15 Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp lớp 8 (có đáp án)

Bài viết 15 Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp có đáp án gồm các dạng bài tập về Chia đa thức một biến đã sắp xếp lớp 8 từ cơ bản đến nâng cao giúp học sinh lớp 8 biết cách làm bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp.

1. Phương pháp giải

Để giải bài toán chia đa thức một biến đã sắp xếp, ta thực hiện theo các bước:

Bước 1. Nhân số chia với một biểu thức sao cho giá trị khi nhân bằng giá trị mũ cao nhất của số bị chia.

Bước 2. Lấy đa thức bị chia trừ đi tích vừa nhân được.

Bước 3. Quay về bước 1 đến khi dư cuối cùng bằng 0 (phép chia hết) hoặc đa thức dư có bậc nhỏ hơn bậc của đa thức chia (phép chia có dư).

Nếu các đa thức có chứa tham số m, ta vẫn thực hiện theo 3 bước như đã nêu.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Thực hiện phép tính: (6x2 + 18x + 12) : (2x + 4).

Lời giải:

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy (6x2 + 18x + 12) : (2x + 4) = 3x + 3

Ví dụ 2. Thực hiện phép tính: (2x3 + 3x2 – 3x – 2) : (x2 + 1).

Lời giải:

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy (2x3 + 3x2 – 3x – 2) : (x2 + 1) = 2x + 3 dư (–5x – 5)

3. Bài tập tự luyện

Bài 1: Kết quả của phép chia ( 7x3 - 7x + 42 ):( x2 - 2x + 3 ) là ?

   A. - 7x + 14   B. 7x + 14

   C. 7x - 14   D. - 7x - 14

Lời giải:

Ta có phép chia

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Chọn đáp án B.

Bài 2: Phép chia x3 + x2 - 4x + 7 cho x2 - 2x + 5 được đa thức dư là ?

   A. 3x - 7.   B. - 3x - 8.

   C. - 15x + 7.   D. - 3x - 7.

Lời giải:

Ta có phép chia

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Dựa vào kết quả của phép chia trên,, ta có đa thức dư là - 3x - 8.

Chọn đáp án B.

Bài 3: Hệ số a thỏa mãn để 4x2 - 6x + a chia hết có x - 3 là ?

   A. a = - 18.   B. a = 8.

   C. a = 18.   D. a = - 8.

Lời giải:

Ta có phép chia

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Phép chia trên có số dư là ( a + 18 )

Để 4x2 - 6x + a chia hết có x - 3 ⇔ a + 18 = 0 ⇔ a = - 18.

Chọn đáp án A.

Bài 4: Thực hiện phép chia: (4x4 + x + 2x3 - 3x2) : (x2 + 1) ta được số dư là :

A. – x + 7

B. 4x2 + 2x - 7

C. 4x2 – 2x + 7

D. x – 7

Lời giải:

Ta có: 4x4 + x + 2x3 - 3x2 = 4x4 + 2x3 – 3x2 + x

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy: (4x4 + x + 2x3 - 3x2) = (4x2 + 2x – 7 ).(x2 +1) – x + 7

Chọn đáp án A

Bài 5: Thực hiện phép chia (3x3 + 2x + 1 ) : (x + 2) ta được đa thức dư là :

   A. 10     B. -9

   C. – 15     D. – 27

Lời giải:

Ta có:

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy số dư của phép chia đã cho là –27

Chọn đáp án D

Bài 6: Thực hiện phép chia (-4x4 + 5x2 + x ) : (x2 + x) ta được kết quả là:

A. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 - 4x + 9) - 6x

B. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(4x2 + 4x + 9) + 12x

C. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 + 4x + 9) - 8x

D. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x). ( 4x2 - 4x + 9) + 10x

Lời giải:

Ta có:

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy –4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 + 4x + 9) - 8x

Chọn đáp án C

Bài 7: Cho phép chia: (x3 + 9x2 + 27x + 27) : (x + 3). Tìm khẳng định sai?

A. Đây là phép chia hết

B. Thương của phép chia là: (x + 3)2

C. Thương của phép chia là: x2 + 6x + 9

D. Số dư của phép chia là: x – 3 .

Lời giải:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ:

(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 ta được:

(x3 + 9x2 + 27x + 27) : (x + 3) = (x + 3)3 : (x + 3) = (x + 3)2 = x2 + 6x +9

Vậy phéo chia đã cho là phép chia hết có thương là: (x + 3)2 = x2 + 6x + 9.

Chọn đáp án D

Bài 8: Thực hiện phép chia: (x2y + 4xy + 3y ) : (x + 1) ta được thuơng là:

   A. xy + 3     B. x + 3y

   C. x + y + 3     D. y. (x + 3)

Lời giải:

Ta có: x2y + 4xy + 3y = y.(x2 + 4x + 3)

= y.[(x2 + x ) + (3x + 3)]

= y.[x.(x + 1) + 3(x + 1)]

= y.(x + 3).(x+1 )

Vậy: (x2y + 4xy + 3y ) : (x + 1) = y.(x + 3).(x + 1) : (x + 1) = y.(x + 3).

Chọn đáp án D

Bài 9: Tìm a để phép chia (x3 – 4x + a): (x – 2) là phép chia hết:

   A. a = 0     B. a = 4

   C. a = -8     D. a = 8

Lời giải:

Ta có:

Bài tập Chia đa thức một biến đã sắp xếp | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Để phép chia đã cho là phép chia hết khi và chỉ khi phần dư bằng 0. Do đó, a =0

Chọn đáp án A

Bài 10: Làm tính chia: (9x3y2 + 10x4y5 - 8x2y2) : x2y2

   A. 9x + 10x2y2     B. 9 + 10x2y2 - 8

   C. 9x + 10x2y3 – 8     D. Đáp án khác

Lời giải:

Ta có: (9x3y2 + 10x4y5 - 8x2y2) : x2y2

= 9x3y2 : x2y2 + 10x4y5 : x2y2 - 8x2y2 : x2y2

= 9x + 10x2y3 - 8

Chọn đáp án C

Bài 11: Kết quả của phép chia (2a3 + 7ab2 – 7a2 – 2b3) : (2a – b) là

A. (a – b)(a – 2b)

B. (a + b)2   

C. (a – b)(b – 2a)

D. a – b

Lời giải

Ta có 2a3 + 7ab2 – 7a2 – 2b3

= 2(a3 – b3) – 7ab(a – b)

= 2(a – b)(a2 + ab + b2) – 7ab(a – b)

= (a – b)(2a2 – ab – 4ab + 2b2)

= (a – b)[a(2a – b) – 2b(2a – b)]

= (a – b)(2a – b)(a – 2b)

Nên (2a3 + 7ab2 – 7a2 – 2b3) : (2a – b)

= (a – b)(2a – b)(a – 2b) : (2a – b) = (a – b)(a – 2b)

Đáp án cần chọn là: A

Bài 12: Kết quả của phép chia (x4 – x3y + x2y2 – xy3) : (x2 + y2) là

A. (x – y)    

B. x(x – y)  

C. x2 – y     

D. x2 + xy

Lời giải

Ta có x4 – x3y + x2y2 – xy3

= x4 + x2y2 – (x3y + xy3)

= x2(x2 + y2) – xy(x2 + y2)

= (x2 + y2)(x2 – xy) = (x2 + y2)x(x – y)

Nên (x4 – x3y + x2y2 – xy3) : (x2 + y2)

= (x2 + y2)x(x – y) : (x2 + y2) = x(x – y)

Đáp án cần chọn là : B

Bài 13: Xác định a để đa thức 27x2 + a chia hết cho 3x + 2

A. x = 6      

B. a = 12    

C. a = -12   

D. a = 9

Lời giải

Ta có:

Trắc nghiệm Chia đa thức một biến đã sắp xếp có đáp án

Suy ra 27x2 + a + (3x + 2)(9x – 6) + a + 12

Để phép chia trên là phép chia hết thì R = a + 12 = 0 ⇔ a = -12

Đáp án cần chọn là: C

Bài 14: Xác định a để đa thức 10x2 – 7x + a chia hết cho 2x – 3

A. a = 24    

B. a = 12    

C. a = -12   

D. a = 9

Lời giải

(10x2 – 7x + a) ⁝ (2x – 3)

Trắc nghiệm Chia đa thức một biến đã sắp xếp có đáp án

Để 10x2 – 7x + a chia hết cho 2x – 3 thì a + 12 = 0 ⇔ a = -12

Đáp án cần chọn là: C

Bài 15: Để đa thức x4 + ax2 + 1 chia hết cho x2 + 2x + 1 thì giá trị của a là

A. a = -2     

B. a = 1      

C. a = -1     

D. a = 0

Lời giải

Trắc nghiệm Chia đa thức một biến đã sắp xếp có đáp án

Phần dư của phép chia đa thức x4 + ax2 + 1 chia hết cho x2 + 2x + 1 là

R = (-4 – 2a)x – a – 2

Để phép chia trên là phép chia hết thì R = 0 ⇔ (-4 – 2a)x – a – 2 = 0 với mọi x

Trắc nghiệm Chia đa thức một biến đã sắp xếp có đáp án

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 8 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học