Lý thuyết Đường tròn lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Lý thuyết Đường tròn lớp 6 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Đường tròn.

Lý thuyết Đường tròn lớp 6 (hay, chi tiết)

1. Định nghĩa đường tròn

Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R)

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Chú ý:

Với mọi điểm M nằm trong mặt phẳng thì:

   + Nếu OM < R thì điểm M nằm trong đường tròn (O;R)

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

   + Nếu OM = R thì điểm M nằm trên (thuộc) đường tròn (O;R)

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

   + Nếu OM > R thì điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R)

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

2. Định nghĩa hình tròn

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

3. Cung, dây cung, đường kính

   + Hai điểm A,B nằm trên đường tròn chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn (cung) . Hai điểm A,B là hai mút của cung

   + Đoạn thẳng AB nối hai mút của cung gọi là một dây cung

   + Dây cung đi qua tâm là đường kính

Đường kính dài gấp đôi bán kính và là dây cung lớn nhất

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Với hình vẽ trên thì đoạn thẳng AB là dây cung và đoạn thẳng AC là đường kính

Khi đó AC ≥ AB

4. Ví dụ

Ví dụ 1: Cho đường thẳng a và điểm A ∈ a , một độ dài R = 4cm

a) Các điểm M trong mặt phẳng có khoảng cách đến điểm A bằng 4cm thì nằm trên đường nào

b) Trên đường thẳng a có bao nhiêu điểm cách điểm A một đoạn 4cm. Xác định các điểm ấy

Lời giải:

a) Các điểm M cách A một khoảng bằng 4cm thì nằm trên đường tròn tâm A, bán kính là 4cm

b) Trên đường thẳng a có hai điểm M1, M2 cách điểm A một khoảng bằng 4cm. M1, M2 là giao điểm của đường thẳng a với đường tròn tâm A, bán kính là 4cm

Ví dụ 2: Cho hai điểm A, B cách nhau một khoảng bằng 4cm

a) Các điểm cách A một khoảng 3cm nằm trên đường nào? Cách điểm B một khoảng 2cm nằm trên đường nào?

b) Tìm điểm M có khoảng cách đến A một đoạn 3cm và có khoảng cách đến B một đoạn 2cm. Có bao nhiêu điểm như vậy?

Lời giải:

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

a) Các điểm cách A một khoảng 3cm nằm trên đường tròn tâm A bán kính 3cm

Các điểm cách B một khoảng 2cm nằm trên đường tròn tâm B bán kính 2cm

b) Các điểm M có MA = 3cm và MB = 2 cm là giao điểm của hai đường tròn (A; 3) và (B; 2)

Có hai điểm M thỏa mãn bài toán.

Câu 1: Cho hình vẽ dưới đây, ta có hai đường tròn (O; 2cm) và (A; 2cm) cắt nhau tại C,D. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O.

a) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2cm.

b) Vì sao đường tròn (C; 2cm) đi qua O, A?

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Lời giải:

a) Vẽ đường tròn (C; 2cm)

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

b) Ta có: C ∈ (O; 2cm) ⇒ OC = 2cm

⇒ O ∈ (C; 2cm)

+ C ∈ (A; 2cm) ⇒ CA = 2cm

⇒ A ∈ (C; 2cm)

Vậy đường tròn (C; 2cm) đi qua điểm O, A

Câu 2: Trên hình sau đây, ta có hai đường tròn (A; 3cm) và (B; 2cm) cắt nhau tại C, D, AB = 4cm . Đường tròn tâm A, B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K, I.

a) Tính CA, CB, DA, DB.

b) I có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không?

c) Tính IK.

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Lời giải:

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

a) Ta có:

CA = 3cm; DA = 3 cm; CB = 2cm; DB = 2cm

b) Điểm I nằm giữa A và B

Nên ta có: AI + IB = AB = 4cm

Mặt khác,IB = 2cm nên AI = AB - IB = 4 - 2 = 2 (cm)

Vậy AI = IB = 2 (cm) nên I là trung điểm của AB

c) Ta có:

Điểm I nằm giữa A và K nên AI + IK = AK

Suy ra IK = AK - AI = 3 - 2 = 1 (cm)

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 6 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học