5+ Cảm nhận khổ 2 Đoàn thuyền đánh cá (điểm cao)

Tổng hợp các bài văn Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lớp 9 hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Cảm nhận khổ 2 Đoàn thuyền đánh cá - mẫu 1

"Đoàn thuyền đánh cá" là một trong những bài thơ đặc sắc của Huy Cận được viết sau cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong quá trình lao động sản xuất. Đặc biệt, ở khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã cất vang lời hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, đồng thời, thể hiện  khí thế lao động hăng say của người ngư dân. Mở đầu khổ thơ thứ hai là âm thanh của những câu hát. Người dân chài đang ca vang lời hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, mong chờ một mùa đánh bắt bội thu. Việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê "cá bạc, cá thu" kết hợp với phép so sánh "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" đã gợi lên cho ta hình ảnh những đoàn cá nối tiếp nhau dài như bất tận. Những loài cá vẫn "đêm ngày" bơi thành từng đoàn đông đúc tạo ra thứ ánh sáng hấp dẫn như mời gọi người ngư dân. Trước sự trù phú của biển cả, người lao động cất vang lời hát gọi cá vào. Họ chỉ mong chờ chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió và cá xếp đầy khoang. Câu thơ "Ta hát bài ca gọi cá vào" vang lên thật thiết tha và ân tình thể hiện niềm mong mỏi chân thành của những người lao động. Họ hi vọng một mùa cá bội thu để cuộc sống được thêm ấm no, hạnh phúc. Vậy bằng việc sử dụng những biện pháp tu từ  kết hợp với những hình ảnh thơ đặc sắc, Huy Cận đã mở ra trước mắt người đọc sự giàu có của biển khơi và tinh thần hăng say lao động của người ngư dân trong công cuộc lao động sản xuất. 

Dàn ý Cảm nhận khổ 2 Đoàn thuyền đánh cá

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận (những nét khái quát về cuộc đời, con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)

- Giới thiệu vấn đề: phân tích khổ 2 bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".

2. Thân bài

- Hai câu thơ đầu:

+ "Hát rằng": gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu.

+ Thủ pháp liệt kê: "cá bạc", "cá thu" cùng biện pháp so sánh cá thu với "đoàn thoi" dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.

- Câu thơ "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng":

+ "Đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục.

+ Không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau "dệt" nên một tấm lưới với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông.

+ Gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng.

+ Thể hiện được không khí lao động hăng say của người lao động

- Câu thơ kết thúc khổ thơ:

+ Câu thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá

+ Ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài.

3. Kết bài

- Khái quát những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ và nêu cảm nhận của bản thân.

Cảm nhận khổ 2 Đoàn thuyền đánh cá - mẫu 2

Huy Cận là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nếu trước cách mạng tháng Tám năm 1945, những vần thơ của ông luôn mang cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế thì sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều tìm tòi, khám phá mới với đề tài mang cảm hứng vũ trụ nhưng tràn đầy niềm vui. Và có thể nói, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", sáng tác năm 1958, là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông sau cách mạng. Mỗi khổ trong bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những cảm nhận rất riêng và đặc biệt, khổ thơ thứ 2 trong tác phẩm đã cất lên lời ca ngợi ca sự giàu có của biển cả và hình ảnh của những người dân nơi miền biển.

Hai câu thơ mở đầu khổ thơ thứ hai của bài thơ tác giả viết:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển đông như đoàn thoi

Từ "hát rằng" mở đầu khổ thơ đã gợi lên niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn của những người dân làng chài và đó còn là sự hứa hẹn một chuyến ra khơi bội thu. Và để rồi, trong lời hát ngập tràn niềm vui ấy, với việc thủ pháp liệt kê - kể ra hai loài cá có giá trị kinh tế cao - "cá bạc", "cá thu" cùng biện pháp so sánh cá thu với "đoàn thoi" dường như tác giả đã cất lên lời ca về sự giàu có của biển cả.

Thêm vào đó, trong khổ thơ, tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa độc đáo, từ đó gợi lên trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa.

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Từ "đêm ngày" đặt ở đầu câu thơ như khẳng định tính liên tục, không kể ngày đêm những loài cá ấy vẫn cùng nhau "dệt" nên một tấm lưới với "muôn luồng sáng" giữa biển cả mênh mông. Đồng thời, hình ảnh này còn gợi lên những vệt nước lấp lánh được tạo nên khi đoàn cá bơi lội dưới ánh trăng. Đặc biệt, qua hình ảnh này cũng thể hiện được không khí lao động hăng say, không kể ngày đêm của người lao động. Và để rồi, từ sự cảm nhận, ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển cả, câu thơ khép lại khổ thơ như một ca, một lời mời gọi thiết tha và trìu mến đối với những đàn cá "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi". Nhưng có lẽ, ẩn sau lời mời gọi thiết tha ấy chính là ước mơ, là mong muốn đánh bắt được nhiều hải sản của những người dân làng chài và những điều đó xét đến cùng là ước mơ, là khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của họ.

Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" với việc sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo cũng các biện pháp tu từ hấp dẫn đã cất lên lời ca, tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả. Đồng thời, khổ thơ cũng thể hiện không khí lao động hăng say và niềm mong ước của những người lao động làng chài.

Cảm nhận khổ 2 Đoàn thuyền đánh cá - mẫu 3

Huy Cận là tác giả có nhiều bài thơ đặc sắc. Thơ ông trước cách mạng tháng Tám thường mang giọng điệu u buồn. Nhưng sau cách mạng hồn thơ của ông đã đổi khác, mang màu sắc tươi sáng hơn. Tiêu biểu cho giọng thơ trong sáng, vui tươi phải kể đến bài "Đoàn thuyền đánh cá". Ở khổ thứ hai của bài, tác giả đã làm nổi bật sự giàu có của biển cả và tinh thần lao động hăng say của người lao động.

Nếu người đi rừng có bài ca đi rừng thì người đi biển lại có bài ca về biển: 

"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi"

Nhịp thơ 2/2/3 kết hợp với dấu ":" đã tạo cho lời thơ âm điệu nhẹ nhàng, du dương như lời hát của người ngư dân. Đó là câu hát thể hiện niềm vui, niềm hi vọng vào một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, cá chất đầy khoang. Tác giả sử dụng phép so sánh "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" đã gợi lên hình ảnh cá thu ở biển thường đi theo hàng như đoàn thoi. Điều đó còn thể hiện kinh nghiệm phong phú của người dân trong công việc của mình.

Hai câu cuối của khổ thơ thứ hai thể hiện mong ước của người đánh bắt về một mùa cá bội thu:

"Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng,

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"

"Đêm ngày" là khoảng thời gian tuần hoàn, khép kín, diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ. Những đoàn cá nối tiếp nhau như đoàn thoi giờ đây biến thành tấm thảm lớn, dệt lên "muôn luồng sáng". Đây là một liên tưởng, so sánh thú vị của nhà thơ Huy Cận. Từ đó, gợi lên trước mắt người đọc vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của biển khơi bao la. Câu thơ cuối "Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi" thể hiện mong ước chân thành của người đi biển. Họ mong ước một chuyến ra khơi mưa lặng, gió hòa và thu hoạch được nhiều cá tôm. 

Ở hai khổ thơ cuối, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc, kết hợp với những hình ảnh thơ giàu sức gợi tác giả đã làm nổi bật bức tranh biển khơi giàu có và tinh thần lao động hăng say của người ngư dân. Từ đó, nhà thơ muốn ngợi ca vẻ đẹp của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để xây dựng cuộc sống thêm ấm no, hạnh phúc. 


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học