Tổng hợp lý thuyết Chương 2 phần Hình học Toán 6 có đáp án
Bài viết Tổng hợp lý thuyết Chương 2 phần Hình học lớp 6 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Chương 2 phần Hình học.
1. Nửa mặt phẳng bờ a
a. Mặt phẳng
+ Một mặt bàn, mặt bẳng, một tờ giấy trải rộng… cho ta hình ảnh của mặt phẳng
+ Mặt phẳng không bị hạn chế về mọi phía
b. Nửa mặt phẳng
+ Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chỉa ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a
+ Hai nửa mặt phẳng có bờ chung gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau
2. Tia nằm giữa hai tia
Cho ba tia Ox; Oy; Oz chung gốc. Lấy điểm M ∈ Ox; N ∈ Oy(M; N không trùng với O)
Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
3. Góc
Góc là hình gồm hai tia chung gốc . Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc . Hai tia là hai cạnh của góc
Kí hiệu:
4. Góc bẹt
Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau
5. Vẽ góc
Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)
+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o
+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước
Nhận xét: Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo
6. Điểm nằm trong góc
Điểm nằm trong góc
Khi hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là điểm nằm trong góc xOy nếu tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khi đó tia OM nằm trong góc xOy
Nếu tia OM nằm trong góc xOy thì mọi điểm thuộc tia OM đều nằm trong góc xOy
7. Đo góc
+ Mỗi góc có một số đo xác định, lớn hơn 0 và không vượt quá 180o
+ Số đo của góc bẹt là 180o
8. So sánh hai góc
+ Góc ∠A và ∠B bằng nhau nếu số đo hai góc của chúng bằng nhau. Kí hiệu ∠A = ∠B
+ Góc A có số đo lớn hơn số đo góc B thì góc A lớn hơn góc B. Kí hiệu ∠A > ∠B
9. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù
+ Góc vuông là góc có số đo bằng 90o. số đo góc vuông còn được kí hiệu là 1v
+ Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o và nhỏ hơn 90o
+ Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o và nhỏ hơn 180o
Chú ý: Đơn vị đo góc là độ, phút giây: 1o = 60'; 1' = 60''
10. Hai góc kề nhau, phụ nhau, kề bù
a. Hai góc kề nhau
+ Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là đường thẳng chứa cạnh chung
+ Hai góc ∠xOy và ∠xOy là hai góc kề nhau vì có cạnh Oy chung và hai cạnh Ox; Oz nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Oy
b. Hai góc phụ nhau
Hai góc phụ nhau là hai tổng số đo bằng 90o
Ví dụ:
Nếu ∠A = 30o và ∠B = 60o thì ∠A và ∠B là hai góc phụ nhau ( vì ∠A + ∠B = 180o )
c. Hai góc bù nhau
Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o
d. Hai góc kề bù
+ Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau ( hai góc có 1 cạnh chung và 2 cạnh 2 cạnh còn lại là 2 tia đối nhau, , tổng số đo hai góc bằng 180° )
+ Hai góc xOy và yOz trên hình vẽ vẽ là hai góc kề bù vì có cạnh Oy chung và hai cạnh Ox và Oz là hai tia đối nhau và tổng số đo hai góc bằng 180°.
11. Tia phân giác của một góc
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau
Từ định nghĩa ta suy ra
Tia Oz là tia phân giác của ∠xOy ⇔ ∠xOz = ∠zOy và tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy
Hoặc tia Oz là tia phân giác cuả
Hoặc tia Oz là tia phân giác của
12. Định nghĩa đường tròn
Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R)
13. Tam giác ABC là gì?
Định nghĩa: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB; BC; CA khi ba điểm A; B; C không thẳng hàng
Nhận xét: Một tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc
Ví dụ: Tam giác ABC có ba cạnh AB; BC; CA ba đỉnh A; B; C và ba góc ∠A; ∠B; ∠C
Câu 1: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thằng a cắt các đoạn thằng AB, AC và không đi qua A, B, C.
a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a.
b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a không?
Lời giải:
a) Hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a là:
+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa A
+ Nửa mặt phẳng bờ a chứa B và C
b) Đoạn thẳng BC không cắt đường thẳng a. (chú ý không nhầm lẫn giữa đường thẳng với đoạn thẳng)
Câu 2: Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B . Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB . Vẽ ba tia OA, OB, OM.
Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
Lời giải:
Tia OM nằm giữa hai tia OA và OB (vì tia OM cắt đoạn thẳng AB tại điểm M nằm giữa A và B
Câu 3: Năm tia phân biệt, chung gốc O là OA, OB, OC, OD, OE tạo thành các góc kề liên tiếp. Biết ∠AOB = 30°, ∠BOC = 80°, ∠COD = 70°, ∠DOE = 30°
a) Chứng minh rằng A, O, D thẳng hàng.
b) Tính góc ∠EOA = ?
c) Ba điểm B, O, E có thẳng hàng không?
Lời giải:
a) Ta có: ∠AOD = ∠AOB + ∠BOC + ∠COD = 30° + 80° + 70° = 180°
⇒ A, O, D thẳng hàng.
b) ∠EOA và ∠DOE là hai góc kề bù vì A, O, D thẳng hàn theo câu a
⇒ ∠EOA = 180° - 30° = 150°
c) Ta có: ∠EOB = ∠EOA + ∠AOB
⇒ EOB = 150° + 30° = 180°
⇒ B, O, E thẳng hàng.
Câu 4: Cho 3 tia chung gốc Ox, Oy, Oz. Biết ∠xOy = 30°; ∠yOz = 50°. Tính ∠xOz = ?
Lời giải:
Xét hai trường hợp
+ Nếu hai tia Ox, Oz nằm trong hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng chứa tia Oy thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz
Khi đó: ∠xOz = ∠xOy + ∠yOz = 30° + 50° = 80°
+ Nếu hai tia Ox, Oz nằm trong nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa tia Oy thì ∠xOy < ∠zOy
⇒ Tia Ox nằm giữa hai tia Oy, Oz
Khi đó: ∠xOz = ∠yOz - ∠xOy = 50° - 30° = 20°
Câu 5: Đổi thành độ, phút
a) 15,25° b) 30,5°
Lời giải:
a) Ta có: 15,25° = 15.(1°/4) = 15°15' = 915'
b) Ta có: 30,5° = 30.(1°/2) = 30°30' = 1830'
Câu 6: Ở hình, hai tia OI, OK đối nhau. Tia OI cắt đoạn thẳng AB tại I. Biết ∠KOA = 120°, ∠BOI = 45°. Tính ∠KOB, ∠AOI, ∠BOA
Lời giải:
Ta có:
+ ∠KOB = 180° - 45° = 135°
+ ∠AOI = 180° - 120° = 60°
+ ∠BOA = 45° + 60° = 105°
Câu 7: Cho hình vẽ
a) Gọi tên các cặp góc kề nhau tại đỉnh O trong hình vẽ
b) Cho biết số đo các góc tại đỉnh O
c) Cho biết những cặp góc phụ nhau tại đỉnh O
Lời giải:
a) Các cặp góc kề nhau tại đỉnh O là: ∠mOn và ∠nOw; ∠mOn và ∠nOz; ∠mOn và ∠nOt; ∠mOw và ∠zOw;
∠mOw và ∠tOw; ∠mOz và ∠zOt; ∠wOn và ∠zOw; ∠wOn và ∠tOw; ∠wOz và ∠zOt.
b) Số đo các góc ở đỉnh O là: ∠mOt = 180°; ∠mOw = 90°; ∠nOw = 60°; ∠wOz = 45°
c) Các cắp góc phụ nhau tại đỉnh O là: ∠mOn và ∠nOw; ∠wOz và ∠zOt.
Câu 8: Cho đường thẳng xx' và một điểm O nằm trên đường thẳng ấy. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng xx', lấy hai điểm A, B sao cho ∠x'OA = 150° và ∠BOx = 30°. Chứng tỏ Ox là tia phân giác của góc ∠AOB ?
Lời giải:
Ta có: ∠x'OA và ∠xOA là hai góc kề bù, ta tính được: ∠xOA = 30°
Tia Ox nằm giữa hai tia OA, OB và ∠xOA = ∠xOB
Suy ra Ox là tia phân giác của góc ∠AOB
Câu 9: Vẽ 2 góc kề bù ∠xOy và ∠x'Oy, biết xOy = 130°, Gọi Ot là tia phân giác của ∠xOy. Hãy tính:
a) ∠yOt = ?; ∠x'Ot = ?
b) Vẽ tia phân giác On của ∠x'Oy. Tính góc ∠nOt = ?
Lời giải:
a) Vì tia Ot là tia phân giác của ∠xOy
Câu 10: Cho đường thẳng a và điểm A ∈ a, một độ dài R = 4cm
a) Các điểm M trong mặt phẳng có khoảng cách đến điểm A bằng 4cm thì nằm trên đường nào
b) Trên đường thẳng a có bao nhiêu điểm cách điểm A một đoạn 4cm. Xác định các điểm ấy
Lời giải:
a) Các điểm M cách A một khoảng bằng 4cm thì nằm trên đường tròn tâm A, bán kính là 4cm
b) Trên đường thẳng a có hai điểm M1, M2 cách điểm A một khoảng bằng 4cm. M1, M2 là giao điểm của đường thẳng a với đường tròn tâm A, bán kính là 4cm
Câu 11: Cho hai điểm A, B cách nhau một khoảng bằng 4cm
a) Các điểm cách A một khoảng 3cm nằm trên đường nào? Cách điểm B một khoảng 2cm nằm trên đường nào?
b) Tìm điểm M có khoảng cách đến A một đoạn 3cm và có khoảng cách đến B một đoạn 2cm. Có bao nhiêu điểm như vậy?
Lời giải:
a) Các điểm cách A một khoảng 3cm nằm trên đường tròn tâm A bán kính 3cm
Các điểm cách B một khoảng 2cm nằm trên đường tròn tâm B bánh kính 2cm
b) Các điểm M có MA = 3cm và MB = 2cm là giao điểm của hai đường tròn (A; 3) và (B; 2)
Có hai điểm M thỏa mãn bài toán.
Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 6 có đáp án chi tiết hay khác:
- Bài tập Tia phân giác của góc
- Lý thuyết Đường tròn
- Bài tập Đường tròn
- Lý thuyết Tam giác
- Bài tập Tam giác
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều