Tìm số nguyên với điều kiện cho trước lớp 6 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tìm số nguyên với điều kiện cho trước lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tìm số nguyên với điều kiện cho trước.

1. Phương pháp giải

Tìm số nguyên bằng cách liệt kê các số nguyên đồng thời các số nguyên đó thỏa mãn các điều kiện đã cho.

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Liệt kê các phần tử thuộc tập hợp sau:

A= {x  Z| -2 < x < 4}

Hướng dẫn giải:

Tập hợp A gồm các số nguyên lớn hơn -2 và nhỏ hơn 4. Nên ta có:

A= {-1; 0; 1; 2; 3}.

Ví dụ 2. Cho E = { -4; 2; 0; -1; 7; -2022}. Viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc E và là số nguyên âm.

Hướng dẫn giải:

Trong tập hợp E = { -4; 2; 0; -1; 7; -2020} có các phần tử là số nguyên âm như sau: -4;

 -1; -2022. Nên tập hợp D = {-4; -1; -2022}.

Ví dụ 3. Cho tập hợp A = {-3; 2; 0; -1; 5; -7}. Tập hợp B gồm các phần tử thuộc tập hợp A và là số nguyên dương.

Hướng dẫn giải:

Trong tập hợp A = {-3; 2; 0; -1; 5; -7} có các phần tử là số nguyên dương như sau: 2;

 5. Nên tập hợp B = {2; 5}.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho tập hợp E = {x  | -3 ≤ x < 4}. Hãy liệt kê các phần tử thuộc tập hợp E.

A. E = { -2; -1; 0; 1; 2; 3};

B. E = { -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3};

C. E = { -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4};

D. E = {-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.

Bài 2. Cho tập hợp K= {x  | -1 ≤ x < 6}. Hãy liệt kê các phần tử thuộc tập hợp K.

A. K= { -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5};

B. K= {1; 2; 3; 4; 5};

C. K= {0; 1; 2; 3; 4; 5};

D. K= { -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

Bài 3. Cho tập hợp Q = {x  Z| -3 < x < 5}. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. -3  Q;

B. 5  Q;

C. 7  Q;

D. 2  Q.

Bài 4.  Cho tập hợp P = {-2; 7; -10; -3; 5; 8; 0}. Hãy viết tập hợp D gồm các phần tử thuộc tập hợp P và lớn hơn 3. 

A. D = {7; 5; 8};

B. D = {2; 7; 8; 0};

C. D = {-2; 3; 5; -8};

D. D = {-2; -5; 8; 0}.

Bài 5. Cho tập hợp T = {4; -7; -9; 0; 15; -8; -2022}. Hãy viết tập hợp E gồm các phần tử là số nguyên âm thuộc tập T.

A. E = {-7; -9; 0; -8; -2022};

B. E = {-7; -9; -8; -2022};

C. E = {-7; -9; 15; -2022};

D. E = {4; -7; -9; -8; 0; -2022}.

Bài 6. Cho tập hợp A = {-5; 2; -1; 3; -11; -7; 0}. Biết tập hợp B gồm các phần tử là số nguyên âm thuộc tập A. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. -11  B;

B. 3  B;

C. 0  B;

D. 2  B.

Bài 7. Cho tập hợp D = {3; -2; -6; 7; 4; -9; 0; 13}

Tập hợp E gồm các phần tử là số nguyên dương của tập hợp D. Tổng các phần tử của tập hợp E là:

A. 20;

B. 33;

C. 37;

D. 27.

Bài 8. Cho tập hợp K = {-4; 5; -8; -12; 3; 7}. Biết tập hợp I gồm các phần tử thuộc tập K và lớn hơn hoặc bằng -4. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. -4  I;

B. -5  I;

C. -12  I;

D. 3  I.

Bài 9. Cho tập hợp M = {2; -1; -3; 5; 0; 15}. Biết tập hợp N gồm các phần tử là số nguyên dương thuộc tập M. Hỏi có bao nhiêu phần tử thuộc N?

A. 2;

B. 3;

C. 4;

D. 5.

Bài 10. Cho tập hợp O = {-4; 2; -1; 1; 0; -6; 5}. Biết tập hợp P gồm các phần tử là số nguyên âm thuộc tập O. Hỏi có bao nhiêu phần tử thuộc P và nhỏ hơn -3?

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 sách mới hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học