Chuyên đề Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất lớp 8 (Chuyên đề dạy thêm Toán 8)
Tài liệu chuyên đề Phương trình bậc nhất và hàm số bậc nhất Toán lớp 8 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Toán 8.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ (Chuyên đề) Phương pháp giải Toán 8 (cơ bản, nâng cao) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chủ đề 25: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Dạng 1: KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
A. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương trình một ẩn
Phương trình ẩn \(x\) có dạng \[A(x) = B(x)\,(1)\], trong đó \(A(x);B(x)\) là các biểu thức của cùng biến \(x\).
Nếu với \(x = {x_0}\) ta có \(A\left( {{x_0}} \right) = B\left( {{x_0}} \right)\) thì \(x = {x_0}\) là nghiệm của phương trình \(A(x) = B(x)\) (ta còn nói \({x_0}\) thỏa mãn hay nghiệm đúng phương trình đã cho).
Một phưong trình có thể có một, hai, ba,... nghiệm hoặc không có nghiệm nào, hoặc có vô số nghiệm.
Phưong trình không có nghiệm gọi là phương trình vô nghiệm.
2. Phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trinh bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng: \(ax + b = 0(a \ne 0)\)
B. BÀI TẬP MẪU
Bài tập mẫu 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn? Chỉ ra các hệ số nếu là phương trình bậc nhất một ẩn.
a. \[3x - 5 = 0\]
b. \[0x + 7 = 0\]
c. \[ - x + \frac{1}{2} = 0\]
d. \[5{x^2} - 9 = 0\]
e. \[\frac{5}{2} - \frac{4}{3}x = 0\]
f. \[\frac{1}{x} - 8 = 0\]
g. \[2x + y = 0\]
h. \[\sqrt 2 x - 1 + \sqrt 3 = 0\]
Hướng dẫn giải
a. \(3x - 5 = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = 3\) và \(b = - 5\)
b. \(0x + 7 = 0\) không phải là phương trình bậc nhất
c. \( - x + \frac{1}{2} = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = - 1\) và \(b = \frac{1}{2}\)
d. \(5{x^2} - 9 = 0\) không phải là phương trình bậc nhất
e. \(\frac{5}{2} - \frac{4}{3}x = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = - \frac{4}{3}\) và \(b = \frac{5}{2}\)
f. \(\frac{1}{x} - 8 = 0\) không phải là phương trình bậc nhãt
g. \(2x + y = 0\) không phải là phương trình bậc nhất
h. \(\sqrt 2 x - 1 + \sqrt 3 = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = \sqrt 2 \) và \(b = - 1 + \sqrt 3 \)
Bài tập mẫu2 :
a.Xét xem \[x = - 1\] có phải là nghiệm của phương trình \({x^2} - 2x = {x^3} + 3x - 1\) hay không
b. Xét xem \[x = 2\] có phải là nghiệm của phương trình \(\left( {x - 3} \right)\left( {{x^2} + 1} \right) = 2x - 5\) hay không
HDG
a. Ta có \({\left( { - 1} \right)^2} - 2\left( { - 1} \right) = 3 \ne {\left( { - 1} \right)^3} + 3\left( { - 1} \right) - 1 = - 5\)
Nên \(x = - 1\) không là nghiệm của phương trình \({x^2} - 2x = {x^3} + 3x - 1\).
b. Ta có \(\left( {2 - 3} \right)\left( {{2^2} + 1} \right) = - 5 \ne 2.2 - 5 = - 1\)
Nên \(x = 2\) không là nghiệm của phương trình \(\left( {x - 3} \right)\left( {{x^2} + 1} \right) = 2x - 5\).
Bài tập mẫu 3. Tìm m sao cho phương trình:
a.\[2x--3m = x + 9\] nhận \[x = - 5\] là nghiệm
b.\(4x + {m^2} = 22\) nhận \[x = 5\] là nghiệm
HDG
a. Do \(x = - 5\) là nghiệm phương trình \(2x - 3m = x + 9\).
Thay vào: \(2.\left( { - 5} \right) - 3m = \left( { - 5} \right) + 9\)
Nên: \( - 10 - 3m = 4\)
Do đó : \( - 3m = 4 + 10\)
Hay \(m = \frac{{14}}{{ - 3}}\).
Vậy để \(x = - 5\) là nghiệm phương trình \(2x - 3m = x + 9\) thì \(m = \frac{{ - 14}}{3}\).
b. Do \(x = 5\) là nghiệm phương trình \(4x + {m^2} = 22\).
Thay vào: \(4.5 + {m^2} = 22\)
Nên: \(20 + {m^2} = 22\)
Do đó: \({m^2} = 22 - 20\)
Suy ra: \({m^2} = 2\) hay \(m = \pm \sqrt 2 \)
Vậy để \(x = 5\) là nghię̂m phương trình \(4x + {m^2} = 22\) thì \(m = \pm \sqrt 2 \).
C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc nhất một ẩn? Chỉ ra các hệ số a,b nếu là phương trình bậc nhất một ẩn.
a. \[\frac{{\sqrt 2 }}{2}--6x = 0\]
b. \[9{x^3} + 120 = 0\]
c. \[4 - 0x = 0\]
d. \[\frac{{x + 1}}{3} = 0\]
e. \(\frac{1}{5}x = 0\)
f. \[\left( {{m^2} + 2} \right)x + 4m = 0\]
Bài tập 2.
a. Xét xem \[x = 2\] có phải là nghiệm của phương trình \[12--6x = 0\] hay không?
b. Xét xem \(x = - 40\) có phải là nghiệm của phương trình\[2x + x + 120 = 0\] hay không?
c. Xét xem \(x = 5\) có phải là nghiệm của phương trình\[x--5 = 3--x\] hay không?
d.Xét xem \(x = - 1\) có phải là nghiệm của phương trình\[7--3x = 9--x\] hay không?
e. Xét xem \(x = 9\) có phải là nghiệm của phương trình\(\frac{{ - 5}}{9}x + 1 = \frac{2}{3}x - 10\) hay không?
f. Xét xem \(x = 0\) có phải là nghiệm của phương trình\[2\left( {x + 1} \right) = 3 + 2x\] hay không?
Bài tập 3: Tìm m sao cho phương trình:
a.\[x--9m = 2x + 7\] nhận \[x = - 4\] là nghiệm
b.\(4{x^2} + {m^2} = 2x + 67\) nhận \[x = 2\] là nghiệm
D. HƯỚNG DẪN GIẢI HOẶC ĐÁP ÁN
Bài tập 1:
a. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2} - 6x = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = - 6\) và \(b = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
b. \(9{x^3} + 120 = 0\) không phải là phương trình bậc nhất
c. \(4 - 0x = 0\) không phải là phương trình bậc nhất
d. \(\frac{{x + 1}}{3} = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = \frac{1}{3}\) và \(b = \frac{1}{3}\)
e. \(\frac{1}{5}x = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = \frac{1}{5}\) và \(b = 0\)
f. \(\left( {{m^2} + 2} \right)x + 4m = 0\) là phương trình bậc nhất với \(a = {m^2} + 2 \ne 0\) và \(b = 4m\)
Bài tập 2:
a. \(x = 2\) là nghiệm của phương trình \(12 - 6x = 0\).
b. \(x = - 40\) là nghiệm của phương trình \(2x + x + 120 = 0\)
c. \(x = 5\) không phải là nghiệm của phương trình \(x - 5 = 3 - x\)
d. \(x = - 1\) là nghiệm của phương trình \(7 - 3x = 9 - x\)
e. \(x = 9\) có phải là nghiệm của phương trình \(\frac{{ - 5}}{9}x + 1 = \frac{2}{3}x - 10\)
f. \(x = 0\) không phải là nghiệm của phương trình \(2\left( {x + 1} \right) = 3 + 2x\)
Bài tập 3:
a. Vì \(x = - 4\) là nghiệm của phương trình \[x--9m = 2x + 7\]
Thay vào \( - 4 - 9m = 2\left( { - 4} \right) + 7\)
Nên \( - 9m = - 8 + 7 + 4\)
Do đó \( - 9m = 3\)
Hay \(m = - \frac{1}{3}\)
b. Vì \(x = 2\)là nghiệm của phương trình \(4{x^2} + {m^2} = 2x + 67\)
Thay vào \({4.2^2} + {m^2} = 2.2 + 67\)
Nên \({m^2} = 4 + 67 - 16\)
Do đó \({m^2} = 55\)
Hay \(m = \pm \sqrt {55} \).
Dạng 2 : GIẢI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT
A. PHƯƠNG PHÁP
Lần lượt thực hiện các bước sau để giải phương trình dạng này :
Bước 1: Quy đồng mẫu rồi khử mẫu hai vế(nếu có mẫu số).
Bước 2: Bỏ ngoặc bằng cách nhân đa thức; hoặc dùng quy tắc dấu ngoặc.
Bước 3: Chuyển vế: Chuyển các hạng tử chứa ẩn qua vế trái; các hạng tử tự do qua vế phải. (Chú ý: Khi chuyển vế hạng tử thì phải đổi dấu hạng tử đó).
Bước 4: Thu gọn bằng cách cộng trừ các hạng tử đồng dạng đưa về dạng $a x+b=0$
Bước 5:
+ Nếu a khác 0 . Phương trình có nghiệm là : \(S = \left\{ { - \frac{b}{a}} \right\}\)
+ Nếu \(a = 0\) và \(b \ne 0\) thì phương trình vô nghiệm. Tập nghiệm là : \(S = \emptyset \)
+ Nếu \(a = 0\) và \(b = 0\) thì phương trình vô số nghiệm. Tập nghiệm là : \(S = \mathbb{R}\)
Lưu ý : Để đỡ trình bày, ở dấu '...' là : 'Tập nghiệm của phương trình là: "
B. BÀI TẬP MẪU
Bài tập mẫu 1 : Giải các phương trình sau:
a.\[20 - 4x = 0\] | b.\[3x--2 = 2x--3\] |
c.\[7--2x = 22 - 3x\] | d.\[8x--3 = 5x + 12\] |
e.\[x--12 + 4x = 25 + 2x--1\] | f.\[x + 2x + 3x--19 = 3x + 5\] |
g. \[11 + 8x--3 = 5x--3 + x\] | h.\[4--2x + 15 = 9x + 4--2x\] |
Hướng dẫn giải
a. Ta có: \( - 4x = - 20\)
\(x = 5\)
Vậy\(...:\,S = \left\{ 5 \right\}.\)
b. Ta có: \(3x - 2x = - 3 + 2\)
\(x = - 1\)
Vậy:...: \(S = \{ - 1\} \).
c. Ta có: \( - 2x + 3x = 22 - 7\)
\(x = 15\).
Vậy: ...: \(S = \left\{ {15} \right\}\).
d. Ta có: \(8x - 5x = 12 + 3\)
\(x = 5\)
Vậy:...: \(S = \left\{ 5 \right\}\).
e. Ta có: \(x + 4x - 2x = 25 - 1 + 12\)
\(3x = 36\)
\(x = 12\)
Vậy:...: \(S = \left\{ {12} \right\}\)
f. Ta có: \(x + 2x + 3x - 3x = 5 + 19\)
\(3x = 24\)
\(x = 8\)
Vậy:...: \(S = \left\{ 8 \right\}\)
g. Ta có: \(8x - 5x - x = - 3 + 3 - 11\)
\(2x = - 11\)
\(x = - \frac{{11}}{2}\)
Vậy:...: \(S = \left\{ { - \frac{{11}}{2}} \right\}\).
h. Ta có: \( - 2x - 9x + 2x = 4 - 4 - 15\)
\( - 9x = - 15\)
\(x = \frac{{ - 15}}{{ - 9}}\)
\(x = \frac{5}{3}\)
Vậy:...: \(S = \left\{ {\frac{5}{3}} \right\}\).
Bài tập mẫu 2 : Giải các phương trình sau:
a.\[1,2--\left( {x--0,8} \right) = --2\left( {0,9 + x} \right)\]
b.\[3,6--0,5\left( {2x + 1} \right) = x--0,25\left( {2--4x} \right)\]
c.\[2,3x--2\left( {0,7 + 2x} \right) = 3,6--1,7x\]
d. \[0,1--2\left( {0,5x--0,1} \right) = 2\left( {x--2,5} \right)--0,7\]
Hướng dẫn giải
a. Ta có: \(1,2 - x + 0,8 = - 1,8 - 2x\)
\( - x + 2x = - 1,8 - 1,2 - 0,8\)
\(x = - 3,6\)
Vậy :...: \(S = \left\{ { - 3,6} \right\}\).
b. Ta có: \(3,6 - x - 0,5 = x - 0,5 + x\)
\( - x - x - x = - 0,5 + 0,5 - 3,6\)
\( - 3x = - 3,6\)
\(x = 1,2\).
Vậy :...: \(S = \left\{ {1,2} \right\}\).
c. Ta có: \(2,3x - 1,4 - 4x = 3,6 - 1,7x\)
\(2,3x - 4x + 1,7x = 3,6 + 1,4\)
\(0x = 5\)
Vậy :...: \(S = \emptyset \)
d. Ta có: \(0,1 - x + 0,2 = 2x - 5 - 0,7\)
\( - x - 2x = - 5 - 0,7 - 0,1 - 0,2\)
\( - 3x = - 6\)
\(x = 2\)
Vậy:...: \(S = \left\{ 2 \right\}\).
Bài tập mẫu 3: Giải các phương trình sau:
a.\[3 + 2,25x + 2,6 = 2x + 5 + 0,4x\]
b. \[5x + 3,48--2,35x = 5,38--2,9x + 10,42\]
c.\({\left( {2x - 1} \right)^2} - {\left( {2x - 3} \right)^2} = 4(x + 3)\)
d. \(\left( {x + 5} \right)\left( {2x - 1} \right) = \left( {2x - 3} \right)\left( {x + 1} \right)\)
Hướng dẫn giải
a. Ta có: \(2,25x - 2x - 0,4x = 5 - 2,6 - 3\)
\( - 0,5x = - 0,6\)
\(x = \frac{{ - 0,6}}{{ - 0,5}}\)
\(x = 4\)
Vậy:...: \(S = \{ 4\} \).
b. Ta có: \(5x - 2,35x + 2,9x = 5,38 + 10,42 - 3,48\)
\(5,55x = 12,32\)
\(x = \frac{{12,32}}{{5,55}}\)
\(x = \frac{{1232}}{{555}}\)
Vậy:...: \(S = \left\{ {\frac{{1232}}{{555}}} \right\}\).
c. Ta có: \({\left( {2x - 1} \right)^2} - {\left( {2x - 3} \right)^2} = 4\left( {x + 3} \right)\)
\(4{x^2} - 4x + 1 - 4{x^2} + 12x - 9 = 4x + 12\)
\(4x = 20\)
\(x = 5\).
Vậy:..: \(S = \left\{ 5 \right\}\).
d. Ta có: \(\left( {x + 5} \right)\left( {2x - 1} \right) = \left( {2x - 3} \right)\left( {x + 1} \right)\)
\(2{x^2} + 9x - 5 = 2{x^2} - x - 3\)
\(10x = 2\)
\(x = \frac{1}{5}\)
Vậy:...: \(S = \left\{ {\frac{1}{5}} \right\}\).
................................
................................
................................
Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Toán lớp 8 các chương hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều