Chia đa thức cho đơn thức (trường hợp chia hết) lớp 8 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Chia đa thức cho đơn thức (trường hợp chia hết) lớp 8 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Chia đa thức cho đơn thức (trường hợp chia hết).

1. Phương pháp giải

– Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

Chú ý: Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu mọi hạng tử của A đều chia hết cho B.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Thực hiện phép tính:

a) (x3 + 12x2 – 5x) : x;

b) (3x4y3 – 9x2y2 + 15xy3) : 3xy2.

Hướng dẫn giải

a) (x3 + 12x2 – 5x) : x

= (x3 : x) + (12x2 : x) – (5x : x)

= x2 + 12x – 5.

b) (3x4y3 – 9x2y2 + 15xy3) : 3xy2

= (3x4y3 : 3xy2) – (9x2y2 : 3xy2) + (15xy3 : 3xy2)

= x3y – 3x + 5y.

Ví dụ 2. Tính giá trị biểu thức:

a) A = (15x5y3 – 10x3y2 + 20x4y4) : 5x2y2 tại x = 1; y = 2;

b) B=(5x5y4z+12x4y2z3-2xy3z2):(-14xy2z) tại x = y = z = – 1.

Hướng dẫn giải:

a) Thực hiện phép tính:

A = (15x5y3 – 10x3y2 + 20x4y4) : 5x2y2

    = (15x5y3 : 5x2y2) – (10x3y2 : 5x2y2) + (20x4y4 : 5x2y2)

    = 3x3y – 2x + 4x2y2.

Thay x = 1 và y = 2 vào biểu thức A đã thu gọn, ta được:

3. 13. 2 – 2. 1 + 4. 12. 22 = 6 – 2 + 16 = 20.

Vậy giá trị biểu thức A tại x = 1; y = 2 là 20.

b) B=(5x5y4z+12x4y2z3-2xy3z2):(-14xy2z)

=5x5y4z:(-14xy2z)+12x4y2z3:(-14xy2z)-2xy3z2:(-14xy2z)

= -20x4y2-2x3z2+8yz.

Thay x = y = z = – 1 vào biểu thức B đã thu gọn, ta được:

– 20.(–1)4.(–1)2 – 2.(–1)3.(–1)2 + 8.(–1).(–1)

= –20 + 2 + 8 = – 10.

Vậy giá trị biểu thức B tại x = y = z = – 1 là –10.

3. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Kết quả phép tính (x8y8 + 2x5y5 + 7x3y3) : (– 2xy3) là

A. -12x7y5-x4y2-72x2;

B. -12x7y5+x4y2+72x2y;

C. -12x8y3-x5y2-72x3y;

D. -12x8y5+x5y2-72x3.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có:

(x8y8 + 2x5y5 + 7x3y3) : (–2xy3)

= x8y8 : (–2xy3) + 2x5y5 : (–2xy3) + 7x3y3 : (–2xy3)

= -12x7y5-x4y2-72x2.

Bài 2. Giá trị của biểu thức P = (13x2y5-53x5y2) : – 2x2y2 tại x = – 2 và y = – 1 là

A. -132;

B. -92;

C. 132;

D. 416.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Thực hiện phép tính:

P = (13x2y5-53x5y2):(-2x2y2)

=13x2y5:(-2x2y2)-53x5y2:(-2x2y2)

= -16y3+56x3.

Thay x = – 2 và y = – 1 vào biểu thức P đã thu gọn, ta được:

-16.(-1)3+56.(-2)3=16-203= -132.

Bài 3. Kết quả phép chia đa thức –2x3y2z + 8x2y3z2 – 10x4yz2cho đơn thức –2xyz ta được

A. x2y – 4xy2z + 5x2z;

B. xy2 – 4xyz + 5x3z;

C. xy2 – 4xy2z + 5xz3;

D. x2y – 4xy2z + 5x3z.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Ta có:

(–2x3y2z + 8x2y3z2 – 10x4yz2) : (–2xyz)

= – 2x3y2z : (– 2xyz) + 8x2y3z2 : (– 2xyz) – 10x4yz2 : (– 2xyz)

= x2y – 4xy2z + 5x3z.

Bài 4. Chia đa thức x7y4 – 2xy3 cho đơn thức – 3x3y ta thu được đa thức có bậc là

A. 5;

B. 6;

C. 7;

D. 8.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Ta có: (x7y4 – 2x3y3) : (– 3x3y)

= x7y4 : (– 3x3y) – 2x3y3 : (– 3x3y)

=-13x4y3+23y2.

Đa thức thương nhận được có bậc là 7.

Bài 5. Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu mọi hạng tử của A ... cho B. Điền vào chỗ ...?

(I) đều chia dư;

(II) đều chia hết.

Khẳng định nào đúng?

A. Chỉ (I) đúng;

B. Chỉ (II) đúng;

C. Cả (I), (II) sai;

D. Cả (I), (II) đúng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu mọi hạng tử của A đều chia hết cho B.

Bài 6. Biểu thức P = 5x2yz3 : yz2 – 3x2y5z : xy – (2x2yz + 3xy2z – xyz) : xyz có giá trị tại x = y = z = 1 là

A. 4;

B. –2

C. – 3;

D. 6.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có:

P = 5x2yz3 : yz2 – 3x2y5z : xy – (2x2yz + 3xy2z – xyz) : xyz

   = 5x2z2 – 3xy4z – 2x2yz : (xyz) – 3xy2z : (xyz) + xyz : (xyz)

   = 5x2z2 – 3xy4z – 2x – 3y + 1.

Thay x = y = z = 1 vào biểu thức P đã thu gọn, ta được:

5. 12. 12 – 3. 1. 14 .1 – 2. 1 – 3. 1 + 1

= 5 – 3 – 2 – 3 + 1 = –2.

Bài 7. Rút gọn biểu thức (9x2y2 – 6x2y3) : (–3xy)2 + (6x2y + 2x4) : 2x2 ta được đa thức có bậc là

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có:

(9x2y2 – 6x2y3) : (–3xy)2 + (6x2y + 2x4) : 2x2

= (9x2y2 – 6x2y3) : (9x2y2) + 6x2y : (2x2) + 2x4 : (2x2)

= 9x2y2 : (9x2y2) – 6x2y3 : (9x2y2) + 3y + 2x2

=1-23y+3y+2x2

=1+73y+2x2.

Đa thức nhận được ở trên có bậc bằng 2.

Bài 8. Tổng các hệ số của lũy thừa bậc sáu, lũy thừa bậc năm và lũy thừa bậc hai trong kết quả của phép chia (3a5b3 – 7a4b3 + 5a2b2 – ab2 – 12ab) : (– 0,2ab) là

A. – 15;

B. – 35;

C. – 5;

D. – 25.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: C

Thực hiện phép tính:

(3a5b3 – 7a4b3 + 5a2b2 – ab2 – 12ab) : (– 0,2ab)

= – 15a4b2 + 35a3b2 – 25ab + 5b + 60.

Hạng tử bậc 6 là – 15a4b2;

Hạng tử bậc 5 là 35a3b2;

Hạng tử bậc hai là – 25ab.

Vậy tổng các hệ số của lũy thừa bậc năm, lũy thừa bậc bốn và lũy thừa bậc hai trong kết quả của phép nhân là:

– 15 + 35 + (– 25) = – 5.

Bài 9. Bằng cách đặt z = x2 + 7, xét phép chia sau:

[2,5y3(x2 + 7)3 – 3,5y2(x2 + 7) + 4y(x2 + 7)4 – 12y(x2 + 7)] : 5y(x2 + 7).

Thương của phép chia trên là

A. – 0,5y2z2 – 0,7yz + 0,8z3 – 2,4z;

B. 0,5y2z2 + 0,7y – 0,8z3 – 2,4z;

C. – 0,5y2z2 + 0,7y + 0,8z3 – 2,4;

D. 0,5y2z2 – 0,7y + 0,8z3 – 2,4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

[2,5y3(x2 + 7)3 – 3,5y2(x2 + 7) + 4y(x2 + 7)4 – 12y(x2 + 7)] : 5y(x2 + 7).

Đặt z = x2 + 7, khi đó ta có:

[(2,5y3z3 – 3,5y2z + 4yz4 – 12yz) : 5yz

= 0,5y2z2 – 0,7y + 0,8z3 – 2,4.

Bài 10. Cho M = x6yn – 12x9y4 và N = 24xny3 (n ∈ ℕ). Các giá trị của n để M chia hết cho N là

A. n ∈ {3; 4; 5; 6};

B. n ∈ {4; 5; 6; 7};

C. n ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6};

D. n ∈ {3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Ta thực hiện phép tính như sau:

M : N = x6yn – 12x9y4 : (24xny3)

 = x6yn : (24xny3) – 12x9y4 : (24xny3)

Để M chia hết cho N thì x6yn chia hết cho 24xny3 và 12x9y4 chia hết cho 24xny3

⦁ x6yn chia hết cho 24xny3 khi và chỉ khi 6 ≥ n; n ≥ 3 hay 3 ≤ n ≤ 6.

⦁ 12x9y4 chia hết cho 24xny3 khi và chỉ khi 9 ≥ n.

Từ hai điều kiện trên ta có 3 ≤ n ≤ 6.

Mà n ∈ ℕ nên n ∈ {3; 4; 5; 6}.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 8 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học