Top 40 Phân tích nhân vật Xi-mông (hay, ngắn gọn)

Bài văn Phân tích nhân vật Xi-mông hay nhất, ngắn gọn gồm dàn ý chi tiết, sơ đồ tư duy và các bài văn mẫu được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 9 sẽ giúp các bạn sẽ yêu thích và viết văn hay hơn.

Bài giảng: Bố của Xi Mông - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông - mẫu 1

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

“Thêm một người trái đất sẽ chật hơn

Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt"

Vượt qua khuôn khổ trật hẹp của câu chữ, câu thơ trên đề cao vai trò, ý nghĩa lớn lao của bậc sinh thành đối với con cái. Thật hạnh phúc biết bao với những ai sinh ra và lớn lên luôn có cha, có mẹ bên cạnh. Nhưng cũng thật bất hạnh biết bao khi ai đó sinh ra trên đời đã thiếu vắng tình cảm của mẹ cha. Nhà văn Guy đơ Mô – pa – xăng lên mười tuổi đã phải chịu cảnh cha mẹ ly thân, lớn lên trong sự thiếu vắng tình cảm của người cha đã thấu hiểu tất cả nỗi đau bất hạnh ấy. Vì thế, bằng trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ, Mô – pa – băng đã truyền tải nỗi đau đó qua câu chuyện "Bố của Xi – mông". Khép lại câu chuyện, hình ảnh cậu bé Xi – mông cứ hiện lên trong tâm trí, gây ám ảnh, day dứt trong lòng người đọc về tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia đối với cậu bé bất hạnh qua câu nói: "con không có bố"!.

Câu chuyện xoay quanh tình cảnh đáng thương của cậu bé Xi – mông, sinh ra đã không biết mặt mũi cha mình là ai và luôn sống trong sự ghẻ lạnh, dè bỉu của mọi người xung quanh. Mẹ của cậu bé là Blăng – sốt. Trước đây chị là một cô gái đẹp nhất vùng, chỉ vì gặp phải sự dối lừa của một người đàn ông bội bạc mà chị đã để vụt mất tuổi thanh xuân và sinh ra Xi – mông. Hai mẹ con sống nương tựa vào nhau trong "một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ". Tuổi thơ của Xi – mông thấm đẫm nước mắt tủi hờn. Mặc dù, cậu được mẹ chăm sóc, yêu thương rất tận tình, chu đáo nhưng cũng không thể bù đắp hết được sự trống trải, cô đơn và nỗi đau khổ của một cậu bé thiếu vắng tình cảm của người cha. Vì thế, cậu tha thiết và nguyện cầu có một người cha bên cạnh. Nhưng với em, điều đó thật khó khăn và không tưởng. Do phải sống trong nghèo đói, Xi mông lên tám tuổi mới được cắp sách tới trường. Ngỡ tưởng rằng, đến trường, em sẽ được hòa mình với chúng bạn trên trang sách tuổi thơ nhưng không, ngay ngày đầu tiên đi học, Xi – mông đã bị bạn bè đem ra trêu chọc nhục mạ và thậm chí là bị đánh đập chỉ vì em sinh ra đã là đứa trẻ không cha. Với ngoại hình xanh xao, tính cách nhút nhát," gần như vụng dại", cậu bé không biết và cũng không thể phản kháng lại được trước những đứa trẻ hư, nghịch gợm và thiếu tình yêu thương, sự đồng cảm đó. Xi – mông chỉ biết khóc, khóc và khóc. Chi tiết giọt nước mắt thể hiện nỗi đau đớn, tủi hờn của Xi – mông đã được nhà văn miêu tả rất nhiều lần: "cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc", "và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên", "những cơn nức nở lại kéo đến", em "chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài", "em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng ngẹn ngào, "ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc"... Việc tô đậm tiếng khóc của nhân vật, một mặt vừa diễn tả được tấn bi kịch tinh thần của cậu bé khi không có cha; mặt khác cho thấy được tấm lòng đồng cảm, xót thương nhân vật của nhà văn Mô – pa – băng.

Suy nghĩ tiêu cực, cậu đã không thể vượt thoát ra khỏi những định kiến và cái nhìn khinh ghét của mọi người, Xi – mông đã bỏ ra bờ sông, định tự tử để giải thoát nỗi đau đớn này. Nhưng nhờ vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên, nỗi đau khổ trong em đã vơi bớt đi phần nào. Và rồi, dường như vẻ đẹp của thiên nhiên cũng không thể nào xóa hết trong lòng em những day dứt, đau đớn bấy lâu nay ở trong lòng. Em lại nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Hiện thực đắng chát ở trong lòng cứ xoáy sâu vào trong em, nỗi tuyệt vọng ngày một lớn dần đều. "Em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện....nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em". Cuối cùng, dường như chúa trời đã thấu hiểu lời nguyện ước của em, một tình huống bất ngờ xảy đến, Xi – mông đã gặp cha. Đó là chú thợ rèn Phi - líp "cao lớn, râu tóc đen quăn... nhân hậu" đã lau khô nước mắt của cuộc đời em. Chú Phi – líp như một ông tiên có phép lạ, chỉ một câu nói giản đơn: "Thôi nào, đừng buồn nữa, về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố" đã xoa dịu nỗi đau buồn cô đơn trong lòng Xi – mông. Và rồi, hai bác cháu lên đường trở về nhà. Cuối đoạn trích, nhà văn đã khắc họa cảnh tượng Xi – mông nhận bác Phi – líp làm cha thật xúc động lòng người. Lời hỏi ngây thơ mà em hỏi bác thợ rèn: "Bác có muốn làm bố cháu không?" đã thể hiện niềm mong mỏi cháy bỏng đến không cùng của một cậu bé mồ côi cha. Và sau khi được bác thợ rèn nhấc bổng lên rồi hôn vào hai má và nói "Có chứ, bác có muốn" thì tâm hồn trong trẻo, non nớt của em đã hồi sinh trở lại. "Xi – mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc, rồi hết cả buồn, em vươn hai cánh tay nói: - Thế nhé! Bác Phi – líp, bác là bố cháu". Để rồi, ngày hôm sau tới trường, Xi – mông đã thật hãnh diện và hạnh phúc biết bao "như ném một hòn đá", quát vào mặt lũ bạn "Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi – lip". Sau này, Phi – líp đã làm bố thật sự của Xi – mông. Lòng nhân hậu của bác đã hóa giải nỗi đau, nỗi bất hạnh của chị Blăng – sốt, bé Xi – mông và mang lại hạnh phúc cho cả chính mình.

"Bố của Xi – mông là câu chuyện về một mảnh đời đặc biệt của trẻ thơ, mảnh đời ấy nhắc nhở mọi người về quyền của trẻ em được sống trong tổ ấm gia đình. Nó còn cho thấy khát vọng trong sáng của tuổi thơ có thể đánh thức dậy ở người khác tình yêu thương, lòng nhân hậu và thái độ không định kiến với những người ở xung quanh mình" (Lê Nguyên Cẩn, Bố của Xi – mông, Cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học 9, tập hai, NXB Giáo dục)

Dàn ý Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông

1. Mở bài

- Vài nét về tác giả G. Mô- pa- xăng: Một nhà văn Pháp tài năng với gia tài văn chương đồ sộ

- Khái quát về đoạn trích Bố của Xi-mông: Đoạn trích là một phần của truyện ngắn Bố của Xi- mông, khắc họa thành công nét đẹp của các nhân vật Xi-mông

2. Thân bài

- Là một đứa trẻ đáng thương: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại", là đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc

- Ý nghĩa và hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.

- Tâm trạng: cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?

- Cử chỉ, hành động: Khóc, nức nở, khóc hoài

- Về nhà, nhìn thấy mẹ: - Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc

- Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.

- Khi được bác Phi-líp nhận làm con: Kiêu hãnh, tự tin

+ Hết cả buồn.

+ Đưa con mắt thách thức lũ bạn.

⇒ Nghệ thuật miêu tả, so sánh ⇒ Đây là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu và đáng thương nhưng đồng thời Xi – mông cũng là đứa rất có nghị lực

3. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét.

- Nội dung: Nhắc nhở lòng thương yêu con người, bè bạn.

Sơ đồ Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông

Phân tích nhân vật Xi-mông

Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông - mẫu 2

Bài viết theo trình tự sự việc, qua từng sự việc thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng có một điểm chung là tình cảm họ dành cho nhau rất chân thành.

Xi-mông là một em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em sinh ra và lớn lên trong sự nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ. Đến khi đi học, ngày đầu tiên đến trường em đã bị bạn bè chế giễu, rằng em không có bố. Em buồn bã, tuyệt vọng, tuy nhiên em là một đứa trẻ không biết cách tìm một người nào đó tâm sự mà lại có ý định ra sông để tìm đến cái chết. Ra bờ sông, em nhìn thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em liền lăn vào cảnh đẹp và vui chơi, các ý nghĩ ban đầu của em biến mất, như bao đứa trẻ, em không thể từ chối những trò chơi hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ ra ý nghĩ ban đầu, em lại buồn bã và khóc, khóc hoài. Trong đầu em bây giờ không thể nghĩ ra cái gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Em chỉ là một cậu bé bảy tuổi, tính cách rất trẻ con, chưa biết suy nghĩ nhiều. Gặp bác Phi- líp, được bác nói rằng: “Người ta sẽ cho cháu một ông bố”, Xi-mông liền vui và theo bác về nhà, vì em nghĩ rằng người ta có thể dễ dàng cho nhau một ông bố, chuyện đó rất đơn giản, về nhà, em khóc lóc với mẹ, rồi quay ra hỏi bác Phi-líp: “Bác có muốn làm bố của cháu không?”. Không thấy bác trả lời, em liền đưa cái chết ra dọa dẫm. Dường như, em vẫn chưa tin bác Phi-líp; muốn khẳng định lại việc bác vừa nói, thể hiện Xi-mông rất trẻ con, chưa hiểu được mọi việc, em rất muốn có bố để có thể hãnh diện cùng bạn bè. Dù vậy, ta vẫn nhận thấy lòng khát khao có bố của Xi- mông, em đã được mẹ chăm sóc, nhưng em vẫn cần sự dũng mành, tự tin, sự che chở của người bố.

Một người đàn ông giàu lòng nhân ái, đã nhận làm bố của Xi-mông, chính là bác Phi-líp. Bác đã gặp Xi-mông trong lúc em đang khóc, bác ân cần hỏi thăm, an ủi em, giúp cho em không buồn bã. Một người đàn ông biết quan tâm đến người khác, rất ân cần điềm đạm, đặc biệt là một người yêu trẻ. Biết hoàn cảnh của mẹ con chị Blăng-sốt, bác không những không từ chối, mà còn nhận làm bố Xi-mông.

Tình cảm của bác dành cho mẹ con chị Blăng-sốt là sự cảm thông trước nỗi hổ thẹn của chị. Bác cảm thấy thương cho Xi-mông, em còn quá nhỏ để đón nhận sự thật rằng em không có bố. Ta cảm nhận trong con người của bác Phi-líp là tấm lòng hào hiệp, hết sức nhân từ. Cảm động trước tình cảm của hai mẹ con bác muốn chia sẻ một phần nỗi đau, nỗi buồn mà hai mẹ con chị Blăng-sốt đã phải nhận. Với tấm lòng nhân ái, thương yêu con người của bác Phi-líp, bác thực sự là một người đàn ông có thể gửi gắm niềm tin.

Người phụ nữ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ Xi-mông bao lâu nay là mẹ của em, chị Blăng-sốt. Chỉ vì một lầm lỡ, sinh ra Xi-mông không có bố, chị đã vất vả một mình nuôi nấng Xi-mông. Dành cho con tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, chị không bao giờ muốn con trai mình phải buồn bã vì bất cứ chuyện gì. Và thực sự, Xi-mông chưa bao giờ buồn và thấy thiếu vắng trong gia đình bóng dáng của người bố. Có thể nói em đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, mà không thấy vắng cha. Cho đến khi, con bị bạn bè chế giễu, buồn khóc với mẹ, chị ôm lấy con mà trong lòng đau xót tê tái, chị thấy hổ thẹn, đau đớn tột cùng, mà không thể nói thành tiếng. Nỗi đau chị đã phải chịu đựng hàng bao năm nay, tưởng chừng như có thể quên đi vĩnh viễn.

Nỗi đau khổ càng tăng lên càng cho ta thấy nhân cách của chị là một người phụ nữ đức hạnh, người mẹ rất đỗi yêu con đồng thời là một con người giàu lòng tự trọng. Một mình nuôi dưỡng con mà không có sự giúp đỡ của chồng, chị vẫn làm tốt trong vai trò của cả cha và mẹ. Ngôi nhà mà hai mẹ con chị đang sống là một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Chỉ cần nhìn vẻ ngoài của ngôi nhà, ta vẫn nhận thấy trong gia đình có bàn tay của một người phụ nữ đảm đang, chị đã sắp xếp cho hai mẹ con một cuộc sống ngăn nắp. Tuy gia đình còn khó khăn, còn nghèo, nhưng luôn ấm áp, bởi nó được sưởi ấm bằng chính tình yêu thương của mẹ. Khi con dẫn một người lạ về nhà, lại nhận làm bố, chị cảm thấy hổ thẹn và lòng tự trọng của mình bị tổn thương. Điều này càng chứng tỏ nhân cách trong sáng của một người phụ nữ đức hạnh.

Thông qua truyện ngắn “Bố của Xi-mông”, tác giả muốn gửi đến người đọc một thông điệp: “Con người hãy sống với nhau bằng tình yêu thương, cảm thông chia sẻ, đừng bao giờ sống tàn nhẫn, cười cợt trên nỗi đau của người khác”. Người đọc cũng cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bền chặt không bao giờ thay đổi. Đó chính là bài học cho chúng ta hãy sống nhân ái, thương yêu, luôn giúp đỡ mọi người – một bài học triết lí sâu sắc đối với mỗi chúng ta.

Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông - mẫu 3

Truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã khắc họa thành công tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-sốt, qua đó tác giả nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương con người.
 Nhà văn viết truyện ngắn theo trình tự sự việc, qua từng sự việc đó, các nhân vật thể hiện tâm trạng và tính cách của mình. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung là tình cảm của họ dành cho nhau rất chân thành.

Xi-mông là em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em lớn lên trong sự dạy dỗ của mẹ mà thiếu tình thương của bố. Đến khi đi học, ngày đầu tiên em đến trường đã bị sự chế giễu của bạn bè. Hoàn cảnh đó đã làm em tuyệt vọng và em quyết tìm đến cái chết. Tuy nhiên, cũng như bao đứa trẻ khác, em là người ham chơi đến nỗi quên mất ý định ban đầu của mình. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ý nghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Phi­lip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngây thơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em. Nếu như trong truyện Những đứa trẻ, nhà văn Go-rơ-ki thể hiện lòng thương cảm đối với những em bé sống thiếu tình thương của mẹ thì trong truyện Bố của Xi-mông,Mô-pa-xăng lại thông cảm với số phận của những em bé sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha. Tình thương và lòng nhân ái luôn hiện hữu trong mỗi chi tiết truyện. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. 

Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.

Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông - mẫu 4

Truyện ngắn “Bố của Xi-mông” kể về nỗi tủi nhục của một em bé “không có bố” với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo.

Bé Xi-mông và mẹ em – chị Blang-sốt thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trọng lòng độc giả nhiều thương cảm.

Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng” đã bị lầm lỡ tình yêu… Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt “cao lớn, xanh xao” phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời. Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ dùng những lời “ác độc” nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đã dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ “‘quỷ quái” hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn tả thể xác lẫn tâm hồn.

Bị bọn trẻ xua đuổi, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em không thể sống trong tủi nhục vì “không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi gian khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố”.

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu ta đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “dương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ”. Em khóc nức nở. Em “chi khóc mà thôi”. Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lí bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé “không có bố”.

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn “cao lớn, rau tóc đen quăn… nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã “lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”. Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em là Blăng-sôì.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động.

Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em “một ông bố”. Đọan đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay trả về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họạ đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: “Chú có muốn làm bố cháu không?”. Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: “Có chứ, chú có muốn” thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái lên Phi-lip vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: “Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé!”. Có bố đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc” (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn “như ném một hòn đá”:

“Bố tao ấy, bố tao là Phi-lip”.

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện “Bố của Xi-mông”, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi- mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sông, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

“Không có bố thì đau khổ!”, “Có bố thì hạnh phúc”. Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu !

Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông - mẫu 5

Với hàng chục tiểu thuyết, khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi Mô-pa-xăng, nhà văn vĩ đại Pháp cuối thế kỷ XIX trở thành bất tử. Cuộc đời nhà văn là những trang buồn. Có lẽ vì thế nên ông mới viết về thân phận con người với nhiều cảm thương thân thiết thế?

Truyện ngắn Bố của Xi-mông kể về nỗi tủi nhục của một em bé "không có bố" với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo. Bé Xi-mông và mẹ em chị Blăng-sốt thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trong lòng độc giả nhiều thương cảm. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là "một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu. Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt "cao lớn, xanh xao" phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời. Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố.

Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ hạ lưu dùng những lời "ác độc" nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đẩy dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ "quỷ quái" hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn.

Bị bọn trẻ "xua đuổi", bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em phải chết. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố". Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi đau khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà "không có bố".

Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu tả đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dill nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh "giương tròn con mắt có vành vàng" hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: "Người em rung lên, em quỳ xuống và em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ". Em khóc nức nở. Em "chỉ khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lý bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé "không có bố".

Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn "'cao lớn, râu tóc đen quăn, nhãn hậu" đã đến với Xi-mông. Chú đã "lau khô" đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi cm với tình thương của một con người "có phép lạ": "Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu một ông bố". Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu buồn cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em-chị Blăng-sốt.

Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em "một ông bố". Đoạn đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay đưa về với mẹ.

Tính cách bé Xi-mông được khắc họa đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: "Chú có muốn làm bố cháu không?". Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: "Có chứ, chú có muốn" thì tâm hồn em "hoàn toàn khuây khỏa" và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào "có bố". Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: "Chú Phi-líp, chú lù bố cháu đấy nhé!". Có bố, đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. "Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn "như ném một hòn đá":

"Bố tao ấy, bố tao là Phi-líp".

Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ!

Đọc truyện Bố của Xi-mông, ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi-mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sông, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt.

"Không có bố thì đau khổ!", "Có bố thì hạnh phúc!". Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu!

Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông - mẫu 6

Trong chúng ta, ai cũng mong có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, có đủ cha mẹ và sống trong bầu không khí yêu thương. Nhưng không phải ai cũng có được sự may mắn đó. Cậu bé Xi-mông trong tác phẩm Bố của Xi-mông luôn khao khát yêu thương và ước mong về một cuộc sống gia đình đầy đủ cha mẹ. Em phải chịu cảnh bất hạnh khi sống thiếu hụt tình cảm của người bố. Vì vậy, em đã nhận sự châm chọc, chê cười từ các bạn, đó như những mũi dao vô tình khứa vào trái tim thơ dại, bé bỏng. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố” nên tìm ra bờ sông với ý định tự tử, để xoa dịu nỗi đau trong lòng. Thật đáng thương cho một tâm hồn thơ dại, em cũng khát khao một hạnh phúc bình thường như bao đứa trẻ khác. Em khóc nức nở như giải tỏa bao nỗi ấm ức trong lòng. Và rồi, bác Phi-lip xuất hiện như chiếc phao cầu cứu, như cơn mưa tưới mát tâm hồn em. Em mong mỏi được gọi một tiếng bố và bác Phi-lip đã nhận lời. Đó như một cái kết có hậu, khao khát nhỏ nhoi trong em đã thành hiện thực khi được gọi đầy đủ hai tiếng mẹ cha. Truyện gửi gắm một thông điệp đến chúng ta: Hãy đối xử yêu thương, cảm thông, đừng cười cợt trên nỗi bất hạnh của người khác. Đó là tiếng lòng cảm thông cảm tác giả với những em bé bất hạnh, thiếu thốn tình thương như cậu bé Xi-mông.

Phân tích nhân vật Xi-mông qua đoạn trích Bố của Xi-mông - mẫu 7

Guy đơ Mô-pa-xăng (1850 - 1893) là nhà văn Pháp nổi tiếng thế giới. Tuy chỉ sống đến hơn bốn mươi tuổi nhưng ông đã sáng tác một khối lượng tác phẩm lớn gồm một số tiểu thuyết như Một cuộc đời (1883). Ông bạn đẹp (1885) và hơn ba trăm truyện ngắn. Các tác phẩm của ông phản ánh chân thực tình hình xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

Bài văn Bố của Xi-mông trích từ truyện ngắn cùng tên. Nội dung kể về chị Blăng-sốt bị một gã đàn ông lừa dối, sinh ra bé Xi-mông. Khi Xi- mông đi học, em bị đám học trò chế giễu là đứa con hoang không có bố. Xi- mông buồn tủi, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong. Rất may, em gặp bác Phi-líp. Bác dẫn em về nhà với mẹ. Em muốn bác Phi-líp là bố và bác đã nhận lời. Nhưng bọn trẻ vẫn trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là chồng của mẹ Xi-mông thì làm sao là bố của Xi-mông được?! Sau đoạn trích này, tác giả kể rằng vì thương Xi-mông mà bác Phi-líp đã cầu hôn với cô Blăng-sốt. Từ đó, Xi-mông có một người bố thật sự, chỗ dựa vững chắc của em trong cuộc đời.

Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện rất sinh động diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp. Qua đó, ông kín đáo nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, biết thông cảm và chia sẻ trước những nỗi bất hạnh hoặc lầm lỡ của người khác.

Bài văn chia làm 4 phần:

Phần một: Từ đầu đến ...mà chỉ khóc hoài: Nỗi buồn tủi và tuyệt vọng của cậu bé Xi-mông.

Phần hai : Từ Bỗng một bàn tay... đến ...một ông bố : Xi-mông gặp bác Phi-líp.

Phần ba: Từ Hai bác cháu... đến ...đi rất nhanh: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.

Phần bốn: Còn lại: Ngày hôm sau ở trường.

Trong đoạn trích này có ba nhân vật chính là cậu bé Xi-mông, mẹ em là chị Blăng-sốt và bác thợ rèn Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật phụ là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Chúng ta sẽ phân tích nội đung bài văn theo từng nhân vật chính.

Khi cất tiếng khóc chào đời, bé Xi-mông đã phải sống trong cảnh khổ sở, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần nhưng lớn lên, nỗi đau không có bố mới thực sự dằn vặt cậu bé.

Trong bài này không có chi tiết nào nói hình dáng của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết : Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại. Vẻ ngoài ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh sống và tính cách của một đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc.

Xi-mông là đứa trẻ bất hạnh, nỗi đau không có bố lúc nào cũng day dứt làm cho trái tim nhỏ bé của em rớm máu.

Nỗi đau đớn, tủi nhục thể hiện qua ý nghĩ và hành động của Xi-mông. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì nỗi bất hạnh không có bố khiến em không thiết sống nữa. May mà cảnh vật thiên nhiên đẹp đẽ xung quanh khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ nên không dám làm điều dại dột. Xi-mông khóc cho vơi bớt nỗi tủi hờn: Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ . Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.

Xi-mông đang trong tâm trạng chới với thì gặp bác Phi-líp. Nghe bác hỏi, em thổn thức không nói nên lời: Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố. Bác Phi-líp dẫn em về nhà. Gặp mẹ, em vừa mừng, vừa tủi: Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố. Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông vốn là một cô gái nhẹ dạ, cả tin nên đã bị phụ tình, khiến cho con trai mình không có bố. Thực ra, chị là người thật thà và từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng. Bản chất của chị thể hiện phần nào qua hình ảnh ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Điều đó nói lên rằng chị tuy nghèo nhưng sống khá nề nếp.

Nhìn thấy chị, bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối.

Nghe con kể là bị các bạn đánh vì không có bố, đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Khi nghe con hỏi Phi-lip: Bác có muốn làm bố cháu không ? thì chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường hai tay ôm ngực.

Bác Phi-lip là một người thợ rèn cao lớn, rậm râu, tóc đen và quăn, vẻ mặt nhân hậu. Ngay từ lúc mới gặp Xi-mông, bác đã rất thương em. Bác đã đem đến cho cậu bé niềm hạnh phúc to lớn và bất ngờ. Bác gặp Xi-mông đúng lúc em đang tuyệt vọng, định nhảy xuống sông. Bác Phi-lip đã đem lại cho em niềm hi vọng bằng một câu khẳng định là muốn trở thành bố của em. Điều đó an ủi Xi-mông rất nhiều. Bác Phi-lip tốt bụng đã cứu Xi-mông ra khỏi tay thần chết.

Nhưng Xi-mông vẫn chưa được yên ổn học hành. Bọn trẻ vẫn tiếp tục làm cho em đau khổ vì "bố Phi-lip của em không phải là bố hẳn hoi, tức là không phải chồng của mẹ em.

Ở đoạn tiếp theo, tác giả kể là bác Phi-líp vì thương cậu bé Xi-mông nên đã ngỏ lời cầu hôn với chị Blăng-sốt.

Bác Phi-lip đến nhà chị Blăng-sốt, mong chị chấp thuận để bác trở thành ông bố hẳn hoi của Xi-mông. Từ đó, bé Xi-mông không bị đứa trẻ nào bắt nạt nữa. Bác thợ rèn nhân hậu đã giải thoát Xi-mông khỏi sự tủi hổ và đem lại niềm vui sướng và tự hào cho cậu bé. Hành động của bác Phi-lip là một việc làm nhân đạo cao cả.

Không chỉ đem lại niềm vui cho bé Xi-mông, bác Phi-lip còn mang lại hạnh phúc cho chị Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông. Trong lời yêu cầu được làm một người bố hẳn hoi của Xi-mông, bác Phi-lip đã thể hiện thái độ trân trọng đối với chị Blăng-sốt. Chỉ qua những cuộc chuyện trò ngắn ngủi, bác Phi-lip đã nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của chị. Tuy rằng chị đã một lần lầm lỡ, dẫn đến hậu quả là cả hai mẹ con đều phải chịu đau buồn, nhưng chị chỉ đáng thương mà không đáng trách, vì bản tính chị không phải là người phóng túng, lẳng lơ. Bác thừa nhận chị là một phụ nữ tốt bụng, can đảm và nề nếp.

Để có thể đem lại hạnh phúc cho hai mẹ con cậu bé Xi-mông, bác Phi¬lip đã phải cố gắng rất nhiều để vượt qua những thành kiến cổ lỗ của người đời. Bác Phi-lip nhận thêm sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình từ những người thợ rèn tốt bụng để có thêm sức mạnh chống lại những quan niệm hẹp hòi về giá trị của người phụ nữ. Bác đã trở thành đại diện của sự công bằng và lòng nhân ái. Bác Phi-lip đã đem lại cho chị Blăng-sốt cơ hội làm một người vợ xứng đáng của một người đàn ông tử tế. Hơn thế, bác đã khẳng định giá trị nhân cách của chị. Đó là một hạnh phúc bất ngờ và to lớn đối với Blăng-sốt.

Hành động đầy tình nhân ái của bác thợ rèn Phi-líp khiến cho câu chuyện kết thúc có hậu. Bác đã làm cho những người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay, ngắn nhất khác: