5+ Ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương (điểm cao)

Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương hay nhất, ngắn gọn gồm dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và các bài văn mẫu được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 9.

Bài giảng: Cố hương - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương – mẫu 1

“Xa quê hương mấy chục năm xa cách

Mãi trong ta nhớ miền quê yêu dấu

Cánh đồng xanh lưng trâu chim sáo đậu

Nghe quê hương đất mẹ gọi ta về.”

          Đó chính là tâm trạng của một con người sau bao nhiêu năm xa quê, từng hình ảnh, từng kỷ niệm của tuổi thơ có lẽ sẽ không bao giờ quên được. Và cũng cái tâm trạng ấy, con người ấy còn đi vào các tác phẩm văn học. Một trong những tác phẩm văn học có để lại dấu ấn sâu sắc trong tôi là Cố Hương của Lỗ Tấn. Và trong truyện, có lẽ hình ảnh ‘con đường’ được tác giả nhắc đến để lại cho người đọc nhiều cảm xúc nhất, nổi bâng khuâng, suy nghĩ chất chứa trong lòng.Truyện ngắn kể về một chuyến đi về quê cũ của nhân vật “Tôi” sau hơn 20 năm xa cách với không gian và thời gian vô cùng đặc sắc. Có thể đây là lần cuối cùng anh về thăm lại quê. Lần này, nhân vật tôi trở về để đưa gia đình đi nơi khác định cư. Trên con thuyền trong một chiều hoàng hôn, nền trời vàng như lớp mỡ gà. Con đường về quê lần này đã không như mong đợi, những làng xóm thưa thớt, tiêu điều cùng với cái không gian trông im lặng và hoang vu khiến tâm trạng của “tôi” lại càng buồn hơn. Về đến nhà gặp mẹ, gặp lại những người đã từng là một phần tuổi thơ của “tôi”.

          Được mẹ kể về “Nhuận Thổ” người bạn cùng lứa. Trước kia Nhuận Thồ là một đứa trẻ mụ mẫm, lanh lợi, nhưng giờ đây gặp lại, hắn là một người ốm yếu với làn da đen sạm, nhà thì đông con. “Tôi” thấy thật buồn cho cậu ấy. Còn thím Hải Dương trước kia được mệnh danh là nàng Tây Thi đậu phụ, hàng đậu bán đắt vô cùng nhờ có chị ta. Chị ấy bảo “lúc cậu còn nhỏ tôi bế cậu hoài mà cậu không nhớ tôi à?” Có lẽ là vì thím ấy thay đổi quá nhiều, những kí ức đẹp đẽ kia đã bị lấn át ra ngoài hết. Trước kia thùy mị nết na là thế còn bây giờ ngược lại hoàn toàn: chanh chua, đanh đá, thô lỗ, gian xảo,…cứ thấy nhà tôi thấy có cái gì lạ là tìm cách xin cho bằng được.Xã hội phong kiến đã đẩy những người nông dân nghèo khổ vào bước đường cùng. Họ là những con người đáng thương, bị xã hội đẩy xuống đáy, tận cùng, nhưng họ không đủ cam đảm để tìm cho mình một con đường mới để giải thoát, để thay đổi số phận. Giờ đây, “Tôi” phải đưa gia đình của “tôi” đi nơi khác, để cho cháu Hoàng và Thủy Sinh không sống một cuộc sống như “tôi” từng sống ở đây. Cũng trên con thuyền, dòng song và hoàng hồn đã mở đầu cho một hành trình mới, để bắt đầu cho một cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. Cháu Hoàng và Thủy Sinh có hỏi về vấn đề quay lại nơi này nhưng không hiểu sao “tôi” không còn một chút lưu luyến gì, muốn rời đi và sẽ không trở lại. Quê hương “tôi” sinh ra, những con người ở đây ai cũng thay đổi, mọi thứ thay đổi theo một chiều hướng tiêu cực. “Tôi” lại suy nghĩ “Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường đó thôi”.

          Có lẽ mong muốn một xã hội phát triển, phải có một người đứng lên, mở đường trước , đi trước mới có thể thay đổi được. Con đường của cách mạng, con đường lí tưởng, con đường của những con đường yêu nước. Nếu là dân tộc Việt Nam khi đọc tác phẩm “Cố Hương” lại càng rút ra được nhiều bài học. Bác Hồ đã mở đường lối mới cho dân tộc, đem tư tưởng Mac-Lê nin đến mọi thế hệ, vậy bây giờ con người Việt phải làm gì? Để tiếp nối với những gì Bác đã làm. Có lẽ từ giờ bản thân phải xác định được con đường riêng cho mình và cố gắng theo mục tiêu ấy. Và con đường mà tác giả nhắc tới cuối bài còn là con đường của niềm tin, hi vọng, không chỉ một người làm nên mà là cả một dân tộc, một thế hệ góp sức cùng xây dựng.Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẫm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.

Dàn ý Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương

1. Mở bài:

– Giới thiệu về truyện ngắn “Cố hương” và tác giả Lỗ Tấn:

+ Tác giả Lỗ Tấn là một nhà văn sinh ra ở vùng Triết Giang, Trung Quốc. Văn của + Lỗ Tấn thường phê phán thói lạc hậu, u mê tới mức ấu trĩ của người dân Trung        

+ Hoa thời xưa. Ông mong muốn có một cuộc cách mạng tri thức, cách mạng văn hóa sẽ tới với những con người này.

– Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách.

– Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

2. Thân bài:

– Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.

– Khát khao có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội

– Con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường.

– “Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.

– Lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê.

– Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả.

– Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.

– Hình ảnh Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhưng nay thì lụ khụ như ông già, đã nghèo khổ lai càng nghèo khổ hơn.

3. Kết bài

– Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa.

– Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên.

Sơ đồ tư duy Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương

Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương

Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương – mẫu 2

          Lỗ Tấn là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Hoa. Ông để lại nhiều tác phẩm hay, nhưng truyện ngắn “Cố hương” là tác phẩm đặc sắc và gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ nhất.

          Đặc biệt là hình ảnh con đường ở cuối truyện ngắn “Trên đời này thật ra làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”Truyện ngắn “Cố hương” kể về chuyến thăm quê của tác giả sau hai mươi năm xa quê. Khi trở về tác giả có nhiều tâm trạng bồi hồi, xao xuyến, nhớ lại những cảnh vật kỷ niệm với người bạn thủa thiếu thời với người bạn Nhuận Thổ.Tác giả nhớ tới người bạn tinh nghịch với những nét tinh anh, những trò chơi ma mãnh, khiến cho tác giả phải nể phục tài của bạn.Nhưng khi tác giả quay về cố hương thì đập vào mắt là cảnh vật hoang sơ, tiêu điều cũ kỹ không có gì mới mẻ thậm chí còn nghèo xơ xác hơn cả hai mươi năm trước.Những con người xưa khi đáng yêu như nàng Tây Thi đậu phụ, rồi người bạn thân thủa niên thiếu Nhuận Thổ đều đã thay đổi tới mức không nhận ra nữa. Cái nghèo cái đói đã biến đổi họ trở nên như thế.Nàng Tây Thi đậu phụ gọi như thế bởi nàng ta nổi tiếng xinh đẹp và làm nghề bán đậu phụ, xưa khi thanh mảnh, thì nay béo phì, tính tình thì hay táy máy của người khác, mồm miệng thì ghê gớm, hễ ai hở ra cái gì là cầm lấy mang ngay về nhà, không cần biết gia chủ có đồng ý cho hay không.

          Sự nghèo đói khiến họ trở nên bần tiện như vậy. Còn người bạn thân của tác giả Thổ Sinh trước kia là cậu bé dễ thương béo tròn hai má phúng phính, tay chân thoăn thoắt, thì nay trở nên già nua trước tuổi, khúm núm, rách rưới, đói khổ. Mà khổ nhất là giữ thói lạc hậu cũ kỹ, đã nghèo mà lại sinh rõ lắm con nên gia cảnh càng túng quẫn.Sự nghèo đói khiến họ trở nên bần tiện như vậy. Còn người bạn thân của tác giả Thổ Sinh trước kia là cậu bé dễ thương béo tròn hai má phúng phính, tay chân thoăn thoắt, thì nay trở nên già nua trước tuổi, khúm núm, rách rưới, đói khổ. Mà khổ nhất là giữ thói lạc hậu cũ kỹ, đã nghèo mà lại sinh rõ lắm con nên gia cảnh càng túng quẫn.Chính vì vậy, khi tác giả ra đi khỏi cố hương của mình ông đã hy vọng sẽ có một cuộc sống mới cho những đứa trẻ nơi đây. Những đứa trẻ con nơi đây. Tác giả ước mơ có một con đường văn minh, con đường tri thức sẽ khai hóa nơi này mở mang đầu óc cũ kỹ lạc hậu cho những người dân nơi này.Thông qua tác phẩm của mình tác giả Lỗ Tấn muốn miêu tả lại bức tranh làng quê Trung Hoa trong chế độ cũ với những tư tưởng ấu trĩ, lạc hậu khiến cho con người mụ mị cả người, cái nghèo, cái đói của bám riết lấy họ, bủa vây xung quanh số phận những người nông dân khốn khổ hết thế hệ này tới thế hệ khác.

          Vì vậy, tác giả mong ước có một con đường mới văn minh, tiên tiến hơn đưa con người ra khỏi nghèo đói, lạc hậu xây dựng cuộc sống hiện đại.Hình ảnh con đường chỉ mang tính tượng trưng mà thôi. Tác giả muốn nói tới việc “Trên đời này làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi” để khẳng định cái gì cũng có lần đầu tiên, rồi hình thành theo lối mòn thì sẽ thành công. Nhưng phải có người mở đường, người khai thông khai sáng lối đi mới.

Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương – mẫu 3

          Truyện ngắn “Cố hương” của Lỗ Tấn là câu chuyện kể về một chuyến trở về thăm lại quê nhà, thăm lại con người của tác giả sau bao nhiêu năm xa cách. Ông nhận ra nhiều sự đổi thay, cũng nhân ra những tư tưởng quá lạc hậu bám riết lấy con người và mảnh đất nơi đây. Truyện ngắn khép lại với câu triết lý vô cùng ý nghĩa khi ông nhắc đến con đường. Và có lẽ hình ảnh con đường là hình ảnh để lại trong tâm trí người đọc nhiều suy nghĩ và trăn trở nhất.

          Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều tư tưởng mới chỉ bằng câu nói “Trên đời làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường mà Lỗ Tấn nhắc đến ở đây có mang ý nghĩa nào không, hay đơn giản chỉ là câu nói vu vơ của tác giả.Thực ra con đường trong câu nói của tác giả vừa mang ý nghĩa thực vừa là hình ảnh biểu tượng cho những suy nghĩ của tác giả.Câu chuyện khép lại và mở ra nhiều tư tưởng mới chỉ bằng câu nói “Trên đời làm gì có đường người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Con đường mà Lỗ Tấn nhắc đến ở đây có mang ý nghĩa nào không, hay đơn giản chỉ là câu nói vu vơ của tác giả. nghĩ của tác giả. Với những dòng tâm sự, biểu cảm khi được trở về nhà, ông nhận ra làng quê của mình đang trì trệ, chậm phát triển, loay hoay trong một con đường cũ kì, dường như là không có lối thoát với nhiều hủ tục vô cùng nặng nề. Quê hương ông cần có “con đường” mới để có thể đổi mới, để có thể phát triển hơn nữa, không còn như bây giờ.Những người dân Trung Hoa đang đắm chìm trong tư tưởng quá lạc hậu và u ám, không có lập trường và không có chính kiến cho chính cuộc sống của mình. Có lẽ con đường mà Lỗ Tấn muốn nhắc đến chính là con đường tự do, con đường hạnh phúc, con đường có niềm vui và hi vọng. Con đường đó không phải do một người tạo nên mà do nhiều người cùng góp phần xây dựng nên. Đó là điều mà tác giả nhắn gửi.Ông đã khẳng định rằng “trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Một sự khẳng định chắc nịch rằng không có con đường nào tự nó sinh ra và tự nó mất đi được. Do con người đi nhiều, đi mãi thì sẽ thành đường mà thôi. Sự khẳng định này cũng chính là tin vào sự xuất hiện một con đường mới do chính con người tạo ra. Con đường ấy sẽ là một cuộc sống mới, một xã hội mới với nhiều điều tiến bộ và văn minh hơn hết. Có lẽ đây chính là điều mà Lỗ Tấn muốn nhắn gửi đến những người dân Trung Hoa đang chìm vào u mê, lạc hậu.Với những dòng tâm sự, biểu cảm khi được trở về nhà, ông nhận ra làng quê của mình đang trì trệ, chậm phát triển, loay hoay trong một con đường cũ kì, dường như là không có lối thoát với nhiều hủ tục vô cùng nặng nề. Quê hương ông cần có “con đường” mới để có thể đổi mới, để có thể phát triển hơn nữa, không còn như bây giờ.Những người dân Trung Hoa đang đắm chìm trong tư tưởng quá lạc hậu và u ám, không có lập trường và không có chính kiến cho chính cuộc sống của mình. Có lẽ con đường mà Lỗ Tấn muốn nhắc đến chính là con đường tự do, con đường hạnh phúc, con đường có niềm vui và hi vọng. Con đường đó không phải do một người tạo nên mà do nhiều người cùng góp phần xây dựng nên. Đó là điều mà tác giả nhắn gửi.

          Ông đã khẳng định rằng “trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Một sự khẳng định chắc nịch rằng không có con đường nào tự nó sinh ra và tự nó mất đi được. Do con người đi nhiều, đi mãi thì sẽ thành đường mà thôi. Sự khẳng định này cũng chính là tin vào sự xuất hiện một con đường mới do chính con người tạo ra. Con đường ấy sẽ là một cuộc sống mới, một xã hội mới với nhiều điều tiến bộ và văn minh hơn hết. Có lẽ đây chính là điều mà Lỗ Tấn muốn nhắn gửi đến những người dân Trung Hoa đang chìm vào u mê, lạc hậu.Như vậy, chỉ một câu nói, một hình ảnh nhưng lại có tầng tầng lớp lớp ý nghĩa như vậy. Con đường trong truyện Lỗ Tấn khép lại một câu chuyện nhưng lại mở ra rất nhiều chân trời mới cho nhân dân trung hoa và cho chính người đọc.

Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương – mẫu 4

          Trong tiến trình phát triển của nền văn học Trung Quốc, ta không thể không nhắc đến một nhà văn đặc biệt với quan điểm “Văn chương là phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân” – Lỗ Tấn. Ông đã để lại cho đời biết bao công trình nghiên cứu cũng như các tác phẩm văn chương có giá trị, trong đó hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét và Bàng hoàng. Trong tập Gào thét, nổi bật nhất là tác phẩm Cố hương, ở đó hiện lên hình ảnh một cố hương của bao năm xa cách và những con người nơi ấy với bao nỗi buồn thương, hy vọng.

          Mở đầu tác phẩm, Lỗ Tấn đã tái hiện lại hình ảnh quê nhà sau 20 năm xa cách. Theo lẽ thường, sau thời gian cách xa quê hương như vậy nay đã trở về thì có lẽ phải là sự hồi hộp, vui mừng phấn khởi, mong ngóng ấy thế nhưng tâm trạng của tác giả lúc này có gì đó khác thường. Ngồi trên thuyền mà nhìn ra thấy “thôn xóm, tiêu điều, hiu hắt, nằm im lìm dưới nền trời vàng úa” vì thế “lòng tôi se lại”. Phải rồi! Không buồn, không đau lòng sao được khi quê hương nay đâu còn như trước. Và tác giả nghĩ “Tuy chưa tiến bộ hơn xưa những vị tất đến nỗi thê lương”. Bên cạnh đó, “lòng tôi se lại” còn vì một lẽ khác nữa. Đó là lần này về quê không phải là thăm quê, thăm nhà mà là để “vĩnh biệt ngôi nhà thân yêu và từ giã làng cũ thân yêu đem gia đình đến nơi đất khách làm ăn sinh sống”. Lòng đã buồn và lại cộng thêm cái ảm đạm, tiêu điều hiu hắt của quê hương thế nên lòng càng trĩu nặng và thảng thốt “làng cũ tôi đẹp hơn kia”. Trong quá khứ của tác giả, quê hương gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, tươi đẹp. Đó là những ngày mà “thầy tôi hãy còn”, cảnh nhà sung túc. Năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cũng rất đông. Kẻ ra người vào tấp nập. 

          Cố hương còn là nơi có một tình bạn đẹp với Nhuận Thổ với biết bao chuyện kỳ lạ của một cậu bé xuất thân từ vùng biển. Nhắc đến Nhuận Thổ là cả một kí ức về một miền quê thanh bình tuyệt đẹp hiện về: “Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn”. Những kỉ niệm ấy theo mãi trong tâm trí của tác giả để rồi hằn sâu vào kí ức về một quê nhà thật đẹp, thật hạnh phúc. Như vậy ta thấy hình bóng quê nhà được tác giả gợi lên ở hai thời điểm quá khứ và hiện tại. Quê hương trong kí ức là những điều tươi đẹp còn trong hiện tại là sự tiêu điều, thê lương đầy xót xa.Quê hương đã đổi thay, đâu còn như trước. Vậy người dân quê thì sao? Họ như thế nào, có thay đổi không? Người đầu tiên đón “tôi” đó là mẹ “Mẹ tôi mừng rỡ nhưng ẩn một nỗi buồn thầm kín”. Niềm vui của mẹ không trọn. Vui vì con đã về nhưng buồn vì cảnh nhà sắp phải dời đi, lìa xa quê nhà, rồi bỏ quê cha đất tổ. Việc li hương mẹ đã biết và đã chuẩn bị sắp đặt mọi thứ nhưng phải xa nơi chôn nhau cắt rốn không buồn sao được. Mặc dù vậy mẹ vẫn chu đáo, ân cần, hiền từ “mẹ bảo tôi ngồi xuống, nghỉ ngơi, đi thăm các nhà bà con”. Mẹ còn nói đến chuyện Nhuận Thổ và động lòng. Mẹ vẫn vậy, vẫn thương con và thương người. Nếu có khác thì là bây giờ trong lòng mẹ đang chất chứa nỗi buồn xa quê.Chẳng thế mà khi nghe mẹ nhắc đến Nhuận Thổ lập tức ký ức tôi bỗng dưng sáng bừng lên trong chốc lát. “Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”. Trong tâm trí “tôi” là hình ảnh cậu bé trạc mười một, mười hai tuổi, khuôn mặt bầu tròn trĩnh, nước da bánh mật, đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Cậu bé ấy mang đến bao câu chuyện kì thú mà tôi chưa bao giờ được nghe. Nào là chuyện bắt Tra vào ban đêm để trồng ruộng dưa đến kỳ thu hoạch, nào là sự kì thú của việc bẫy chim trên tuyết, rồi đến cả việc đi nhặt vỏ sò trên biển với đủ loại kỳ lạ. Những câu chuyện trẻ thơ ấy khiến cho tôi và Nhuận Thổ “thân nhau lắm”, gọi nhau là anh em. Chẳng thế mà khi hết vụ, Nhuận Thổ phải theo cha về mà chúng tôi đã khóc, buồn lắm, chỉ mong đến vụ sau để được gặp nhau. Trong ký ức thơ bé của tôi, Nhuận Thổ là một phần tươi đẹp của cố hương. Đó là Nhuận Thổ trong quá khứ. Còn Nhuận Thỏ trong hiện tại thì sao. Biết tin gia đình “tôi” chuyển nhà, Nhuận Thổ đến chơi. Sau bao nhiêu năm xa cách nay gặp lại, Nhuận Thổ thay đổi quá nhiều. Nước da bánh mật mạnh khỏe trước kia nay đã “vàng sạm” đi và điểm thêm trên đó là những nếp nhăn trên mặt “sâu hóm’’. Cặp mắt, mí mắt “viền húp đỏ mọng lên”. Vì yêu quý mà cha Nhuận Thổ đội cho cậu chiếc mũ lông chiên tươm tất, đeo vòng bạc nhưng nay là chiếc mũ lông chiên “rách tươm”. Trên người anh chỉ mặc một cái áo bông “mỏng dính” giữa lúc trời rét dữ. Cái vẻ nhanh nhẹn đâu còn thay vào đó là dáng người “co ro cúm rúm”. Vì vất vả nên đôi bàn tay giờ đây “vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”. Ngoại hình, dáng vẻ của Nhuận Thổ khác xưa quá! Gặp lại bạn cũ, Nhuận Thổ lẽ ra phải vui mừng khôn xiết thế nhưng đan xen vào đó có cả sự “thê lương”. Anh mấp máy đôi môi nói không ra tiếng, sau mới “cung kính” nói được hai tiếng: “Bẩm ông!”. Hai tiếng “Bẩm ông” nghe sao nhói lòng, xa cách quá đỗi làm ‘’tôi như bị điếng người”. Trong tư tưởng của Nhuận Thổ, “tôi” không còn là người bạn thuở niên thiếu nữ, không phải là anh em nữa mà là bề trên, người trên, hạng trên. Cách xưng hô ấy mới đúng tôn ti trật tự xã hội phong kiến. Nhân vật tôi nhìn người và nghe Nhuận Thổ nói cảm thấy nặng trĩu, chua xót trong lòng. Không chỉ vậy, có thể vì đói nghèo mà Nhuận Thổ còn giấu bát đĩa vào đống tro để ít sữa mang về như lời thím Hai Dương nói. Nhuận Thổ của trước kia đâu còn nữa, thay vào đó là một Nhuận Thổ khốn khổ, đói nghèo, bé nhỏ. Đẩy Nhuận Thổ vào tình cảnh như thế, đó là “mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào...chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả”. Như vậy, Nhuận Thổ là nạn nhân đau khổ của xã hội phong kiến đầy bất công, bóc lột người nông dân đến tận xương tủy.

          Nhân vật thứ hai do hoàn cảnh mà thay đổi tâm tính, đó là Thím Hai Dương – nàng Tây Thi đậu phụ với dáng người compa trông đến lạ. Trước kia thím “hay bế tôi”. Nay gặp lại thím tôi thấy lạ bởi cái giọng “the thé, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, chân đứng chạng ra giống hệt cái compa, hai chân bé tí”. Tôi càng lạ và buồn hơn khi thím xin các đồ gỗ không được thì lẩm bẩm và khi ra về “tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi dắt vào lưng quần”. Có lần thím tự ý lấy cái” cẩu khí sát rồi chạy biến”. Người phụ nữ này cũng đã đổi khác có lẽ do họ nghèo quá, bần cùng quá mà sinh ra những “tàn nhẫn”. Thím hai Dương cũng là một nạn nhân nữa của xã hội phong kiến.Sự thay đổi của quê nhà và của những con người nơi đây – Nhuận Thổ và thím Hai Dương đã làm tôi rất đau lòng, xót xa. Từ đây “tôi” đặt ra một niềm hi vọng về một xã hội tốt đẹp hơn, cuộc sống của người nông dân đỡ cực nhọc hơn. Niềm hi vọng ấy được đặt vào Bé Hoàng và Thủy Sinh “tôi muốn chúng không phải khốn khổ...chúng cần một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Niềm hi vọng ấy được tôi nâng lên thành một niềm tin “ Cũng giống như trên mặt đất làm gì có đường, kì thực người ta đi mãi thì thành đường thôi”.Như vậy có thể nói, Cố hương đã thuật lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật tôi. Qua đó ta thấy được những cảm xúc rất thật, rất tinh tế của tôi trước sự đổi thay của làng quê và những con người nơi đây. Từ sự đổi thay đó, Lỗ Tấn muốn lên án, phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái và đặt ra một con đường đi mới cho người nông dân.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay, ngắn nhất khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học