Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập (hay, chi tiết)



Bài viết Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán lớp 8.

I. Lý thuyết

1. Đa giác

- Đa giác A1A2...An là hình gồm n đoạn thẳng A1A2; A2A3; …; AnA1 trong đó không có bất kỳ hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cùng nằm trên một đường thẳng.

    Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)         Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)                              

              Hình a                              Hình b

Hình a là đa giác ABCDEF là hình gồm 6 cạnh hay còn gọi là lục giác

Hình b là đa giác GHIJK là hình gồm 5 cạnh hay còn gọi là ngũ giác

- Đa giác có n đỉnh gọi là hình n – giác hay hình n cạnh.

- Đường chéo của đa giác là đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau của đa giác đó.

- Số đường chéo của đa giác được tính theo công thức:

nn32 với n là số đỉnh của đa giác và n > 3

- Tổng số đo các góc trong một hình n – giác là:

n2.180° với n là số đỉnh, n > 2

2. Đa giác lồi

Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trên nửa mặt phẳng với bờ là đường thẳng chứa một cạnh bất kỳ của đa giác.

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Đa giác ABCDEF là một đa giác lồi do đa giác luôn nằm trên nửa mặt phẳng có bờ là một đường thẳng chứa một cạnh bất kỳ của đa giác.

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Đa giác GHIJK không phải đa giác lồi vì đa giác không nằm hoàn toàn trên nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh JK.

Chú ý: Từ nay, khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là đa giác lồi.

3. Đa giác đều

- Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Số đo mỗi góc trong đa giác đều n đỉnh được tính theo công thức:

n2.180°n với n là số đỉnh, n > 2.

II. Dạng bài tập

Dạng 1: Nhận dạng đa giác, đa giác lồi, đa giác đều

Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa về đa giác, đa giác đều, đa giác lồi.

Ví dụ 1: Cho ngũ giác ABCDE. Kẻ các đường chéo AC và AD. Kể tên các đa giác có trong hình vẽ

Lời giải:

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Các đa giác có trong hình vẽ là:

Tam giác ABC; ACD; ADE

Tứ giác ABCD; ACDE

Ngũ giác là ABCDE

Ví dụ 2: Cho các hình vẽ sau

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Giải thích tại sao hai đa giác trên không phải đa giác lồi

Lời giải:

 Đa giác ABCDE không phải đa giác lồi vì đa giác không nằm hoàn toàn trong nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh DC.

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Đa giác GIJKLH không phải đa giác lồi vì đa giác không nằm hoàn toàn trong nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh LK.

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Ví dụ 3: Cho hình thoi ABCD có A^=60°. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh MBNPDQ là lục giác đều.

Lời giải:

Đa giác, đa giác lồi, đa giác đều và cách giải bài tập hay, chi tiết (ảnh 1)

Vì ABCD là hình thoi nên AB = BC = CD = DA

Lại có M là trung điểm của AB BM=AM=12AB

N là trung điểm của BC CN=NB=12BC

P là trung điểm của CD PC=PD=12DC

Q là trung điểm của AD AQ=QD=12AD

Do đó: AM = BM = CN = NB = CP = PD = AQ = QD  (1)

Xét tam giác AQM có:

AQ=AMQAM^=60°

ΔAQM là tam giác đều

AM=MQ (2)

Do ABCD là hình thoi

QAM^=NCP^=60° (tính chất)

Xét tam giác CPN có

CP=CNNCP^=60°

ΔCPN là tam giác đều

CN=PN (3)

Từ (1); (2); (3)  BM = BN = NP = PD = DQ = QM (*)

Xét hình thoi ABCD có

A^=C^=60°B^=D^=120°(4)

Ta có: AMQ^BMQ^ là hai góc kề bù

BMQ^+AMQ^=180°

AMQ^=60° do tam giác AMQ đều

BMQ^+60°=180°

BMQ^=120° (5)

Chứng minh tương tự ta được các góc DQM^=BNP^=DPN^=120° (6)

Từ (4); (5); (6)

B^=D^=BMQ^=DQM^=BNP^=DPN^=120°(**)

Xét lục giác MBNPDQ có:

BM = BN = NP = PD = DQ = QM (theo (*))

B^=D^=BMQ^=DQM^=BNP^=DPN^=120° (theo (**))

Vậy lục giác MBNPDQ là lục gác đều.

Dạng 2: Tính góc và số đường chéo của đa giác

Phương pháp giải: Áp dụng các công thức về tính góc và đường chéo của đa giác

- Số đường chéo của đa giác được tính theo công thức:

nn32 với n là số đỉnh của đa giác và n > 3

- Tổng số đo các góc trong một hình n – giác là:

n2.180° với n là số đỉnh, n > 2

Số đo mỗi góc trong đa giác đều n đỉnh được tính theo công thức:

n2.180°n với n là số đỉnh

Ví dụ 1: Tính số đường chéo của một hình lục giác.

Lời giải:

Vì lục giác là hình có 6 đỉnh nên áp dụng công thức tính số đường chéo của đa giác ta có:

Số đường chéo của hình lục giác là:

nn32=6632=9 (đường chéo)

Ví dụ 2: Một đa giác đều có n cạnh. Mỗi góc của nó bằng 156°. Tính số cạnh của đa giác đó.

Lời giải:

Áp dụng công thức tính số đo mỗi giác trong đa giác đều ta có:

n2180°n=156°

n2180°=n156°

n.180°360°=n.156°

n.180°n.156°=360°

n180°156°=360°

n.24°=360°

n=360°:24°

n=15

Vậy đa giác đều này có 15 cạnh.

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho hình lục giác ABCDEF. Kẻ các đường chéo AC, AD, AE. Kể tên các đa giác có trong hình.

Bài 2: Tính tổng số đo các góc của một đa giác có 12 cạnh.

Bài 3: Tính số đường chéo của một bát giác.

Bài 4: Đa giác có 14 đường chéo thì có bao nhiêu cạnh.

Bài 5: Chứng minh trung điểm các cạnh của một ngũ giác đều là các đỉnh của một ngũ giác đều.

Bài 6: Mỗi góc của một đa giác đều n cạnh có số đo là 144°. Tính n.

Bài 7: Tính tổng các góc ngoài của một ngũ giác.

Bài 8: Chứng minh tổng số đo các góc ngoài của một đa gíac lồi là 360°.

Bài 9: Cho ngũ giác đều ABCDE, hai đường chéo AC và BE cắt nhau tại điểm K. Chứng minh tứ giác ACDE là hình thang cân và CDEK là hình thoi.

Bài 10: Cho tam giác ABC đều cạnh bằng a. Vẽ về phía ngoài tam giác ABC các hình chữ nhật ABEF, BCIJ và CAGH sao cho AF = BJ = CH = x.

a) Chứng minh: JEF^=EFG^=FGH^=GHI^=HIJ^=IJE^;

b) Tìm hệ thức liên hệ giữa x2a2 để hình lục giác EFGHIJ là lục giác đều.

IV. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính số đường chéo của các đa giác đều có số cạnh lần lượt là: 8; 9; 10.

Bài 2. Cho hình chữ nhật ABCD. Các điểm E, F, G, H là trung điểm của các cạnh của hình chữ nhật. Tìm điều kiện của hình chữ nhật ABCD để các điểm E, F, G, H trở thành các đỉnh của một tứ giác đều.

Bài 3. Cho một đa giác lồi gồm n cạnh. Tìm công thức tính số đường chéo của đa giác ấy. Tính số đường chéo của đa giác khi n = 9.

Bài 4. Cho tam giác ABC. Các điểm D, E, F là trung điểm của các cạnh của tam giác. Tìm điều kiện của tam giác ABC sao cho D, E, F tạo thành một tam giác đều.

Bài 5. Cho hình thoi ABCD. Các điểm E, F, G, H là trung điểm của các cạnh của hình thoi. Tìm điều kiện của hình thoi ABCD sao cho E, F, G, H tạo thành một đa giác đều.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học