Tính giá trị biểu thức với số thập phân lớp 6 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính giá trị biểu thức với số thập phân lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính giá trị biểu thức với số thập phân.

1. Phương pháp giải

– Phép cộng và phép nhân số thập phân cũng có các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối như phép cộng, phép nhân số nguyên và phân số như sau:

Với a, b, c là các số thập phân:

 

Phép cộng

Phép nhân

Tính chất giao hoán

a + b = b + a

a . b = b . a

Tính chất kết hợp

(a + b) + c = a + (b + c)

(a . b) . c = a . (b . c)

Tính chất phân phối

a . (b + c) = a . b + a . c

→ Sử dụng các phép toán với số thập phân, các tính chất của phép toán phép toán số thập phân, thứ tự thực hiện phép tính, quy tắc dấu ngoặc để tính giá trị của biểu thức.

Tính giá trị biểu thức với số thập phân lớp 6 (cách giải + bài tập) Chú ý: Để tính một cách nhanh chóng (hoặc tính hợp lý) các biểu thức, ta thường căn cứ vào đặc điểm của các số hạng, thừa số để áp dụng các tính chất giao hoán và kết hợp của phép toán một cách hợp lí.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1.Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính các tổng sau:

a) (– 19,75) – 67,55 + 31,75 + (– 22,45).

b) 2,97 + (– 5,36) – (– 127,03) + 45,3 + (– 24,64).

Hướng dẫn giải:

a) (– 19,75) – 67,55 + 31,75 + (– 22,45)

= (– 19,75) + 31,75 – 67,55 + (– 22,45)

= (31,75– 19,75) – (67,55 + 22,45)

= 12– 90

= – (90 – 12) = –78.

b) 2,97 + (– 5,36) – (– 127,03) + 45,3 + (– 24,64)

= 2,97 + (– 5,36) + 127,03 + 45,3 + (– 24,64)

= 2,97 + 127,03 + (– 5,36) + (– 24,64)+ 45,3

= (2,97 + 127,03) – (5,36 + 24,64) + 45,3

= 130 – 30 + 45,3

= 100 + 45,3 = 145,3.

Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức (hợp lý nếu có thể):

a) (– 7,5) + 14,5 + (– 3,5) + 4,5;

b) (15,37 – 13,37) . 0,12;

c) 21 . 0,1 – [4 – (– 3,2 – 4,8)] : 0,1.

Hướng dẫn giải:

a) (– 7,5) + 14,5 + (– 3,5) + 6,5

= (– 7,5) + (– 3,5) + 14,5 + 6,5

= – (7,5 + 3,5) + (14,5 + 6,5)

= – 11 + 21 = 21 – 11 = 10.

b) (15,37 – 13,37) . 0,12 = 2 . 0,12 = 0,24

c) 21 . 0,1 – [4 – (– 3,2 – 4,8)] : 0,1

= 21 . 0,1 – [4 – (– 8)] : 0,1

= 21 . 0,1 – [4 + 8] : 0,1

= 21 . 0,1 – 12 : 0,1

= 2,1 – 120 = – 117,9.

3. Bài tập tự luyện 

Bài 1. Không sử dụng máy tính cầm tay, giá trị của biểu thức 11,25 . (– 1,02) – 2,25 . (– 1,02) – (– 1,02) là

A. – 102;

B. – 10,2 ;

C. – 1,02;

D. – 0,102.

Bài 2. Không sử dụng máy tính cầm tay, sử dụng quy tắc dấu ngoặc tính tổng (– 23,68 + 31,2) – (2,07 + 58,75 – 9,04) ta được kết quả là

A. – 124,74;

B. 44,26;

C. – 44,26;

D. 124,74.

Bài 3. Không sử dụng máy tính cầm tay, giá trị biểu thức (153,75 – 148,375) . 0,8 + 0,5là

A. 4,8;

B. 6,9875;

C. – 3,8;

D. 4,7.

Bài 4. Giá trị biểu thức 29,65 + (– 3,72) + x 6,38 tại x = 60,35

A. 101,1;

B. – 101,1

C. – 79,9;

D. 79,9.

Bài 5. Không sử dụng máy tính cầm tay, tính hợp lý biểu thức (– 9,57) . 24,55 + (–9,57) . 75,45 ta được kết quả là

A. 9,57;

B. – 95,7;

C. 95,7;

D. – 9,57.

Bài 6. Không sử dụng máy tính cầm tay, tính nhẩm 105,5 . 0,1 – 0,0055 : 0,01 ta được kết quả là

A. 10;

B. 0,1;

C. –10;

D. 0,01.

Bài 7. Số thập phân x thỏa mãn: (5,5 . x + 1,28) : (– 4) = – 3,07 là

A. 2,6;

B. –2;

C. –2,6;

D. 2.

Bài 8. Cho a = [(0,25 – 30,75) . 0,01] – 7,83 và b = [(– 0,16 + 0,485) : 0,5] . 12,6. So sánh a và b ta được

A. a = b;

B. a > b;

C. a < b;

D. a = – b.

Bài 9. Cho 0,25(y – 3,4) = (32,6 – 19,4) : 3. Giá trị của y là

A. 21;

B. 21;

C. 45;

D. 45.

Bài 10. Giá trị biểu thức 4,75 + (– 0,37) + x + (– 1,28) + y tại x = 0,125 và y = – 2,5 là

A. 0,0725;

B. 0,725;

C. 7,25;

D. 72,5.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học