình, sống ích kỷ thì sẽ trở nên cô độc, lạc lõng trong cuộc sống chung. Trong xã hội hiện đại với nhiều biến cố xảy ra, con người đang dần đánh mất bản chất của mình. Mặc dù từ thuở xa xưa, con người luôn đánh giá cao sự lương thiện và sẵn sàng chia sẻ, nhưng khi đối mặt với những cám dỗ của lợi ích trong xã hội phát triển, ích kỷ đã trở thành một trong những đặc điểm tiêu biểu của con người hiện đại. Họ coi đó như một phương châm sống của mình. Lối sống ấy khiến con người tưởng chừng như có lợi nhưng lại khiến họ trở nên cô độc, lạc lõng hơn. Họ sẽ không thể tạo ra mối quan hệ gắn kết và đồng cảm với những người khác. Khi mọi quyết định và hành động chỉ xoay quanh bản thân, những con người ấy sẽ dễ bị áp lực và stress, cũng như không tìm ra được ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Điều này dẫn đến tình trạng mất định hướng và khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Lạnh lùng, khô cứng và cô độc vốn là những từ chỉ xác chết. Đừng sống một cách ích kỷ để biến mình thành một thứ vô hình trong tầm mắt mọi người. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại một mình cả, hãy cho đi để được nhận về những điều xứng đáng.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 10

Không ai có thể một mình mà tạo ra thế giới. Đời sống của con người trở nên có ý nghĩa là bởi được sống giữa mọi người. Bởi thế, I.Ra -đép đã từng nói: “Khi con người ta chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những người còn lại”.

Sống vì mình nghĩa là chỉ biết lợi ích của bản thân, quan tâm đến bản thân quá múc mà không hề quan tâm đến cảm nhận và lợi ích của người khác. Chúng ta đều biết “chỉ sống vì mình” chính là biểu hiện rõ nhất của ích kỉ.

“Người thừa” là người không có mối liên hệ nào đối với mọi người ở xung quanh. “Thừa đối với những người còn lại” tức là xã hội không quan tâm đến kẻ ích kỉ, đồng thời cũng có ý nghĩa là kẻ ích kỉ vô ích đối với xã hội.

Ích kỉ là căn bệnh của mọi thời đại. Căn bệnh ấy xuất phát từ nhiều lí do. Trước hết giáo dục là mặt chúng ta phải nhắc đến đầu tiên. Hãy xem điều gì xảy ra với những đứa trẻ may mắn có gia đình! Có thể là do hoán cảnh gia đình một con hay gia đình có nhiều con gái và chỉ độc một người con trai. Cách giáo dục, chăm sóc của cha mẹ, người thân đã vô tình cũng có khi cố ý làm những “quý tử” này hình thành tâm lý “mình là nhất” và dần dần chúng trở nên ích kỉ.

Còn đối với những đứa trẻ không gia đình thì sao? Hoàn cảnh thiếu thốn, xã hội đưa đẩy, giáo dục không đến nơi đến chốn đã tạo nên suy nghĩ lệch lạc: phải làm thật nhiều cho mình rồi cố tình quên đi trách nhiệm của một con người với xã hội. “Hỏng từ bé” chính là căn nguyên của bệnh ích kỉ.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân không thể không nhắc đến – đó chính là bản chất của con người. Một cá nhân, theo tự nhiên, nghĩ đến mình không phải là ích kỉ, nhưng khi họ không quan tâm đến người xung quanh, không muốn cống hiện cho xã hội thì lập tức học trở thành hiện diện của lòng ích kỉ. Bản chất của con người, suy cho cùng, không phải là căn nguyên bởi giáo dục có thể lấn át bản chất nhưng nó vẫn là thứ khó chữa nhất.

Con người sinh ra luôn có một vai trò nhất định đối với xã hội, nhưng khi đã trở thành ích kỉ thì người đó lại là vô ích, thừa thãi. Khi ấy, con người không được gọi là “sống” mà chỉ đơn thuần là “tồn tại”. Không chỉ thế, mọi người sẽ xa lánh, khinh miệt rồi dần dần bài trừ, không quan tâm đến ngay cả sự tồn tại của kẻ ích kỉ. Những việc này tất nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến tinh thần và cuộc sống của họ

Tính ích kỉ mang lại đủ mọi tác hại: ít bạn bè, bị đối xử không công bằng… Đây không chỉ là những thiệt thòi mà còn là cái giá phải trả. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi đã có được những bài học kinh nghiệm: bệnh ích kỉ luôn có thể trị được bằng cách tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân. Khi làm bất cứ việc gì, hãy luôn nghĩ đến ảnh hưởng của nó với những người xung quanh, hãy để ý đến cách cư xử của người khác đối với mình để kịp thời sửa chữa, hãy thay thế sự thù ghét bằng lòng vị tha và hãy luôn sống vì cộng đồng bởi chúng ta là một phần của nhân loại.

Những thành tựu lớn lao được sinh ra từ sự hi sinh và chẳng bao giờ là kết quả của sự ích kỉ. Không ai bắt buộc chúng ta phải biết hi sinh nhưng không ai mong muốn chúng ta sống ích kỉ. Hãy biết sống vì người khác để nhận được về mình tình thương yêu và hạnh phúc đích thực.

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 11

Bạn có nghĩ một ngày nào đó bản thân trở nên lạc lõng, chẳng ai dám chơi, chẳng ai quan tâm đến sự tồn tại của mình, chẳng ai còn cần đến bạn nữa không? Nếu ngày đó thực sự xảy đến thì bạn hãy suy nghĩ về câu nói “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”. Viễn cảnh trên sẽ diễn ra nếu bạn chỉ biết sống vì mình, tức là sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, không quan tâm đến người khác.

Vâng, cuộc sống này là một mối tổng hòa các quan hệ, sự tồn tại của mỗi người là dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, hỗ trợ, sẻ chia với nhau để cùng nhau phát triển, tiến bộ. Nên người khác chẳng cần đến bạn khi bạn chỉ biết sống vì mình. Họ cũng chẳng quan tâm xem bạn ra sao khi bạn chỉ giữ bo bo cho riêng mình. Họ làm sao dám chơi, mà thực ra không muốn chơi với bạn khi bạn lúc nào cũng chỉ ích kỉ, nghĩ cho lợi ích của riêng mình.

Thế giới của bạn là thế giới tự thân, cô độc. Bạn không chỉ biến thành kẻ ích kỉ mà nó sẽ kéo theo cả mọi sự vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm thậm chí còn có thể trở thành kẻ ác lúc nào không hay chỉ vì cái quyền lợi mà bạn theo đuổi cho bản thân mình. Hàng xóm, bạn bè, thậm chí cả gia đình cũng rất khó khăn để chấp nhận bạn. Bạn ơi, nếu bạn sống vì mình như thế, tức là bạn đang tự loại bỏ mình ra khỏi cuộc sống này chứ không phải ai đó đẩy bạn ra đâu.

Nếu ai cũng như bạn thì thử hỏi thế giới này có bao nhiêu ốc đảo, bao nhiêu hành tinh? Sống chung được với người khác mới khó, còn sống tách biệt như vậy quả thực sẽ rất dễ dàng. Nhưng sự tồn tại của bạn sẽ chẳng được lâu dài, các giá trị bạn tạo ra không thể bền vững vì chẳng có ai công nhận nó. Vậy nên, chỉ cần vì người khác một chút thôi, giảm bớt quyền lợi của mình đi, mở lòng với mọi thứ xung quanh, bạn có thể giữ chân mình ở lại.

Đừng tự biến mình thành người thừa bằng lối sống ích kỉ như vậy, cuộc sống này là một sự gắn kết không thể tách rời mà bạn chắc chắn không muốn mình sống cô đơn, tẻ nhạt phải không?

Nghị luận Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại - mẫu 12

Lòng hảo tâm có thể là tặng cho người khác chiếc ô trong lúc trời mưa, tặng áo khi trời đông giá lạnh, tặng tình thương khi người ta héo mòn tâm hồn. Nhưng thiết nghĩ, những điều đó không còn tồn tại trong xã hội hiện nay, chính lòng ích kỉ lên ngôi đã đẩy lùi những lối sống tốt đẹp. Đúng như câu nói: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”

Ai cũng biết ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt, là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân, không hề quan tâm người xung quanh và đề cao lợi ích cá nhân một cách triệt để. Dẫu biết cuộc sống không phải một xứ sở diệu kì nơi sự tốt bụng và vị tha lên ngôi, vốn dĩ cuộc sống toàn một màu u ám. Nhưng cuộc sống với sự xuống cấp của đạo đức, bầu trời trong xanh chuyển dần thành màu xám đục, hỗn loạn và đầy vết bẩn một phần đóng góp không nhỏ chính vì sự ích kỉ và lòng tham của con người. Con người luôn kêu gào họ cô đọc, họ không được quan tâm để ý nhưng chính họ lại chẳng hề mảy may đến người khác. Ích kỉ, ích kỉ và ích kỉ, nó tạo nên một xã hội toàn sự tư lợi và bất nhân.

Bạn có biết về những quan chức cấp cao, họ luôn nói vì dân thương dân mà làm tất cả nhưng khi vén bức màn sự thật, tất cả chỉ là những kẻ đó đang nuôi “Hầu bao” ngày một lớn, sự ích kỉ và lòng tham xui khiến những con người không ngừng biến chất tha hóa. Có đôi lúc họ sống chỉ biết chăm chăm lợi ích của bản thân mà chà đạp lên tình thương, sự quan tâm và lợi ích của người khác. Cái đau đớn xót xa nhất của toàn nhân loại là loài người đa dần tách ra, trà đạp lẫn nhau để đạt được những thứ mình muốn.

Ích kỉ dần trở thành một lối sống tiêu cực nên nó sẽ sinh ra sự thù hận và ghen ghét đố kị nếu ai đó có được nhiều lợi ích hơn mình. Người ta sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ tình bạn tình yêu, tất cả những mối quan hệ mình có để đánh đổi một thứ lợi ích tầm thường không đáng. Nhưng có một sự ích kỉ trong cuộc sống được người ta thừa nhận đó chính là sự ích kỉ trong tình yêu. Tình yêu là thứ tình cảm giữa hai người, vốn dĩ không dành cho người thứ ba, chính vì vậy khi xuất hiện một điều trái lẽ tự nhiên, người ta sinh ra sự ích kỉ, sự sở hữu vốn có trong bản tính con người.

Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạn khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ- đuổi một con quỷ dữ ra khỏi tâm hồn. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người.

Bởi “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”. Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án mạnh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một anh thanh niên nhìn thấy một cụ già bị ngã nhưng không chịu dừng lại dù chỉ một phút để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn giản: “Không thể đến lớp trễ, sẽ bị cô giáo phạt năng mất” Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một “loại thuốc” hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.

Cuộc đời vốn dĩ vậy, đều có những quy luật được con người thiết lập ra khó có thể xóa bỏ, nhưng tin chắc rằng, khi người ta nhận ra giá trị tốt đẹp, sự ích kỷ sẽ tan biến như mây khói vậy.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học