Bài tập Đường tròn lớp 6 (chọn lọc, có đáp án)

Bài viết Đường tròn lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Đường tròn.

Bài tập Đường tròn lớp 6 (chọn lọc, có đáp án)

Câu 1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).

B. Đường tròn tâm O, đường kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).

C. Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R/2, kí hiệu là (O; R).

D. Hình tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).

Lời giải:

Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R) nên A đúng, C sai

Nếu đường kính là R thì bán kính là Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án. Khi đó, đường tròn tâm O đường kính R là tập hợp các điểm cách O một khoảng Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án . Đáp án B sai

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. Vậy đáp án D sai

Chọn đáp án A.

Câu 2: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm trong đường tròn đó là hình tròn.

B. Dây cung không đi qua tâm là bán kính của đường tròn đó.

C. Hai điểm A và B của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai cung. Đoạn thẳng nối hai mút của một cung là dây.

D. Dây cung đi qua tâm là đường kính của đường tròn đó.

Lời giải:

Ta thấy A, C, D đúng.

B sai vì dây cung không thể là bán kính của đường tròn (theo định nghĩa dây cung)

Chọn đáp án B.

Câu 3: Nếu điểm M nằm trong đường tròn tâm O bán kính 4cm. Khi đó:

A. OM < 4cm     B. OM = 4cm     C. OM > 4cm     D. OM ≥ 4cm

Lời giải:

Vì điểm M nằm trong đường tròn tâm O bán kính 4cm nên OM < 4cm.

Chọn đáp án A.

Câu 4: Cho đường tròn (O; 5cm) và OM = 6cm. Chọn câu đúng:

A. Điểm M nằm trên đường tròn     B. Điểm M nằm trong đường tròn

C. Điểm M nằm ngoài đường tròn     D. Điểm M trùng với tâm đường tròn

Lời giải:

Ta thấy OM > R (6cm > 5cm) nên điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R)

Chọn đáp án C.

Câu 5: Cho đường tròn (M; 1,5cm) và ba điểm A, B, C sao cho OA = 1cm; OB = 1,5cm; OC = 2cm. Chọn câu đúng:

A. Điểm A nằm trên đường tròn, điểm B nằm trong đường tròn và điểm C nằm ngoài đường tròn (M; 1,5cm)

B. Điểm A và điểm C nằm ngoài đường tròn, điểm B nằm trên đường tròn (M; 1,5cm)

C. Điểm A nằm trong đường tròn, điểm B nằm trên đường tròn và điểm C nằm ngoài đường tròn (M; 1,5cm)

D. Cả ba đều nằm trên đường tròn (M; 1,5cm)

Lời giải:

Trắc nghiệm Đường tròn - Bài tập Toán lớp 6 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Đường tròn (M; 1,5cm) có tâm M và bán kính R = 1,5cm

Ta thấy:

    + OA < R (1cm < 1,5cm) nên điểm A nằm trong đường tròn (M; 1,5cm)

    + OB = R (1,5cm = 1,5cm) nên điểm B nằm trên (thuộc) đường tròn (M; 1,5cm)

    + OC > R (2cm > 1,5cm) nên điểm C nằm ngoài đường tròn (M; 1,5cm)

Chọn đáp án C.

Câu 6: Trên đường tròn có 9 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu dây cung được tạo thành từ 9 điểm đó?

A. 9     B. 18     C. 72     D. 36

Lời giải:

Số dây cung tạo thành từ 9 điểm phân biệt trên đường tròn là 9.(9 - 1)/2 = 36 dây cung.

Chọn đáp án D.

Câu 7: Cho hai đường tròn ( A; 4cm) và (B; 3cm) cắt nhau tại C, D. AB = 5cm. Đường tròn tâm A, B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K, I. Độ dài đoạn KI là?

A. 1cm

B. 2cm

C. 3cm

D. 4cm

Lời giải:

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Chọn đáp án B

Câu 8: Cho hai điểm A, B cách nhau 5cm. Vẽ đường tròn (A; 1,5cm) và đường tròn (B; 2,5cm). Đường tròn (A; 1,5cm) cắt đoạn AB tại C, đường tròn (B; 2cm) cắt đoạn AB tại D. Khẳng định nào sau đây sai?

A. Điểm C nằm trong đường tròn (B; 2cm)

B. Điểm C nằm giữa A và D

C. Điểm D nằm ngoài đường tròn (A; 1,5cm)

D. Điểm D là trung điểm của AB

Lời giải:

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

Ta có: BC > BD nên điểm C nằm ngoài đường đường tròn (B; 2,5cm). Đáp án A sai

AC < AD nên C nằm giữa A và D; và D nằm ngoài đường tròn (A; 1,5cm) . Đáp án B, C đúng

Ta có D nằm giữa A và B, và AD = BD = 2,5cm nên D là trung điểm của A

B. Đáp án D đúng

Chọn đáp án A

Câu 9: Cho hình vẽ sau, có bao nhiêu dây cung ở trong hình?

Toán lớp 6 | Lý thuyết - Bài tập Toán 6 có đáp án

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Lời giải:

Trên hình vẽ có hai dây cung là DE và FG

Chọn đáp án C

Câu 10: Cho hình vẽ sau, có bao nhiêu bán kính ở trong hình?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

Trên hình vẽ có bốn bán kính là: AF, AB, AC, AG

Chọn đáp án D

Xem thêm các phần lý thuyết, các dạng bài tập Toán lớp 6 có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học